
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtTrận lũ lụt lớn thứ tư ở Australia trong năm nay chứng kiến thời tiết dữ dội ảnh hưởng đến các khu vực phía Tây Nam New South Wales (NSW) và Đông Bắc Victoria trong đêm ngày 13/11, phá vỡ các bờ đê và gây thêm đau đớn cho những người dân đã phải mệt mỏi vì lũ, bản tin Reuters ngày 14/11 cho hay.
Thủ tướng Anthony Albanese viết trên trang Twitter cá nhân rằng lũ quét đang "tạo ra những điều kiện nguy hiểm" và chính phủ liên bang đang phối hợp chặt chẽ với các bang trong các nỗ lực cứu hộ.
Thị trấn Eugowra bị lũ quét. (Ảnh: Mat Reid)
Ở vùng nông thôn NSW, đường xá, cầu cống và nông trại bị nhấn chìm trong nước.
Thị trấn Molong, cách Sydney khoảng 300 km về phía tây bắc và là nơi sinh sống của hơn 2.000 người, là một trong những thị trấn bị ngập nặng.
Thị trưởng Kevin Beatty nói với đài phát thanh 2GB: "Gần như mọi cửa hàng đều bị ngập".
Ông cho biết có một container hoặc một chiếc xe lớn bị mắc kẹt trên đường cao tốc gần thị trấn, khiến các đội cấp cứu khó tiếp cận tới Molong.
Khoảng 800 người dân ở thị trấn Eugowra đã được lệnh di chuyển đến vùng cao hơn sau khi các quan chức cho rằng việc sơ tán sẽ không an toàn do lũ quét.
Bờ biển phía Đông của Úc đang phải hứng chịu hiện tượng thời tiết La Nina thứ ba liên tiếp liên quan đến lượng mưa gia tăng.
Hiện có hơn 100 cảnh báo lũ lụt được đưa ra trên khắp NSW và 84 cảnh báo ở Victoria sau khi dữ liệu của cơ quan thời tiết cho thấy một số khu vực đã có lượng mưa tương đương với một tháng bình thường chỉ trong 24 giờ.
"Chúng tôi đã chứng kiến rất nhiều trận lũ quét mà làm ngập tràn đường phố. Nước đã tràn vào nhà chúng tôi... sâu đến mắt cá chân ở một số nơi", người đứng đầu cơ quan hoạt động khẩn cấp bang Victoria, Tim Wiebusch nói với kênh truyền hình ABC.
Mưa lớn và giông bão cũng đã tấn công bang South Australia vào cuối tuần qua.
Hàng chục trường học ở đó đã buộc phải đóng cửa, trong khi hàng nghìn ngôi nhà không có điện.
Ngày 05/5/2025, lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có buổi làm việc với đoàn tư vấn dự án của Australia nhằm khảo sát, xây dựng dự án “Nâng cao năng lực thích ứng Biến đổi khí hậu và Cấp nước sinh hoạt nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”
Để đạt mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030, Việt Nam cần huy động hiệu quả mọi nguồn lực phát triển. Trong đó, ngành Nước với vai trò thiết yếu không chỉ phụ thuộc vào ngân sách nhà nước mà cần đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư với các doanh nghiệp hoạt động độc lập, minh bạch, bền vững về tài chính.
Sau những mô hình hợp tác thành công trước đây, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) tiếp tục là cầu nối trong mối quan hệ hợp tác giữa Cục Cấp Thoát nước thành phố Kitakyushu (Nhật Bản) và Công ty CP Nước sạch Bắc Ninh.
Chiều 23/4/2025, Lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có buổi tiếp và làm việc với đại diện Văn phòng Kinh tế & Thương mại Israel tại Việt Nam. Tại cuộc họp, phía Israel bày tỏ mong muốn tìm hiểu thị trường và kết nối với các doanh nghiệp cấp thoát nước của Việt Nam.
Trung tuần tháng 3/2025, đoàn công tác Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có chuyến công tác và tham dự Triển lãm Công nghệ xử lý nước tại Hàn Quốc (Water Korea 2025).
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Environmental Research Letters, dòng hải lưu mạnh nhất thế giới có thể suy giảm tới 20% vào năm 2050 nếu lượng khí thải tiếp tục ở mức cao, làm gia tăng tốc độ tan băng ở Nam Cực và mực nước biển dâng.
Theo CNN, đảo quốc Nauru ở Thái Bình Dương đã quyết định khởi xướng sáng kiến "hộ chiếu vàng" với mục đích gây quỹ tài trợ ứng phó với biến đổi khí hậu.
Liên Hợp Quốc công bố 2025 là Năm quốc tế bảo tồn sông băng, kèm theo tuyên bố Ngày nước thế giới năm nay có chủ đề Bảo tồn các dòng sông băng. Đây là dịp nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò của sông băng, tuyết và băng đối với khí hậu và chu trình thủy văn, cũng như tác động kinh tế, xã hội, môi trường.
Theo thống kê, tổng công suất các nhà máy cấp nước ở Việt Nam đạt 13,2 triệu m3/ngđ, tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch 94%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch 15,5%. Với nhu cầu xử lý nước ngày càng tăng, dư địa đầu tư vào thị trường ngành Nước của Việt Nam còn lớn, nhất là trong lĩnh vực công nghệ.