Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Lễ hội chùa Hương trở lại trong an toàn, văn minh, thân thiện

04/04/2023 10:16

Lễ hội chùa Hương, sự kiện văn hóa tín ngưỡng lớn nhất Việt Nam, đang trở lại với diện mạo mới và mục tiêu an toàn, văn minh, thân thiện, theo Ban Tổ chức.

Lễ hội chùa Hương trở lại trong an toàn, văn minh, thân thiện - Ảnh 1.

Sau hai mùa lễ hội gần như tê liệt vì đại dịch COVID-19, lễ hội chùa Hương Xuân Quý Mão 2023, với chủ đề “An toàn – Văn minh – Thân thiện” được tổ chức trong ba tháng và đến nay đã đón gần 800.000 lượt khách tham quan, theo số liệu của Ban Tổ chức lễ hội.

“Với những nỗ lực trong công tác chuẩn bị của các cơ ban ngành cùng anh em cán bộ công nhân viên, Ban Tổ chức mong muốn lễ hội chùa Hương Xuân Quý Mão 2023 diễn ra thành công, đảm bảo an ninh trật tự, giữ gìn vệ sinh môi trường, đồng thời góp phần nâng cao hình ảnh thân thiện, dễ mến và giàu bản sắc văn hóa tới khách du lịch trong và ngoài nước khi đến tham gia lễ hội”, ông Nguyễn Bá Hiển, Trưởng ban Quản lý khu Di tích thắng cảnh Hương Sơn chia sẻ với Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam.

Ông Hiển cho biết thêm, số du khách tham quan, chiêm bái di tích Hương Sơn tính đến thời điểm này là một kết quả đáng mừng sau thời gian chuẩn bị mở cửa trở lại. Lễ hội chùa Hương diễn ra từ ngày mùng 2 tháng Giêng tới hết ngày 4 tháng Ba âm lịch (tức từ 23/1 đến hết ngày 23/4/2023).

Con số khách tham quan đến nay của năm 2023 mới chỉ hơn một nửa con số mùa lễ hội năm 2018 khi lượng khách tăng 10% so với năm trước lên trên 1,5 triệu lượt, bằng số khách thăm di tích của cả năm 2019.

Nằm cách trung tâm thủ đô 62 km về phía Tây Nam, thuộc địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hương Sơn (chùa Hương) là một địa danh nổi tiếng về di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng.

Được thiên nhiên ban tặng cảnh “Sơn kỳ thủy tú” với tuổi thọ lên đến hơn 200 triệu năm, chùa Hương không chỉ có cảnh núi non hùng vĩ, sông suối thơ mộng mà nơi đây còn thu hút hàng triệu lượt khách du dịch trong nước và quốc tế bởi nét văn hóa đậm màu sắc tín ngưỡng dân gian và văn hóa phồn thực. 

Hội chùa Hương hàng năm được tổ chức từ mùng 6 tháng Giêng và kéo dài đến cuối tháng 3 âm lịch, khiến đây trở thành lễ hội có thời gian tổ chức dài nhất cả nước. 

Không chỉ vậy, Lễ hội chùa Hương gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ bà Chúa Ba. Theo truyền thuyết, ở vùng “Linh sơn, phúc địa” này vào đầu thế kỷ đầu tiên đã có công chúa Diệu Thiện, tục gọi là bà Chúa Ba ứng thân của Bồ Tát Quan Thế Âm, vào tu hành 9 năm, đắc đạo thành phật đi cứu độ chúng sinh. 

Vào tháng 3 năm Canh Dần (1770) Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm tuần du Trấn Sơn Nam với cả quan quân dưới trướng. Nhà Chúa đã vào động Hương Tích và đề lên vách đá năm chữ “Nam thiên đệ nhất động”. Là nơi thờ Phật Bà Quan Thế Âm, nay lại được Nhà Chúa ca ngợi, động Hương Tích từ đó trở thành chỗ dựa tinh thần của người dân để cầu an và những điều tốt lành.

Có thể nói, Chúa Trịnh Sâm là người đặt nền móng đầu tiên cho lễ hội chùa Hương. Nhưng phải đến năm Bính Thân niên hiệu Thành Thái năm thứ 8 (1896) mới chính thức mở hội lớn sau lễ hội khai sơn của làng Yến Vỹ vào mùng 6 tháng Giêng. Từ đó mỗi mùa xuân về, du khách thập phương nô nức kéo về trẩy hội ngày một đông vui.

Lễ hội chùa Hương trở lại trong an toàn, văn minh, thân thiện - Ảnh 2.

Tại bến đò bên dòng suối Yến, những chiếc thuyền ván thường ngày được người dân địa phương dùng vào rừng kiếm củi, chở sản vật lâm nghiệp, đã trở thành phương tiện để đưa đón khách du lịch khi xuân về. Hình ảnh quen thuộc của những chiếc thuyền chở khách du lịch dọc những con suối hai bên núi rải rác chạy dài đã tạo cho Hương Sơn một vẻ đẹp được mệnh danh là “Tiểu sơn lâm mà có đại kỳ quan” nhưng cũng rất gần gũi với những di tích có giá trị lịch sử văn hóa tín ngưỡng lâu đời.

Bên cạnh những lợi ích kinh tế từ lượng khách du lịch lớn mang lại, việc đảm bảo vệ sinh môi trường tại các bến đò tại lễ hội chùa Hương những năm trước đại dịch COVID-19 còn nhiều bất cập do ý thức của người dân, báo Thanh Tra đưa tin. 

Mặc dù đã có nhiều tấm biển được lắp đặt nhắc nhở vứt rác đúng nơi quy định, đồng thời bố trí sọt rác trong khu vực tổ chức lễ hội, tình trạng quá tải về lượng du khách cộng với ý thức của người dân chưa cao đã khiến rác thải bị vứt bừa bãi trên bờ lẫn dưới suối Yến.

Ngoài ra, các nhà vệ sinh công cộng thường quá tải và không đảm bảo vệ sinh, chủ yếu do chưa được quy hoạch đồng bộ, hầu hết do các hộ gia đình tự làm và thu phí. Các khu nhà vệ sinh dạng này thường cũ, ít được dọn dẹp khiến nhiều du khách ngại bẩn, dẫn đến tình trạng tiểu tiện bậy bạ. 

Tình trạng trên đã diễn ra trong nhiều năm nhưng không được giải quyết dứt điểm, đã gây ô nhiễm môi trường khu vực, phần nào tác động xấu đến hình ảnh về một trong những lễ hội tín ngưỡng lớn nhất Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

Đổi mới trong 2023

Nhận thức rõ được những vấn đề còn tồn đọng trong công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, với mục tiêu quảng bá hình ảnh lễ hội thân thiện, mến khách đến đông đảo du khách thập phương, Ban Tổ chức Lễ hội chùa Hương đã thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt, đổi mới trong công tác tổ chức. 

Điển hình như, UBND xã Hương Sơn phối hợp với Ban Quản lý di tích thắng cảnh Hương Sơn thu gom rác thải tại các điểm di tích, các tuyến đi bộ, dọc hai bên bờ suối Yến, thực hiện tổng vệ sinh môi trường, trang trí cờ hoa, khẩu hiệu trên dòng suối và các tuyến đường trung tâm, bến xe… 

Các nhà vệ sinh đã được rà soát, sửa chữa, bổ sung thiết bị, dụng cụ đảm bảo vận hành tốt và phục vụ miễn phí cho du khách.

Ngoài ra, công tác bảo vệ di tích đảm bảo theo đúng kế hoạch, các khu nội tự được giữ gìn tôn nghiêm phục vụ du khách tham gia các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đúng quy định. Các điểm xây dựng trái phép được quản lý chặt, xử lý các vi phạm kịp thời không để tái phạm.

Lễ hội chùa Hương trở lại trong an toàn, văn minh, thân thiện - Ảnh 3.

Ban Tổ chức lễ hội chùa Hương cũng đồng thời chỉ đạo Công ty cổ phần xây dựng Yến Hương làm tốt công tác vệ sinh môi trường, thường xuyên thu gom rác thải trong ngày các tuyến đường bộ và đường thủy. 

Các điểm vệ sinh công cộng luôn bố trí người túc trực xử lý hóa chất tẩy rửa, đủ nước đảm bảo vệ sinh sạch sẽ phục vụ khách miễn phí; thực hiện phun hóa chất khử khuẩn và diệt côn trùng, đảm bảo vệ sinh môi trường, dịch tễ theo kế hoạch. 

Công ty TNHH Yến Hương và UBND xã Hương Sơn đã thả tổng cộng 20 tấn vôi cục xuống hai bên đầu bến Yến để thanh khiết môi trường.

Ngoài ra, việc thay thế vé truyền thống bằng vé điện tử, cho vận hành hệ thống xe điện chở khách cũng góp phần thay đổi diện mạo của sự kiện lễ hội, văn hóa, tín ngưỡng kéo dài nhất trong nước năm 2023.

Tác giả:
Hoàng Long
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Quốc đảo Nauru bán "hộ chiếu vàng" cứu quốc gia khỏi cảnh nước biển dâng

Quốc đảo Nauru bán "hộ chiếu vàng" cứu quốc gia khỏi cảnh nước biển dâng

Theo CNN, đảo quốc Nauru ở Thái Bình Dương đã quyết định khởi xướng sáng kiến "hộ chiếu vàng" với mục đích gây quỹ tài trợ ứng phó với biến đổi khí hậu.

Quốc tế 14/03/2025
Cảnh báo lừa đảo, mạo danh thu tiền nước

Cảnh báo lừa đảo, mạo danh thu tiền nước

Ngày 11/3/2025, Công ty CP Cấp Thoát nước Khánh Hòa phát thông báo cảnh báo về tình trạng mạo danh nhân viên để lừa đảo khách hàng.

Ngày nước thế giới 2025: Bảo tồn các dòng sông băng vì phúc lợi nhân loại

Ngày nước thế giới 2025: Bảo tồn các dòng sông băng vì phúc lợi nhân loại

Liên Hợp Quốc công bố 2025 là Năm quốc tế bảo tồn sông băng, kèm theo tuyên bố Ngày nước thế giới năm nay có chủ đề Bảo tồn các dòng sông băng. Đây là dịp nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò của sông băng, tuyết và băng đối với khí hậu và chu trình thủy văn, cũng như tác động kinh tế, xã hội, môi trường.

Quốc tế 12/03/2025
Trường Cao đẳng Xây dựng Công trình Đô thị hướng tới 50 năm thành lập

Trường Cao đẳng Xây dựng Công trình Đô thị hướng tới 50 năm thành lập

Ngày 10/3/2025, đoàn công tác của Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) do Chủ tịch Nguyễn Ngọc Điệp dẫn đầu đã đến thăm và làm việc với Trường Cao đẳng Xây dựng Công trình Đô thị.

Văn hóa nước 12/03/2025
Nghiên cứu hình thành không gian ngầm tổng thể tại khu vực hồ Gươm

Nghiên cứu hình thành không gian ngầm tổng thể tại khu vực hồ Gươm

Chuyên gia cho rằng, phá dỡ tòa nhà “Hàm cá mập” làm cho tầm nhìn từ khu vực phố cổ ra hồ Gươm rộng hơn rất nhiều, đồng thời cần nghiên cứu xây dựng các công trình ngầm để tạo thành một không gian tổng thể.

Công trình thoát nước Thames Tideway hoàn thiện sau một thập kỷ xây dựng

Công trình thoát nước Thames Tideway hoàn thiện sau một thập kỷ xây dựng

Sau một thập kỷ xây dựng, dự án "siêu cống" Thames Tideway của London cuối cùng đã hoàn thành. Hệ thống cống ngầm quy mô lớn này, với chi phí đầu tư đạt 5 tỷ bảng Anh (tương đương 6,3 tỷ USD), hứa hẹn sẽ cách mạng hóa hệ thống xử lý chất thải của thành phố.

Quốc tế 01/03/2025
Nâng cao kiến thức, kỹ năng về Quản lý hoạt động Xây dựng trong ngành Nước

Nâng cao kiến thức, kỹ năng về Quản lý hoạt động Xây dựng trong ngành Nước

Ngày 22/2/2025, tại Phú Thọ, Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng ngành nước Việt Nam (thuộc Hội Cấp Thoát nước Việt Nam) đã chủ trì tổ chức lớp tập huấn về một số điều và biện pháp thi hành Luật Xây dựng về quản lý hoạt động xây dựng.

Văn hóa nước 25/02/2025
Hội Cấp Thoát nước Việt Nam và Hội nước Hungary thảo luận kế hoạch hợp tác

Hội Cấp Thoát nước Việt Nam và Hội nước Hungary thảo luận kế hoạch hợp tác

Hội Cấp thoát nước Việt Nam (VWSA) và Hội nước Hungary vừa có buổi gặp gỡ, bàn bạc kế hoạch hợp tác trong thời gian tới.

Quốc tế 25/02/2025
Hội Cấp Thoát nước Việt Nam họp chuẩn bị tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành vào tháng 3/2025

Hội Cấp Thoát nước Việt Nam họp chuẩn bị tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành vào tháng 3/2025

Ngày 21/2/2025, Lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì cuộc họp nhằm phân công và chuẩn bị cho Hội nghị Ban Chấp hành (BCH) sẽ diễn ra vào cuối tháng 3 tới đây.

Top