Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Hạn mặn vẫn đeo bám ĐBSCL

28/04/2020 00:00

Giữa tháng 4, Sóc Trăng là tỉnh thứ 6 công bố tình huống khẩn cấp về hạn, mặn, sau các tỉnh Bến Tre, Long An, Tiền Giang, Kiên Giang và Cà Mau. Tình hình hạn mặn vẫn đang đeo bám người dân ĐBSCL.

Giữa tháng 4, Sóc Trăng là tỉnh thứ 6 công bố tình huống khẩn cấp về hạn, mặn, sau các tỉnh Bến Tre, Long An, Tiền Giang, Kiên Giang và Cà Mau. Tình hình hạn mặn vẫn đang đeo bám người dân ĐBSCL.

Nỗi lo thiếu nước sinh hoạt


Theo Bộ NN-PTNT, lưu vực sông Mê Công (2019-2020) ít nước, lưu lượng nước về ĐBSCL bị thiếu hụt nghiêm trọng so với trung bình nhiều năm, thậm chí thấp hơn đợt hạn mặn lịch sử 2015-2016. Đáng lưu ý là nguồn nước ngọt phục vụ trong sinh hoạt, sản xuất bị thiếu trầm trọng. Có khoảng 95.600 hộ dân đang gặp khó khăn trong thời gian diễn ra hạn mặn. Tại Sóc Trăng có 24.400 hộ thiếu nước ngọt, Bến Tre là 20.000 hộ, Kiên Giang là 11.300 hộ, Trà Vinh là 8.600 hộ, Long An là 7.900 hộ, Bạc Liêu là 3.300 hộ.

Bến Tre là tỉnh bị xâm nhập mặn bao phủ toàn bộ; trong các kỳ triều cường, hầu như không có nguồn nước ngọt cung cấp cho sản xuất và dân sinh, nguồn nước máy trên địa bàn tỉnh bị nhiễm mặn đến 5‰. Thống kê cho thấy, từ đầu năm đến nay, hạn mặn đã làm chết hơn 5.200ha lúa, gần 100ha cây ăn quả, cây giống trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Ngoài ra, khoảng 20.000ha cây ăn quả; 72.000ha dừa và hơn 1.000ha cây giống, hoa kiểng bị ảnh hưởng.

Phó Giám đốc Đài khí tượng thủy văn tỉnh Bến Tre Đặng Hoàng Lam cho biết, hiện độ mặn tiếp tục giảm, nhưng vẫn còn duy trì ở mức cao trong thời gian dài. Nguyên nhân chính độ mặn giảm do thủy triều, mưa chỉ giải quyết được lượng nước tưới, trữ nước sinh hoạt. Vừa qua, cơn mưa "vàng” xuất hiện trên diện rộng, trong đó có Bến Tre, đã giúp hàng chục ngàn hécta cây ăn quả đang bị thiếu nước ngọt nghiêm trọng được giải cứu và người dân tranh thủ lấy nước mưa để sử dụng.

Ngày 26-4, người dân sống tại huyện Ba Tri (tỉnh Bến Tre) cho biết, đầu tháng 4 đến nay, hồ chứa nước ngọt Kênh Lấp sắp cạn, khiến người dân vô cùng lo lắng. Hồ có công suất chứa hơn 800.000m3, đảm bảo nước sinh hoạt cho 200.000 người dân tại 24 xã, thị trấn thuộc huyện Ba Tri. Tuy nhiên, ảnh hưởng bởi hạn mặn những tháng qua làm cho nước trong hồ dần khô cạn. Do nước cấp từ bên ngoài hồ chứa đã bị nhiễm mặn nên 3 tháng nay hồ không có nguồn nước để bổ sung thêm.

Tại vùng bán đảo Cà Mau, người dân thường sử dụng nước ngầm để sinh hoạt vào mùa khô. Tuy nhiên, có những khu vực không khoan được nước ngầm đã tác động tiêu cực đến đời sống và sản xuất của người dân, đa số không chủ động được nguồn nước để sinh hoạt. Giám đốc Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Cà Mau Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, tỷ lệ hộ gia đình nông thôn sử dụng nước từ những công trình cấp nước tập trung rất thấp (18%), tỷ lệ sử dụng nước từ giếng khoan nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình (74%) và phần còn lại là sử dụng các nguồn khác hoặc không có nước ngọt sinh hoạt (8%).

Mặn sẽ tiếp tục xâm nhập

Thời gian qua, nhiều đơn vị, tổ chức, mạnh thường quân đã đồng hành với người dân vùng hạn mặn. Tại các tỉnh chịu nhiều hạn mặn như Bến Tre, Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang.. thống kê của Ủy ban MTTQ Việt Nam địa phương cho biết, đã tiếp nhận hàng ngàn bồn chứa nước, máy lọc nước, can nhựa của nhiều tổ chức, cá nhân; nhiều chuyến xe, tàu chở nước ngọt đến cung cấp miễn phí đã giúp người dân vượt qua khó khăn trong mùa hạn hán, xâm nhập mặn gay gắt như hiện nay. Nhưng đó vẫn chỉ là những giải pháp tình thế.

Theo Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, từ nay đến ngày 1-5, dòng chảy trên các sông tại vùng ĐBSCL vẫn còn ở mức thấp, mặn sẽ tiếp tục xâm nhập và kéo dài đến đầu tháng 5. Trong thời gian trên, ở vùng thượng nguồn ĐBSCL, gồm phần đất tỉnh An Giang, Đồng Tháp, thượng nguồn Long An, Kiên Giang và TP Cần Thơ, đầu nước tiếp tục thấp, khó khăn bơm tát ở các vị trí xa kênh trục.

Vùng giữa ĐBSCL, gồm một phần TP Cần Thơ, tỉnh Tiền Giang, Long An, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và vùng được kiểm soát mặn ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre nước ngọt có khả năng xuất hiện ở các cửa sông khi chân triều thấp, sông Cổ Chiên nước ngọt xuất hiện từ 35-45km, sông Hậu 35-45km, sông Vàm Cỏ 90-105km, sông Cái Lớn 55-65km.

Các sông Hàm Luông, Cửa Đại và Cửa Tiểu khả năng lấy nước hạn chế do mặn nền tiếp tục duy trì cao. Các địa phương cần chủ động biện pháp tích trữ nước phục vụ sinh hoạt; tích nước ngay khi có thể để đề phòng mặn tiếp tục cao. Vùng ven biển ĐBSCL, gồm Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và tỉnh Kiên Giang cần chủ động các biện pháp chống hạn mặn và cấp nước sinh hoạt, chủ động tích nước trước khi mặn tăng cao hơn.
Những ngày vừa qua, tại ĐBSCL không có mưa hoặc có mưa nhỏ một vài nơi, mực nước phụ thuộc từ thượng nguồn và chu kỳ triều. Mực nước và lưu lượng tại 2 trạm đầu nguồn ĐBSCL (Tân Châu và Châu Đốc) đã giảm đi so với những ngày đầu tháng 4 khoảng 0,2m, lưu lượng giảm khoảng 200m3/s. So với trung bình nhiều năm, mực nước tại Tân Châu, Châu Đốc thấp hơn từ 0,07 - 0,03m… Các địa phương vùng ĐBSCL cần vận hành hệ thống công trình hợp lý, kiểm soát mặn thường xuyên ở các hệ thống thủy lợi, các cửa lấy nước, đảm bảo tích trữ nước và bảo vệ nguồn nước trong thời kỳ mặn lịch sử này.

Lúng túng chuyển đổi sản xuất

Đối diện với hạn mặn kéo dài, tâm thế của nhiều nông dân tại ĐBSCL vẫn loay hoay với suy nghĩ sẽ làm gì để sống được trên chính mảnh ruộng của ông cha mình. Tại nhiều địa phương, chuyển đổi sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu được xem là một trong những giải pháp hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Bài toán muôn thuở "nuôi con gì, trồng cây gì?” một lần nữa được đặt ra, nhưng lần này thì khó khăn và khắc nghiệt hơn. Bà Nguyễn Thị Nhiên, ngụ huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng chia sẻ: "Vùng này chỉ chuyên canh lúa, trước đây làm được 3 vụ/năm, cũng sống tạm được. Tuy nhiên, khi hạn mặn kéo đến, chúng tôi chới với chẳng biết làm gì. Không còn cách nào, người thì bỏ ruộng hoang, người thì bươn chải lên thành phố làm thuê”.

Hiện nay, tại nhiều địa phương cũng đã xuất hiện các mô hình chuyển đổi giống, cây trồng, vật nuôi thích ứng với hạn mặn mang lại hiệu quả kinh tế cao như: đưa màu xuống chân ruộng, mô hình sản xuất tôm - lúa, xuống giống chịu mặn... Tuy nhiên, thực tế cho thấy, số lượng nông dân chủ động, mạnh dạn trong chuyển đổi sản xuất vẫn còn rất ít, đa số vẫn giữ thói quen sản xuất theo phương thức cũ.

Anh Thạch Son (ngụ huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng), một nông dân vừa bị thiệt hại trắng hơn 10.000m2 đất lúa, chia sẻ: "Đã nhiều lần tôi định buông bỏ cây lúa vì thấy làm không có ăn. Nhưng nói thiệt, tôi cũng không biết trồng cây gì bây giờ. Đất đai ở đây chỉ trồng lúa, vườn thì chủ yếu là vườn tạp, không có cây ăn trái gì.
 
Hạn mặn vẫn đeo bám ảnh 1
Hạn mặn làm cạn kiệt nguồn nước nuôi cây ăn trái tại Cù lao Dung, tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: TÍN HUY
 
Vai trò định hướng trong chuyển đổi sản xuất của chính quyền và các ngành chức năng địa phương được đặt ra từ lâu, nhưng trên thực tế đã vấp phải không ít khó khăn. Trưởng phòng NN-PTNT huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng Lâm Văn Vũ cho biết, để ứng phó với hạn mặn, ngành nông nghiệp huyện đã kết hợp với chính quyền địa phương các xã để vận động bà con thay thế lúa bằng những cây trồng khác như: nhãn, bưởi, hoa màu... tuy nhiên không mang lại kết quả. Một mặt, vì đây là vùng chuyên canh lúa, người dân đã quen với việc trồng lúa nên rất khó thay đổi sang cây trồng khác; mặt khác, việc định hướng sản xuất chỉ dừng lại ở mức tuyên truyền, vận động, lựa chọn vẫn thuộc về nông dân.
 
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, những tháng đầu năm 2020, tổng lượng dòng chảy trên sông Mê Kông thiếu hụt từ 30%-35% so với trung bình nhiều năm. Đặc biệt, từ đầu mùa khô 2019-2020 đến nay, ĐBSCL đã có 5 đợt xâm nhập mặn tăng cao, làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất và dân sinh. Chiều sâu xâm nhập mặn (4g/l) ở các cửa sông Cửu Long đã sâu hơn năm 2016 từ 3-10km; các sông Vàm Cỏ (Long An), Cái Lớn (Kiên Giang) ở mức thấp hơn từ 5-15km.

Bên cạnh đó, tại khu vực này trong tháng 4 và 5-2020 sẽ có tổng lượng mưa phổ biến thấp hơn so với trung bình nhiều năm. Cảnh báo tiếp tục ít mưa và khô hạn kéo dài đến giữa tháng 5; xâm nhập mặn trên các sông Vàm Cỏ (Long An), Cái Lớn (Kiên Giang), vùng bán đảo Cà Mau khả năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao cho đến cuối tháng 4 và sau đó giảm dần. Dự báo mùa mưa ở khu vực ĐBSCL có khả năng đến muộn, vào khoảng cuối tháng 5.
 
Theo Báo SGGP
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Doanh nghiệp ngành Cấp Thoát nước chủ động ứng phó cơn bão số 3 YAGI

Doanh nghiệp ngành Cấp Thoát nước chủ động ứng phó cơn bão số 3 YAGI

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, cơn bão số 3 YAGI là cơn bão mạnh nhất đi vào vịnh Bắc Bộ trong 10 năm trở lại đây. Để giảm thiểu được tối đa những hệ lụy, sự tàn phá mà cơn bão gây ra, các doanh nghiệp ngành Cấp Thoát nước (CTN) đã chủ động thực hiện các biện pháp ứng phó kịp thời.

Chương trình đào tạo kỹ năng quản lý hiệu quả trong thế giới VUCA

Chương trình đào tạo kỹ năng quản lý hiệu quả trong thế giới VUCA

Trong hai ngày 05-06/09 vừa qua, tại Sơn La đã diễn ra khóa đào tạo kỹ năng quản lý hiệu quả trong thế giới VUCA. Khóa học do Trung tâm đào tạo bồi dưỡng ngành nước Việt Nam (VWTC) phối hợp với Công ty CP Cấp nước Sơn La tổ chức.

Bão số 3 mạnh lên thành siêu bão: Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó khẩn cấp

Bão số 3 mạnh lên thành siêu bão: Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó khẩn cấp

Sáng nay (ngày 5/9/2024), bão số 3 đã mạnh lên thành siêu bão, được dự báo có cường độ rất mạnh, mức độ rủi ro thiên tai lớn, diễn biến phức tạp. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 87/CĐ-TTg ngày 5/9/2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024.

Dự báo bão số 3 là cơn bão mạnh nhất đi vào vịnh Bắc Bộ trong 10 năm trở lại đây

Dự báo bão số 3 là cơn bão mạnh nhất đi vào vịnh Bắc Bộ trong 10 năm trở lại đây

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (tên quốc tế là YAGI), chiều 4/9, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia đã tổ chức cuộc họp chia sẻ thông tin với báo chí về tình hình cơn bão này. Nhiều nhận định và dự báo về cơn bão đã được các chuyên gia đưa ra chi tiết, cụ thể.

Cận cảnh nhà máy xử lý nước thải lớn nhất cả nước tại Thành phố Hồ Chí Minh

Cận cảnh nhà máy xử lý nước thải lớn nhất cả nước tại Thành phố Hồ Chí Minh

Sáng 30/8/2024, Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ khánh thành Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng giai đoạn 2, thuộc dự án Cải thiện môi trường nước thành phố, lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ (giai đoạn 2).

Đại diện Hội Cấp thoát nước Việt Nam tham dự Hội nghị & Triển lãm Nước quốc tế 2024 tại Toronto, Canada

Đại diện Hội Cấp thoát nước Việt Nam tham dự Hội nghị & Triển lãm Nước quốc tế 2024 tại Toronto, Canada

Hoạt động nổi bật trong năm 2024 của Hiệp hội Nước quốc tế (IWA) là Hội nghị & Triển lãm Nước quốc tế năm 2024, được tổ chức từ ngày 11-15 tháng 8 năm 2024, tại Toronto, Canada. GS.TS.NGƯT Nguyễn Việt Anh, Phó Chủ tịch Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã tham dự Hội nghị.

Diễn đàn Nước Indonesia: Cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam và thế giới

Diễn đàn Nước Indonesia: Cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam và thế giới

Từ ngày 28 đến 31/8/2024, đoàn công tác của Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) do Phó Chủ tịch Hạ Thanh Hằng dẫn đầu đã tham dự Diễn đàn Nước Indonesia (Indonesia Water). Cùng đi với đoàn có các đại diện của Công ty CP Cấp nước Aquaone. Đây là sự kiện quốc tế diễn ra hàng năm do Hội nước Indonesia (PERPAMSI) tổ chức.

Quốc tế 30/08/2024
Giải thưởng Cán bộ trẻ ngành Nước Việt Nam 2024: Tiếp tục phiên hội thảo thứ III

Giải thưởng Cán bộ trẻ ngành Nước Việt Nam 2024: Tiếp tục phiên hội thảo thứ III

Theo kế hoạch, phiên hội thảo thứ III thuộc Giải thưởng Cán bộ trẻ ngành Nước Việt Nam 2024 đã diễn ra vào sáng 30/8/2024 với sự tham gia của đại diện Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội và Công ty TNHH Xử lý nước thải Đà Nẵng.

Diễn đàn 30/08/2024
SAWACO chống thất thoát nước bằng thiết bị Noise logger kết hợp Lý thuyết đồ thị và thuật toán di truyền

SAWACO chống thất thoát nước bằng thiết bị Noise logger kết hợp Lý thuyết đồ thị và thuật toán di truyền

Hai cán bộ trẻ, Phạm Thị Tuyết Ngọc và Hồ Minh Thông thuộc Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) vừa nghiên cứu và đưa vào áp dụng Phương pháp sử dụng kết hợp giữa lý thuyết đồ thị và thuật toán di truyền với thiết bị Noise logger nhằm phát hiện, khắc phục rò rỉ nước từ đường ống.

Top