
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtQuá trình này biến nước thải độc hại với môi trường thành nước sạch, đồng thời thu hồi các axit có giá trị, bài đăng ngày 12/9 trên trang tin khoa học Phys.org cho hay.
Axit photphoric là thành phần chính trong phân bón công nghiệp, một ngành công nghiệp lớn trên toàn thế giới.
Phương pháp của họ vừa được công bố trên tạp chí "ACS Sustainable Chemistry and Engineering".
Tiến sĩ Oded Nir, người giám sát và là đồng trưởng nhóm nghiên cứu.
(Ảnh: Dani Machlis/Ben-Gurion University of the Negev)
Tiến sĩ Oded Nir, người giám sát nhóm nghiên cứu, giải thích: “Quá trình sản xuất axit photphoric tạo ra rất nhiều nước thải công nghiệp mà không thể xử lý hiệu quả vì nó có độ pH thấp và khả năng kết tủa cao”.
"Ngày nay, nước thải thường được trữ trong ao để bay hơi. Tuy nhiên, những điểm này dễ bị xâm nhập, rò rỉ và ngập lụt. Chỉ vài năm trước, một thảm họa sinh thái ở Israel đã xảy ra khi hàng triệu mét khối nước thải có tính axit này bị xả xuống một con lạch. Các quy trình xử lý thông thường gặp khó trong việc xử lý độ chua, độ mặn và độ cứng của nước thải", ông nói.
"Do đó, chúng tôi đã phát triển một quy trình ba bước thay thế để xử lý nước thải axit photphoric bao gồm thẩm phân điện chọn lọc, thẩm thấu ngược và trung hòa".
Mô hình quy trình. (Ảnh: ACS Sustainable Chemistry & Engineering)
Nhóm nghiên cứu đã đánh giá phương pháp này với nước thải tổng hợp trong phòng thí nghiệm, và thu được kết quả khả quan.
Quy trình đã thu hồi thành công nước sạch và photphat, đồng thời giảm 90% lượng nước thải.
Nó cũng không tạo ra khoáng chất đóng cặn đáng kể nào mà có thể gây tắc các màng lọc.
Hơn nữa, quá trình trên đòi hỏi điện năng thấp, giúp cho phương pháp này trở nên bền vững và khả thi về mặt công nghệ-kinh tế.
Tiến sĩ Roy Bernstein, đồng trưởng nhóm nghiên cứu nói: “Quá trình này rất hứa hẹn và chúng tôi khuyến khích các đơn vị trong ngành công nghiệp đánh giá tiềm năng và khả năng ứng dụng của nó tại các nhà máy”.
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Environmental Research Letters, dòng hải lưu mạnh nhất thế giới có thể suy giảm tới 20% vào năm 2050 nếu lượng khí thải tiếp tục ở mức cao, làm gia tăng tốc độ tan băng ở Nam Cực và mực nước biển dâng.
Ngày 10/3/2025, đoàn công tác của Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) do Chủ tịch Nguyễn Ngọc Điệp dẫn đầu đã đến thăm và làm việc với Trường Cao đẳng Xây dựng Công trình Đô thị.
Ngành Cấp Thoát nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ quản lý nguồn tài nguyên nước, vận hành sản xuất, cung ứng nước, rò rỉ nước, chất lượng nước suy giảm. Ứng dụng máy bay không người lái (UAV) và robot vận hành dưới nước (ROV) đã mở ra một hướng đi mới, giúp cải thiện hiệu quả quản lý và giảm thiểu chi phí vận hành.
Một cuộc thăm dò sẽ được thực hiện vào cuối tháng 2/2025 nhằm mục đích xác định vị trí có nước trên Mặt Trăng. Qua đó, có thể giúp con người xây dựng kế hoạch định cư ngoài Trái Đất.
Ngày 26/12/2024 tại TP.HCM, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã tổ chức Hội thảo "Thách thức và giải pháp cung ứng nước sạch cho TP.HCM và các đô thị Việt Nam". Nhiều tham luận, giải pháp khoa học cung ứng nước sạch cho các đô thị được các học giả, chuyên gia trong và ngoài nước được giới thiệu tại hội thảo.
Chuyển đổi số đang đang trở thành xu thế không thể bỏ lỡ. Do đó, Công ty CP Cấp nước Thủ Đức đã và đang nỗ lực đổi mới các quy trình nội bộ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, trong đó có hoạt động trong lĩnh vực tài chính kế toán.
Từ 14/12/2024, các trụ nước uống tại vòi do Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (SAWACO) lắp đặt ở các điểm công cộng nhận được sự ủng hộ của rất nhiều người dân.
Xây dựng hệ thống cấp nước thông minh, ứng dụng SCADA và giám sát từ xa để quản lý tập trung là một trong những hướng đi nổi bật của Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) trong thời gian qua.
Nhằm nâng cao chất lượng cấp nước đến người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) sẽ triển khai một số giải pháp trọng tâm hướng tới tăng công suất cấp nước lên 3,6 triệu m3/ngày vào năm 2030.