Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Hồ Khe Lang (Hà Tĩnh) bị ô nhiễm, cá chết hàng loạt

08/08/2022 22:06

Việc cá chết hàng loạt tại hồ Khe Lang tỉnh Hà Tĩnh là do ô nhiễm tại lòng hồ và các dòng chảy về hồ do chất thải chăn nuôi và thời tiết nắng nóng, TTXVN đưa tin.

Môi trường nước mặt tại khu vực lòng hồ Khe Lang (Hà Tĩnh) bị ô nhiễm - Ảnh 1.

Cá chết trôi dạt vào bờ gây mùi hôi, thối, ô nhiễm ở đập Khe Lang. Ảnh tư liệu: Công Tường/TTXVN

Bản tin TTXVN dẫn kết quả phân tích mẫu nước của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh tại hai vị trí các dòng chảy về khu vực hồ Khe Lang, một hồ nước ngọt từng là nguồn cấp nước do người dân địa phương, thuộc địa bàn xã An Dũng, huyện Đức Thọ và xã Phú Lộc, huyện Can Lộc đều có hàm lượng các chất dinh dưỡng vượt rất cao (Amoni từ 9,33 đến 50 lần và Photphat từ 9 đến 28,5 lần).

Nguyên nhân có thể do điều kiện thời tiết mưa lớn đã cuốn theo một lượng lớn chất bẩn (bùn, mùn bã hữu cơ, phân của trâu, bò chăn nuôi thả xung quanh khu vực hồ Khe Lang, các chất ô nhiễm bề mặt) vào nguồn nước. Lượng chất bẩn này làm gia tăng độ đục trong nước khiến các thực vật thủy sinh (chủ yếu tảo) không thể quang hợp để cung cấp oxy trong nước.

Theo đó, hàm lượng thông số các chất hữu cơ COD gia tăng vượt mức giới hạn cho phép 1,1 lần và BOD5 vượt đến 2,2 lần khiến nhu cầu sử dụng oxy để các loài sinh vật phân hủy các hợp chất hữu cơ, vô cơ lớn. 

Đặc biệt, hiện tượng thời tiết nắng nóng kèm mưa trái mùa trong tháng 6 và 7/2022 đã làm nhiệt độ nước tăng cao đột ngột khiến tốc độ phân hủy càng nhanh hơn. Điều này làm thiếu hụt một lượng lớn hàm lượng oxy hòa tan trong nước và ảnh hưởng đến sức đề kháng của các loài động vật thủy sinh, từ đó dễ gây hiện tượng cá ngạt oxy và gây chết.

Mặt khác, theo địa phương cho biết, cá chết không loại trừ nguyên nhân do hoạt động kích điện để đánh bắt cá từ người dân.

Trước tình trạng ô nhiễm môi trường đáng báo động tại nguồn nước hồ Khe Lang, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo các sở, ngành và các địa phương liên quan tăng cường thanh, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường, tài nguyên nước trong lưu vực hồ Khe Lang.

UBND huyện Can Lộc, Đức Thọ yêu cầu cấp xã, các đơn vị chức năng tiếp tục theo dõi, thu gom, tiêu hủy toàn bộ số cá chết; Rà soát kỹ các nguồn thải; giám sát hoạt động tự ý thả cá, đánh bắt cá, chăn nuôi, chăn thả trâu bò, sinh hoạt dân cư trong khu vực... có tác động trực tiếp, gián tiếp đến nguồn nước hồ Khe Lang để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời; Tuyên truyền người dân không chăn thả trâu bò, vật nuôi, không kích điện đánh bắt nguồn lợi thủy sản trong khu vực hồ.

Trước đó, phóng viên TTXVN đã thông tin: Từ ngày 6-13/7, tại hồ Khe Lang nằm trên địa bàn xã Thường Nga (huyện Can Lộc) và xã An Dũng (huyện Đức Thọ) xuất hiện tình trạng cá chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân, một lượng cá mè, cá diếc chết trôi dạt vào hạ lưu cống xả của đập Khe Lang và trôi dạt vào bờ thuộc hai xã An Dũng, Thường Nga.

Ngày 13/7, sau khi tiếp nhận thông tin cá tại hồ Khe Lang chết hàng loạt, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Chi cục Thủy sản, Chi cục Thủy lợi, Chăn nuôi – Thú y, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên thủy lợi Bắc Hà Tĩnh, chính quyền huyện Đức Thọ, Can Lộc và Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường lập đoàn kiểm tra thực địa, lấy 9 mẫu nước và một mẫu cá để quan trắc, xác định nguyên nhân cá chết.

Hồi tháng 7/2019, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đưa tin nhiều trang trại nuôi lợn ở thượng nguồn hồ Khe Lang xả thải thẳng xuống lòng hồ, khiến người dân không còn sử dụng được nguồn nước từ hồ cho sinh hoạt.

Tác giả:
Phan Quân
Nguồn: TTXVN
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Quản lý rủi ro về nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Quản lý rủi ro về nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu

"Xâm nhập mặn, hạn hán, ngập lụt hay ô nhiễm nguồn nước,... là những nguy cơ tiềm ẩn, tác động trực tiếp đến an ninh, an toàn và phát triển bền vững của ngành Nước Việt Nam", đó là chia sẻ của bà Hạ Thanh Hằng, Phó Chủ tịch Hội Cấp Thoát nước Việt Nam về những thách thức hiện thời của ngành Cấp Thoát nước.

Diễn đàn 24/04/2024
Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát cống ngầm dưới lòng sông Tô Lịch

Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát cống ngầm dưới lòng sông Tô Lịch

Bí thư Thành ủy Hà Nội đã trực tiếp kiểm tra hệ thống cống ngầm dưới lòng sông tại ngã ba sông Lừ - sông Tô Lịch trong buổi kiểm tra tiến độ thi công dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.

Nga và Kazakhstan đối mặt với trận lũ lụt chưa từng thấy trong 70 năm qua

Nga và Kazakhstan đối mặt với trận lũ lụt chưa từng thấy trong 70 năm qua

Ngày 11/4/2024, ở thành phố Orenburg của Nga, nước dâng cao kỷ lục sau khi các con sông lớn trên khắp Nga và Kazakhstan vỡ bờ trong trận lũ lụt tồi tệ nhất trong 70 năm qua.

Nghe nhìn 12/04/2024
Việt Nam rất quan tâm đến dự án kênh đào Funan Techo của Campuchia

Việt Nam rất quan tâm đến dự án kênh đào Funan Techo của Campuchia

Việt Nam rất quan tâm đến dự án kênh Funan Techo và đề nghị phía Campuchia phối hợp chặt chẽ với Việt Nam, Ủy hội sông Mekong quốc tế trong việc chia sẻ thông tin và đánh giá tác động của công trình này đối với tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

Cà Mau chuẩn bị đưa hồ cung cấp nước cho 11.000 hộ dân vào sử dụng

Cà Mau chuẩn bị đưa hồ cung cấp nước cho 11.000 hộ dân vào sử dụng

Hồ chứa nước ngọt có vốn đầu tư 248 tỷ đồng dự kiến hoàn thành trong tháng 5 tới, cung cấp nước ngọt cho 11.000 hộ.

Thủ tướng gửi công điện yêu cầu bảo đảm nước sinh hoạt cho người dân ĐBSCL

Thủ tướng gửi công điện yêu cầu bảo đảm nước sinh hoạt cho người dân ĐBSCL

Ngày 8/4/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 34/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành và UBND các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) tập trung bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân trong các đợt xâm nhập mặn.

Xây đập tràn trên sông Hồng để "hồi sinh" sông Tô Lịch

Xây đập tràn trên sông Hồng để "hồi sinh" sông Tô Lịch

Với mong muốn "hồi sinh" sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Đáy, TP. Hà Nội dự kiến xây đập tràn trên sông Hồng để lấy nước tạo dòng chảy tự nhiên.

Đồng bằng sông Cửu Long: Nhiều giải pháp tình thế đảm bảo nước sạch

Đồng bằng sông Cửu Long: Nhiều giải pháp tình thế đảm bảo nước sạch

Thực hiện công điện của Thủ tướng Chính phủ về chủ động ứng phó hạn hán và xâm nhập mặn, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã tích cực triển khai nhiều giải pháp tình thế, quyết tâm không để xảy ra thiếu nước sạch.

Nhiều cơ hội và thách thức dành cho ngành Nước Việt Nam

Nhiều cơ hội và thách thức dành cho ngành Nước Việt Nam

Dự kiến đến năm 2030, tổng nhu cầu nước của Việt Nam sẽ tăng 32% so với hiện nay. Điều này mang tới nhiều cơ hội cũng như thách thức cho lĩnh vực cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải.

Top