
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtVới nhiều nhà khác cùng thôn thì khoảng cách đó là hai tuần, và sau một tháng họ phải thay lõi lọc.
Gia đình ông Nhân chỉ là một trong khoảng 700 hộ sinh sống tại thôn Chợ Nga, xã Thanh Xuân thuộc huyện Sóc Sơn. Nhiều năm nay họ phải sống thiếu nước sạch bởi một dự án cấp nước phê duyệt năm 2017 để khánh thành năm 2020 đến nay vẫn không hoạt động, trong khi các nguồn nước khác như giếng khoan hay ao hồ đều có chất lượng không đảm bảo.
"Nhà nước thực hiện nông thôn mới, đường xá đã bê tông hoá rộng rãi rồi mà còn mỗi nước sạch là chưa thấy có", ông Nhân nói với phóng viên Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam. "Nước là thứ cần thiết trong sinh hoạt mà chúng tôi sống thiếu nước sạch trong suốt bao nhiêu năm nay".
Thôn Chợ Nga cách trung tâm Hà Nội khoảng 30 km về phía Bắc, cách Sân bay Quốc tế Nội Bài khoảng 5 km.
Tính đến tháng 5/2021, chỉ khoảng 20% dân số ở huyện Sóc Sơn, tức là khoảng gần 75.000 người, có nước sạch để dùng, theo một thống kê chính thức báo Hà Nội Mới công bố trực tuyến.
"Nguồn nước sinh hoạt chính của người dân tại đây là từ giếng khơi và nước mưa, trên vùng đất này rất khó khoan giếng và nếu khoan thì chi phí sẽ rất cao khoảng 50 triệu (đồng), tuy vậy có khi khoan hơn 150 m vẫn không thấy mạch nước nên gia đình tôi phải dùng giếng khơi, dùng nước mưa, nước ngấm để sinh hoạt", ông Nhân nói.
Năm 2017, Hà Nội đã phê duyệt một dự án đầu tư cấp nước sạch cho 18 xã của huyện Sóc Sơn, trong đó có Thanh Xuân, và lẽ ra năm 2020 dự án đã phải hoàn thiện, song bên thi công không giải thích với chính quyền huyện vì sao chưa thi công, báo Hà Nội Mới dẫn lời một cán bộ Phòng Quản lý Đô thị huyện Sóc Sơn trong bài đăng trực tuyến ngày 14/6/2021.
Để khắc phục tình trạng thiếu nước mùa khô, các gia đình ở thôn Chợ Nga dẫn nước từ ao về bơm xuống vườn, rồi cho nước thấm qua đất xuống mạch nước ngầm trước khi về các giếng.
Năm 2021 một trận mưa lớn đã làm cống bê tông dẫn nước thải bị vỡ, nước bẩn tràn vào ao, nguồn nước mặt duy nhất của thôn.
Ao thôn Chợ Nga, nơi người dân từng lấy nước về bơm vào vườn, hiện đã bị ô nhiễm.
Ảnh: Tuấn Anh/Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam.
Nhiều hộ dân tại đây đã cùng chi một khoản lớn để đào giếng khoan từ ngoài ruộng cách khoảng 2 km để lấy nước sử dụng. Một trong những cách họ dẫn nước về nhà là đi đường ống nước theo đường dây điện để tránh vỡ, hỏng, nhưng lại rất nguy hiểm.
Ống dẫn nước từ ngoài ruộng về các hộ gia đình tận dụng đường dây điện để tránh vỡ, hỏng.
Ảnh: Tuấn Anh/Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam.
Ống nước đi theo đường dây điện ẩn chứa mối nguy hiểm lớn cho người dân địa phương.
Ảnh: Tuấn Anh/Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam.
Tuy nhiên, chất lượng nguồn nước người dân đang sử dụng không đảm bảo.
Ông Nhân cho biết, nguồn nước của nhiều hộ dân tại thôn bị nhiễm bẩn nặng. Nước từ giếng khoan bơm lên thường chỉ dùng tắm rửa, còn để ăn uống được phải bơm qua bể lọc, rồi nước từ bể lọc lại qua một lần lọc máy. Mỗi tháng người dân đều phải thay lõi lọc nước, bởi chỉ sau hai tuần lõi lọc đã bẩn nặng.
Quả lọc của bình lọc nước nhà ông Nhân đã bẩn chỉ sau 1 tuần.
Ảnh: Tuấn Anh/Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam.
Chính quyền Hà Nội dự kiến nâng ít nhất 20% công suất hệ thống cấp nước sạch và đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của toàn bộ người dân tới 2025, báo Hà Nội Mới đưa tin hồi tháng 8/2022.
Hiện các công ty cấp nước cho Hà Nội đạt tổng nguồn nước sạch khoảng 1,53 triệu mét khối/ngày - đêm, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của 100% dân cư đô thị và hơn 82% tại khu vực nông thôn (264/413 xã).
Có nước sạch là mong muốn duy nhất của người dân thôn Chợ Nga.
"Chúng tôi mong sao có thể kiến nghị lên cấp trên để sớm có nước sạch để đảm bảo sức khỏe", ông Nhân nói.
Để phục vụ tốt nhất cho quý khách tới tham quan, tham dự sự kiện, sự kiện Vietnam Water Week 2025 chính thức mở cổng đăng ký trực tuyến cho công chúng thăm quan.
Kể từ ngày 12/6/2025, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố. Trong đó có 19 tỉnh và 4 thành phố hình thành sau sắp xếp và 11 tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp.
Trước dự báo về đợt mưa lớn diện rộng tại khu vực Bắc Bộ, Bộ Xây dựng đã ban hành công điện yêu cầu các đơn vị, địa phương liên quan triển khai khẩn cấp các phương án phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai.
Sáng ngày 26/6/2025, Công ty Nước sạch Hà Nội kết hợp với Trung tâm Khoa học công nghệ y sinh và môi trường đã tổ chức khóa tập huấn về Thông tư số 52/2024/TT-BYT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy đinh kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt có hiệu lực từ 01/7/2025.
Ngày 27/6/2025, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (SAWACO) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ V, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Bùi Xuân Cường đến dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.
Ngày 24/6/2025, Tạp chí Xây dựng, Bộ Xây dựng đã chính thức có công văn số 117/CV-TCXD xác nhận tiếp tục là đơn vị bảo trợ truyền thông cho Tuần lễ Nước Việt Nam 2025 (Vietnam Water Week 2025).
Với chủ đề “Thành phố chống chịu lũ lụt: Thích ứng với biến đổi khí hậu”, Tuần lễ Nước Singapore (SIWW) 2025 đã diễn ra từ ngày 23 đến 25/6/2025. Đại diện Hội Cấp Thoát nước Việt Nam, Phó Chủ tịch Hạ Thanh Hằng tham dự sự kiện.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, báo chí phải không ngừng tự đổi mới để phát triển tương xứng với tầm vóc thời đại, với sự phát triển của đất nước, thực sự trở thành nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại, phục vụ sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và nhân dân trên hành trình dựng xây và phát triển đất nước.
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), sáng ngày 19/6, lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã gặp mặt chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam.