Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Hệ thống cấp nước ở Sài Gòn trước năm 1975

27/04/2023 09:59

Cách đây 48 năm, vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, lá cờ của Quân giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập ở Sài Gòn, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ và thống nhất non sông, mở ra một trang sử mới cho đất nước.

Kể từ thời kỳ Pháp thuộc cho đến năm 1975, hệ thống cấp nước cho thành phố Sài Gòn đã trải qua nhiều chuyển biến về quy mô, lẫn khoa học công nghệ, biến đô thị thành một trung tâm kinh tế, thương cảng quan trọng nhất ở Viễn Đông, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) nêu trong một bài đăng trên trang chủ.

Do địa hình đặc thù thấp và phẳng, vùng phụ cận không có suối, địa hình cao cùng với trình độ khoa học kỹ thuật lúc đó chưa cao khiến việc xây dựng hệ thống cấp nước ở Sài Gòn trở nên vô cùng nan giải đối với các nhà quy hoạch đô thị.

Hệ thống Cấp nước ở Sài Gòn trước năm 1975 - Ảnh 1.

Một trong những vòi được được lắp đặt ở khu Chợ Lớn

Giai đoạn 1880-1900

Năm 1862, dự án thiết kế đầu tiên được phê duyệt, trong đó có vấn đề cấp thoát nước.

Nhưng phải tới năm 1880, hệ thống cung cấp và phân phối nước đầu tiên cho dân chúng mới được người Pháp đưa vào hoạt động, mang tên kỹ sư cầu đường, Giám đốc Sở Công chính Thévenet. Hệ thống khai thác nước ngầm này được xây dựng ở khu vực hồ Con Rùa hiện nay, với khả năng cung cấp từ 1.000-1.500 m3/ngày. 

Sau đó chính quyền Pháp từng bước xây một loạt các captage (cụm giếng cạn), nhà máy bơm để nâng cao công suất sản xuất nước sạch cho Sài Gòn – Chợ Lớn.

Captage là một cụm từ 10-20 giếng cạn được bố trí theo hình tròn và đưa nước về giếng lớn ở tâm vòng tròn, gọi là giếng trung tâm. Mỗi giếng trong cụm có đường kính từ 1,6 đến 2,2 m, sâu 13-20 m, vách giếng lúc trước xây gạch, sau dùng bê tông cốt thép chống suốt chiều sâu giếng. Từ giếng trung tâm nước sẽ được xử lý sơ bộ (khử trùng) rồi được bơm vào các hồ chứa, thủy đài hoặc đưa thẳng ra mạng phân phối cho người tiêu dùng.

Trải qua 20 năm, chính quyền thành phố Sài Gòn chịu trách nhiệm quản lý vận hành toàn bộ hệ thống cung cấp nước, gồm hai captage Blancsubé và Mac Mahon, Nhà máy bơm Duy Tân, hệ thống đường ống dẫn và các đài nước. Tính đến năm 1900, lượng nước sản xuất đã tăng lên 6.000 m3/ngày đêm, từ 1.500 m3/ngày đêm hồi năm 1880.

Hệ thống Cấp nước ở Sài Gòn trước năm 1975 - Ảnh 2.

Vòi nước phông – tên côɴԍ cộng trên đường phố Sài Gòn

Giai đoạn 1900-1961

Năm 1900, hệ thống cung cấp nước cho thành phố vẫn là tài sản thuộc chính quyền Sài Gòn nhưng việc quản lý, vận hành, bảo trì được giao thầu cho Công ty Điện Nước Đông Dương (CEE) theo một hợp đồng giao thầu nhượng quyền. Trong khi đó, Sở Cấp nước chịu trách nhiệm trực tiếp về toàn bộ việc cung cấp nước cho thành phố và đặt dưới sự kiểm soát chỉ huy của Kỹ Sư trưởng thành phố.

Trong 30 năm tiếp theo, dân số Sài Gòn Chợ Lớn tăng bình quân 4.000 người/năm, dẫn tới nhu cầu sử dụng nước sạch cũng tăng theo, buộc chính quyền thành phố phải xây dựng thêm một số captage ở ngoại vi thành phố. Hầu hết, ống và phụ tùng trong giai đoạn này đều được làm bằng gang xám, mối nối ống kiểu Larvill.

Đây cũng là khoảng thời gian đánh dấu công tác nâng cao chất lượng nguồn nước được chú trọng hơn bao giờ hết khi chính quyền Sài Gòn lúc bấy giờ đã giao Viện Pasteur chịu trách nhiệm lấy mẫu và kiểm tra chất lượng nước, đặc biệt về mặt vi sinh.

Đến năm 1930, toàn bộ các hệ thống giếng cạn đã cung cấp 30.000 m3/ngày cho vùng Sài Gòn Chợ Lớn có số dân khi đó khoảng 300.000 người. Tới năm 1940, sản lượng nước tăng tới 50.000 m3/ngày khi dân số thành phố tăng bình quân 16.000 người/năm. 

Năm 1955, Sài Gòn trở thành thủ đô của Việt Nam Cộng Hòa với tên gọi “Đô thành Sài Gòn”. Do nhiều yếu tố về kinh tế và chính trị, dân số Sài Gòn Chợ Lớn ghi nhận mức tăng nhanh chóng lên 1,8 triệu người vào năm 1958, từ 650.000 người 8 năm trước đó. Hệ thống giếng cạn và giếng sâu Layne được phát triển và khai thác tối đa, đạt 160.000 m3/ngày vào mùa mưa và 120.000 m3/ngày vào mùa khô.

Vào cuối những năm 50, Sài Gòn thiếu nước trầm trọng, lưu lượng khai thác không thể vượt quá 160.000 m3/ngày vào mùa mưa do lo ngại sẽ làm ranh mặn của nước ngầm từ phía Nhà Bè, Quận 4 lấn sâu vào trung tâm thành phố, phá hỏng các giếng đang khai thác.

Tình trạng càng trở nên trầm trọng khi chất lượng nguồn nước xấu, hệ thống cung cấp thiếu nhiều đường ống, đường kính ống quá nhỏ, áp lực không đủ để dẫn nước từ nguồn tới nơi tiêu thụ.

Mặc dù nhiều khảo sát, nghiên cứu đã được tổ chức, nhưng phải đến năm 1958, Công ty Hydrotechnic Corporation (Mỹ) mới thực hiện một khảo sát toàn diện và đề xuất phương án giải quyết mang tính lâu dài để giải quyết tình trạng thiếu nước ngày một nghiêm trọng của thành phố.

Hệ thống Cấp nước ở Sài Gòn trước năm 1975 - Ảnh 3.

Người dân tụ tập và xếp hàng ở vòi nước máy phông – tên để chờ tới lượt

Giai đoạn 1961-1975

Năm 1963, dự án xây dựng nhà máy sử dụng nước sông Đồng Nai do Công ty Hydrotechnic Corporation đề xuất đã được triển khai và bắt đầu cung cấp nước cho Sài Gòn ba năm sau. Đây cũng là một trong các dự án từ trước 1975 còn hoạt động đến ngày nay.

Để đáp ứng các yêu cầu về trả nợ vay từ phía nhà tài trợ, Chính quyền Sài Gòn đã ra Sắc lệnh số 329-CC/GT ngày 23/11/1959 đặt nền tảng cho việc thành lập Sài Gòn Thủy Cục (STC).

Theo đó, STC là một cơ quan tự trị về hành chính và tài chính, có tư cách pháp nhân, thay thế cho Công ty Điện Nước Đông Dương trong nhiệm vụ cung cấp nước cho Đô thành Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định và các khu vực phụ cận. 

Việc quản trị STC do một Hội đồng quản trị đảm nhiệm với Chủ tịch Hội đồng quản trị là Tổng Trưởng Công chính thời bấy giờ. Giám đốc STC chịu trách nhiệm điều hành với sự trợ giúp của các phụ tá Giám đốc.

Từ khi thành lập, STC đã tiếp quản hệ thống sản xuất và phân phối nước bao gồm hệ thống captage, giếng sâu, thủy đài, 293 km hệ thống ống cái, 146 km hệ thống ống nhánh và 16.511 đồng hồ nước các cỡ. Tổng số nhân viên của STC năm 1961 là 156 người.

Để giải quyết tình trạng thiếu nước trong thời gian hoàn thành dự án hệ thống nước sông Đồng Nai, từ năm 1961 đến 1966, STC đã khoan thêm 16 giếng Layne để cấp nước cho thành phố. Tuy nhiên, những giếng này có độ pH thấp, hàm lượng sắt cao và thường xuyên bị nhiễm mặn khiến lượng nước cung cấp gần như không thay đổi nhiều.

Phải đến ngày 12/12/1966, sau hơn 5 tháng hoạt động thử nghiệm, STC tổ chức khánh thành và đưa hệ thống nước sông Đồng Nai vào công tác sản xuất nước sạch của toàn thành phố, từng bước thay thế hệ thống captage và giếng Layne. 

Để đảm bảo vận hành toàn bộ hệ thống và trả được nợ vay khi thực hiện dự án này, giá nước cũng được đề xuất tăng tùy đối tượng từ 27-42% so với giá năm 1958.

Hệ thống Cấp nước ở Sài Gòn trước năm 1975 - Ảnh 4.

Tháp nước gần 140 năm tuổi trong khuôn viên Sawaco - Ảnh Hữu Khoa

Sau ngày thống nhất đất nước, Sài Gòn Thủy Cục được đổi tên thành Công ty Cấp nước Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp tục sự nghiệp phục vụ người dân, đảm bảo công cuộc xây dựng và phát triển bền vững của đất nước. 

Hệ thống sản xuất và cung cấp nước của Sài Gòn tính đến ngày 30/4/1965 gồm: Hệ thống nước Đồng Nai, Captage Gò Vấp, Tân Sơn Nhất, Nhà máy bơm Duy Tân, 34 giếng Layne, 21 thủy đài với tổng dung tích 69.942 m3, hệ thống ống phân phối chính dài 13,5 km, 158.693 đồng hồ nước các cỡ, 314 trụ cứu hỏa, 335 họng cứu hỏa và 190 vòi nước công cộng với tổng công suất nước sạch đạt 450.000 m3/ngày đêm.

Sawaco hiện nay đang chịu trách nhiệm đảm bảo cấp nước cho gần 1,6 triệu khách hàng tại TP. HCM, đô thị lớn nhất cả nước.

Tác giả:
Hoàng Long
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Nhà máy nước mặt Sông Đuống - gìn giữ mạch nguồn nước ngọt cho phía Đông Bắc thành phố Hà Nội

Nhà máy nước mặt Sông Đuống - gìn giữ mạch nguồn nước ngọt cho phía Đông Bắc thành phố Hà Nội

Trung tuần tháng 10/2024, lãnh đạo VWSA cùng đại diện Nhà máy nước mặt Sông Đuống đã có chuyến tham quan và khảo sát nhằm chuẩn bị cho công tác đón đoàn khách tham quan trong khuôn khổ Vietnam Water Week 2024.

Nghe nhìn 18/10/2024
Gợi ý cách xử lý môi trường nước nuôi thủy sản sau thiên tai

Gợi ý cách xử lý môi trường nước nuôi thủy sản sau thiên tai

Ngành nuôi trồng thủy sản miền Bắc đang đối mặt với nhiều thách thức sau bão YAGI. Khi bão rút đi, môi trường nuôi thủy sản bị xáo trộn, ảnh hưởng đến dinh dưỡng và phát triển của tôm cá. Với các biện pháp kỹ thuật xử lý môi trường nước được gợi ý sau đây, người dân có thể sớm phục hồi sản xuất.

Nghe nhìn 09/10/2024
SAWACO hỗ trợ mổ mắt miễn phí cho bệnh nhân nghèo tỉnh Kiên Giang

SAWACO hỗ trợ mổ mắt miễn phí cho bệnh nhân nghèo tỉnh Kiên Giang

Cuối tháng 9/2024, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã phối hợp cùng Hội bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM tổ chức đoàn đến thăm và hỗ trợ mổ mắt miễn phí cho 200 bệnh nhân nghèo ở huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.

Doanh nghiệp 30/09/2024
Nâng cao hiệu quả nuôi tôm thông qua việc xử lý nguồn nước ao nuôi

Nâng cao hiệu quả nuôi tôm thông qua việc xử lý nguồn nước ao nuôi

Kinh ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ được dự báo tăng nhẹ vào cuối năm 2024 so với cùng kỳ năm ngoái. Do đó, bà con nông dân cần nhanh chóng nắm bắt cơ hội, nâng cao hiệu quả nuôi tôm để tìm kiếm chiếc vé “thông hành” cho tôm Việt ra thế giới.

Doanh nghiệp 30/09/2024
HueWACO vinh dự nhận giải TOP Công nghiệp Việt Nam 4.0

HueWACO vinh dự nhận giải TOP Công nghiệp Việt Nam 4.0

HueWACO vinh dự đạt TOP Doanh nghiệp có sản phẩm số thông minh và giải pháp công nghệ Công nghiệp 4.0 tại Lễ biểu dương “TOP công nghiệp 4.0 Việt Nam”.

Doanh nghiệp 28/09/2024
Tiền phong Nam: Hành trình 17 năm khẳng định vị thế

Tiền phong Nam: Hành trình 17 năm khẳng định vị thế

Ngày 27/9/2007, Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong phía Nam (Tiền Phong Nam) chính thức thành lập, bắt đầu một hành trình 17 năm phát triển với nhiều thách thức và thành công.

Doanh nghiệp 27/09/2024
Hợp tác giữa Ngân hàng ADB và VWSA: Xác định khoảng trống và cơ hội thúc đẩy bình đẳng giới trong ngành Nước

Hợp tác giữa Ngân hàng ADB và VWSA: Xác định khoảng trống và cơ hội thúc đẩy bình đẳng giới trong ngành Nước

Theo chuyên gia cao cấp của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), tỷ lệ lao động nữ tham gia làm việc và lãnh đạo doanh nghiệp ngành Nước, đưa ra các quyết định quan trọng chiếm chưa đến 17%. Do đó, cần có những giải pháp cụ thể nhằm phát huy vai trò nữ giới trong các hoạt động ngành Nước, lấp đầy khoảng trống về bình đẳng giới.

Nhà máy nước sạch Sơn Thạnh chính thức đi vào vận hành

Nhà máy nước sạch Sơn Thạnh chính thức đi vào vận hành

Ngày 20/09/2024, Nhà máy xử lý nước sạch Sơn Thạnh - một trong những dự án trọng điểm của DNP Water - đã chính thức đi vào vận hành sau 12 tháng thi công, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện hạ tầng cấp nước của tỉnh Khánh Hòa.

Doanh nghiệp 23/09/2024
Bảo đảm cấp nước an toàn, số hoá quản lý, phát triển khách hàng

Bảo đảm cấp nước an toàn, số hoá quản lý, phát triển khách hàng

Một trong những thành quả đạt được của Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) qua thực hiện Chương trình “Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng giai đoạn 2022-2026” là công tác bảo đảm cấp nước an toàn, phát triển khách hàng và giảm thất thoát nước.

Top