
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtBước vào mùa khô nhưng nhìn chung nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tại vùng ĐBSCL vẫn được đảm bảo khá tốt. Trước tình hình khô hạn và xâm nhập mặn vẫn còn diễn biến phức tạp, các địa phương chủ động nguồn nước cho sản xuất.
Cần giải pháp ứng phó phù hợp
Mùa khô năm 2021-2022 tại ĐBSCL xâm nhập mặn bắt đầu ảnh hưởng từ ngày cuối tháng 1 tại một số cửa sông, sớm hơn 15 ngày so với trung bình nhiều năm, muộn hơn 1,5 tháng so với mùa khô 2019-2020 và tương đương mùa khô 2020-2021.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong các đợt hạn mặn đã xảy ra từ đầu năm, một số thời điểm đã ảnh hưởng đến việc lấy nước của các công trình thủy lợi. Tuy nhiên, do được hỗ trợ nguồn nước từ các cơn mưa trái mùa và sự chủ động tích nước ngọt của các địa phương nên xâm nhập mặn chưa gây thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp.
Ðể đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, Tổng cục Thủy lợi khuyến cáo các địa phương cần theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo khí tượng, thủy văn, nguồn nước, xâm nhập mặn, chất lượng nước, ngập lũ nội đồng do các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ NN&PTNT cung cấp để chủ động thực hiện các giải pháp ứng phó, phù hợp tình hình của địa phương. Đồng thời, chủ động xây dựng các phương án phòng, chống úng, ngập, đề phòng ngập úng cục bộ do mưa trái mùa.
Theo ông Lương Văn Anh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, các địa phương cần theo dõi sát tình hình xâm nhập mặn theo các đợt triều cường tăng và nắm rõ ranh mặn để khuyến cáo người dân lấy nước. Chủ động trong công tác vận hành các công trình thủy lợi để tích trữ nước đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong những thời điểm ảnh hưởng mặn. Chú ý vận hành các công trình cấp nước sinh hoạt cho người dân phải đảm bảo an toàn, liên tục và có các phương án dự phòng từ trước. Sau hạn mặn sẽ bước vào mùa lũ, dù năm nay dự báo lũ nhỏ nhưng cần lưu ý có giải pháp chủ động phòng, tránh ngập úng tại các khu vực vùng trũng và ven biển do có khả năng ảnh hưởng bởi mưa lũ kết hợp triều cường.
Ảnh minh họa
Nỗ lực cung cấp nước sinh hoạt
Tại tỉnh Bến Tre, vào mùa khô, nhu cầu sử dụng nước ngọt tăng từ 20-30% so với lúc bình thường; trong đó 2 khu công nghiệp Giao Long và An Hiệp, huyện Châu Thành cần mỗi ngày hơn 12.000 mét khối nước sạch để phục vụ sản xuất. Do Bến Tre đã xây dựng nhiều cống đập kiên cố và đập tạm tại đầu các tuyến kênh, rạch đã ngăn mặn, trữ ngọt trước đây làm nguồn nước thô (nguyên liệu), nên đến thời điểm này cấp cho các nhà máy xử lý nước hoạt động ổn định, cơ bản đủ nước cung ứng cho khách hàng.
Tại tỉnh Bến Tre, đang ráo riết tổ chức các công việc cần thiết để cấp nước đủ ngọt cho người dân khi nguồn nước mặt tại các nhà máy xử lý nước của công ty đều nhiễm mặn trên 2 phần nghìn.
Hiện tại, công ty cổ phần Cấp thoát nước tỉnh Bến Tre có 05 Nhà máy xử lý nước mặt tại An Hiệp, Hữu Định (huyện Châu Thành), Sơn Đông (thành phố Bến Tre, xã Lương Quới (huyện Giồng Trôm) và 1 nhà máy xử lý nước tại huyện Chợ Lách có tổng công suất 70.000m3/ngày, đêm. Các nhà máy xử lý nước có nhiệm vụ xử lý và cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho toàn bộ địa bàn TP. Bến Tre; một số xã, thị trấn thuộc huyện Giồng Trôm, Châu Thành, 2 khu công nghiệp Giao Long và An Hiệp và một phần của huyện Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc và Mỏ Cày Nam với gần 90.000 đấu nối đồng hồ nước.
Nỗ lực của các cấp, các ngành đã giúp cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre giảm bớt khó khăn về nước sinh hoạt mùa khô hạn. Lãnh đạo UBND tỉnh Bến Tre khẳng định, bằng những giải pháp công trình, phi công trình đến cuối năm 2024, địa phương sẽ không còn thiếu nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất.
Kể từ ngày 12/6/2025, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố. Trong đó có 19 tỉnh và 4 thành phố hình thành sau sắp xếp và 11 tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp.
Trước dự báo về đợt mưa lớn diện rộng tại khu vực Bắc Bộ, Bộ Xây dựng đã ban hành công điện yêu cầu các đơn vị, địa phương liên quan triển khai khẩn cấp các phương án phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai.
Sáng ngày 26/6/2025, Công ty Nước sạch Hà Nội kết hợp với Trung tâm Khoa học công nghệ y sinh và môi trường đã tổ chức khóa tập huấn về Thông tư số 52/2024/TT-BYT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy đinh kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt có hiệu lực từ 01/7/2025.
Ngày 27/6/2025, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (SAWACO) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ V, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Bùi Xuân Cường đến dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.
Ngày 24/6/2025, Tạp chí Xây dựng, Bộ Xây dựng đã chính thức có công văn số 117/CV-TCXD xác nhận tiếp tục là đơn vị bảo trợ truyền thông cho Tuần lễ Nước Việt Nam 2025 (Vietnam Water Week 2025).
Với chủ đề “Thành phố chống chịu lũ lụt: Thích ứng với biến đổi khí hậu”, Tuần lễ Nước Singapore (SIWW) 2025 đã diễn ra từ ngày 23 đến 25/6/2025. Đại diện Hội Cấp Thoát nước Việt Nam, Phó Chủ tịch Hạ Thanh Hằng tham dự sự kiện.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, báo chí phải không ngừng tự đổi mới để phát triển tương xứng với tầm vóc thời đại, với sự phát triển của đất nước, thực sự trở thành nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại, phục vụ sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và nhân dân trên hành trình dựng xây và phát triển đất nước.
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), sáng ngày 19/6, lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã gặp mặt chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam.
Ngày 19/6/2025, Công ty CP Nước BIWASE Cần Thơ cho biết đã chính thức khánh thành và đưa vào vận hành Nhà máy nước Cần Thơ 3 với công suất 50.000 m³/ngày đêm. Dự án đánh dấu bước tiến trong việc nâng cao năng lực cấp nước đô thị, đáp ứng nhu cầu dân sinh và phát triển kinh tế xã hội của TP Cần Thơ và vùng phụ cận.