
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtCác dự án khai thác khoáng sản biển nông đã được tiến hành ở Namibia và Indonesia, và một số đã được đề xuất ở Mexico, New Zealand, Thụy Điển, tuy nhiên tác động của những dự án này vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ, theo bài đăng trên Science Daily ngày 13/9.
Khuyến cáo về việc cần tiến hành thêm các đánh giá về tác động môi trường được TS. Laura Kaikkonen và TS. Elina Virtanen ở Đại học Helsinki (Phần Lan) nêu trong bài báo ngày 13/9 đăng trên tạp chí Trends in Ecology and Evolution.
Khai khoáng ở vùng biển nông hơn 200 m được cho là một giải pháp ít hủy diệt hơn so với khai thác trên cạn và ít rủi ro hơn khai thác trong hệ sinh thái nước sâu còn chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Cần nghiên cứu kỹ hơn trước khi có thể coi khai thác khoáng sản biển nông là an toàn và bền vững. Nguồn: iStock
Khai khoáng ở biển nông đang nhận được nhiều sự quan tâm vì nó được coi là một phương án tương đối ít rủi ro và chi phí thấp để đáp ứng nhu cầu về kim loại và khoáng sản đang tăng. Hơn nữa, công nghệ phù hợp đã có sẵn.
Tuy nhiên, các tác giả nói trên đã nghi ngờ về khẳng định này.
"Những tuyên bố rằng khai thác khoáng sản biển nông có thể giảm tác động đến môi trường không được chứng minh bằng các đánh giá đáng tin cậy mà bằng những hy vọng và giả định nhằm tăng cường việc khai thác mỏ", Science Daily dẫn lời các tác giả.
Việc khai thác các khoáng sản có giá trị như vàng, coban, đồng và photphorit từ tầng nông của đáy đại dương đòi hỏi phải nạo vét một lượng lớn trầm tích đã tích tụ hàng nghìn năm.
Điều này đồng nghĩa với việc phá hủy nơi sinh sống và làm chết các sinh vật, gây mất đa dạng sinh học, các nhà khoa học cảnh báo.
Ngày 26/6/2025 Công ty CP - Tổng công ty Nước – Môi trường Bình Dương (BIWASE) đã long trọng khởi động dự án Nhà máy điện rác BIWASE công suất 24MW, giai đoạn 1 công suất 12MW tại Khu liên hợp xử lý chất thải BIWASE E.T.S phường Chánh Phú Hoà, thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã xây dựng và triển khai nhiều phương án để vận hành liên tục, đảm bảo cung cấp nước sạch cho hơn 10 triệu người dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong mùa mưa bão.
Ngày 11/6/2025, Ngân hàng Thế giới (WB) phối hợp cùng Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) tổ chức Hội thảo giới thiệu Mạng lưới NewIBNET tới các doanh nghiệp ngành Nước của Việt Nam, khởi động chương trình thí điểm chia sẻ dữ liệu hiệu suất ngành Nước đầu tiên tại Việt Nam.
Để đảm bảo nhiệm vụ cấp nước an toàn, liên tục đến hơn 10 triệu dân tại TP.HCM và nâng cao chất lượng dịch vụ, SAWACO đã tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát mạng lưới, chăm sóc khách hàng và vận hành hệ thống cấp nước thông minh.
Với hai trụ cột "đổi mới" và "sáng tạo", Diễn đàn và Triển lãm ngành Cấp Thoát nước Indonesia 2025 là sự kiện trọng tâm của ngành nước Indonesia trong bối cảnh đô thị hóa. Bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cấp Thoát nước và Môi trường - đại diện Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) tham dự sự kiện.
Ngày 9/6/2025, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị, giai đoạn 2016 - 2025 và Hội nghị điển hình tiên tiến giai đoạn 2020 - 2025, nhân kỷ niệm 114 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2025).
Từ ngày 4/6 đến 6/6/2025, tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Quốc gia (NECC), Thượng Hải (Trung Quốc) đã diễn ra sự kiện Triển lãm Công nghệ xử lý nước thải (WieTec 2025). Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) dẫn đầu đoàn doanh nghiệp ngành Nước của Việt Nam tham dự sự kiện.
Ngày 29/5/2025, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã tổ chức lễ ký kết hợp tác với Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (QUATEST 3).
Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (SAWACO) đang tích cực chuyển đổi số nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu và mong đợi của người dân, góp phần vào sự phát triển bền vững của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).