Nhiệt độ
Nam Âu buộc phải hạn chế cấp nước do nạn khan hiếm nước
Hậu quả của biến đổi khí hậu đang ngày càng rõ, khi hạn hán nghiêm trọng và ít mưa đã buộc các nước Nam Âu phải hạn chế nước uống, kênh truyền hình DW đưa tin.
Chịu sức ép từ biến đổi khí hậu do con người gây ra và tiêu thụ nước quá mức, người dân Nam Âu đang phải chịu hậu quả từ những đợt nắng nóng khắc nghiệt hơn và hạn hán kéo dài hơn, theo bản tin đăng hôm 7/7 trên trang web của DW, kênh truyền hình quốc tế của Đức.
DW cho biết, hiện các chính phủ từ Bồ Đào Nha đến Ý đang kêu gọi người dân hạn chế sử dụng nước tới mức tối thiểu. Nhưng ở một số nơi, việc này vẫn chưa đủ.
Trong khi lượng nước do tư nhân tiêu thụ ở EU chỉ chiếm 9% tổng lượng nước sử dụng, khoảng 60% được sử dụng cho nông nghiệp.
Các nhà khí hậu học xác nhận rằng sau một tháng Ba rất khô hạn với lượng mưa chỉ bằng một phần ba lượng mưa thông thường, hạn hán sau mùa xuân ở châu Âu đã làm giảm đáng kể lượng nước, theo một nghiên cứu mới của cơ quan thời tiết Đức.
Lượng mưa thiếu hụt được cho là đang xuất hiện trên hầu hết tất cả 11 khu vực châu Âu được nghiên cứu.
Nước Ý
Tình hình kịch tính nhất có lẽ ở miền Bắc nước Ý, nơi đang trải qua đợt hạn hán khắc nghiệt nhất từ những năm 1950. Hơn 100 thành phố đã được kêu gọi hạn chế tiêu thụ nước. Chính phủ Ý hôm 4/7 đã ban bố tình trạng khẩn cấp cho 5 khu vực tới cuối năm và lên kế hoạch cung cấp 36 triệu euro (37 triệu USD) trong ngắn hạn để chống khủng hoảng nước.
Do nhiều tháng hạn hán và khan hiếm mưa mùa đông, mực nước của các sông Dora Baltea và Po, sông lớn nhất ở Ý, thấp hơn bình thường 8 lần.
Bồ Đào Nha
Ngay từ mùa đông Bồ Đào Nha đã bắt đầu chuẩn bị cho một năm cực kỳ khô hạn. Đầu năm 2022, tình trạng thiếu mưa và mực nước thấp trong các đập đã khiến chính phủ phải hạn chế vận hành các nhà máy thủy điện chỉ hai giờ mỗi tuần để đảm bảo cung cấp đủ nước cho 10 triệu người dân trong ít nhất hai năm.
Tới cuối tháng 5, hạn hán nghiêm trọng đã ảnh hưởng tới gần hết đất nước.
Do tiêu thụ than, dầu và khí đốt, khả năng xảy ra hạn hán vốn thường chỉ 10 năm một lần nay đã tăng gần gấp đôi ở khu vực Địa Trung Hải. Một số vùng đang trải qua mùa khô hạn nhất trong một thiên niên kỷ.
Hiệp hội thủy lợi nông nghiệp ở các thị trấn Silves, Lagoa và Portimao tại miền Nam Bồ Đào Nha đã kích hoạt một chế độ khẩn cấp, theo đó 1.800 trang trại phải cắt giảm một nửa lượng nước tưới cho một số loại cây trồng.
Tây Ban Nha
Tây Ban Nha cũng cực kỳ khô hạn, với 2/3 tổng diện tích đất có nguy cơ bị sa mạc hóa. Theo Cục khí tượng Tây Ban Nha, đất màu đang dần bị hóa cát, đặc biệt sau mùa đông vừa qua, là mùa đông khô hạn lần thứ hai kể từ năm 1961.
Ở phía Bắc, 17 địa phương đã phải thực hiện các biện pháp quyết liệt ngay từ tháng Hai. Thị trấn Campelles ở vùng Catalonia đã chỉ cấp nước sinh hoạt trong vài giờ mỗi ngày. Trong những trường hợp khẩn cấp, chính quyền địa phương đã cấp nước bằng xô hàng ngày tại năm địa điểm trong làng.
Tây Ban Nha là nước sản xuất nông sản lớn thứ ba trong liên minh Châu Âu (EU). Ít nhất 70% tổng lượng nước ngọt được dùng cho nông nghiệp.
Mặc dù đã áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt hiệu quả trên một tỷ lệ lớn đất nông nghiệp, ít nhất 1/5 diện tích đất vẫn được tưới bằng các phương pháp không bền vững.
Để xử lý tốt hơn cuộc khủng hoảng nước, cần phải tính đến kế hoạch dài hạn, thay vì chỉ đối phó với khủng hoảng và hạn chế cấp nước, theo Tổ chức Môi trường châu Âu EEA.
Điều này nghĩa là phải đảm bảo hiệu quả cao hơn trong sử dụng nước, quản lý rủi ro sớm và chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng tiếp theo. Nó cũng có nghĩa là phải thích ứng với biến đổi khí hậu ở cấp độ cá nhân và ở các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương.
Lịch sử Hội Cấp thoát nước Việt Nam
Biến đổi nước dưới đất theo mùa ở bờ biển Bình Thuận dưới tác động của nông nghiệp và thời tiết khô hạn
Chia sẻ kinh nghiệm về công tác Bình đẳng giới với Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Đọc thêm
Hà Nội rực rỡ cờ hoa chuẩn bị Kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô
Những ngày này, mỗi nẻo đường của Hà Nội đều rộn ràng không khí chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô. Cờ hoa rực rỡ, lòng người phấn khởi nhắc nhở chúng ta về dấu son chói lọi trong lịch sử dân tộc.
Chia sẻ kinh nghiệm về công tác Bình đẳng giới với Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Để thực hiện nghiên cứu và đánh giá về công tác bình đẳng giới, VWSA cùng với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã có buổi làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)
Nâng cao hiệu quả nuôi tôm thông qua việc xử lý nguồn nước ao nuôi
Kinh ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ được dự báo tăng nhẹ vào cuối năm 2024 so với cùng kỳ năm ngoái. Do đó, bà con nông dân cần nhanh chóng nắm bắt cơ hội, nâng cao hiệu quả nuôi tôm để tìm kiếm chiếc vé “thông hành” cho tôm Việt ra thế giới.
HueWACO vinh dự nhận giải TOP Công nghiệp Việt Nam 4.0
HueWACO vinh dự đạt TOP Doanh nghiệp có sản phẩm số thông minh và giải pháp công nghệ Công nghiệp 4.0 tại Lễ biểu dương “TOP công nghiệp 4.0 Việt Nam”.
Thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập Luật Cấp, thoát nước
Bộ Xây dựng vừa có Quyết định 872/QĐ-BXD ngày 18/9/2024 về việc thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập Luật Cấp, thoát nước bao gồm các ông (bà) có tên sau:
Hội Cấp Thoát nước Việt Nam ủng hộ đồng bào chịu ảnh hưởng của bão số 3
Sáng 23/9/2024, tại Văn phòng Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA), Chủ tịch Nguyễn Ngọc Điệp đã phát động quyên góp ủng hộ nhằm chia sẻ và giúp đỡ đồng bào vùng bị bão lũ do cơn bão số 3 gây ra nhằm sớm ổn định lại cuộc sống.
Nhà máy nước sạch Sơn Thạnh chính thức đi vào vận hành
Ngày 20/09/2024, Nhà máy xử lý nước sạch Sơn Thạnh - một trong những dự án trọng điểm của DNP Water - đã chính thức đi vào vận hành sau 12 tháng thi công, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện hạ tầng cấp nước của tỉnh Khánh Hòa.
Bảo đảm cấp nước an toàn, số hoá quản lý, phát triển khách hàng
Một trong những thành quả đạt được của Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) qua thực hiện Chương trình “Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng giai đoạn 2022-2026” là công tác bảo đảm cấp nước an toàn, phát triển khách hàng và giảm thất thoát nước.
Doanh nghiệp ngành Nước chung tay hỗ trợ đồng bào ảnh hưởng bởi Bão số 3
Trước những hậu quả do cơn bão số 3 gây ra, các doanh nghiệp, hội viên Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã chung tay quyên góp, ủng hộ chính quyền và người dân các tỉnh bị ảnh hưởng bởi bão lũ.