
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtTrong khi đó bão mùa đông được dự báo sẽ mạnh lên, mang nhiều mưa hơn do biến đổi khí hậu tăng cường, theo một nghiên cứu mới.
Hai hiện tượng chồng chéo gồm luồng hơi ẩm dày đặc khổng lồ từ đại dương, gọi là “sông khí quyển”, và hệ thống áp suất thấp sinh ra từ bão có tên “bom lốc xoáy” đã gây lũ lụt nghiêm trọng, tuyết rơi dày, gió mạnh. Ít nhất 20 người đã chết ở California, và thiệt hại vật chất lên tới hàng tỷ đô la.
Chín cơn bão đã ập tới California từ 26/12/2022 đến 15/1/2023, đổ xuống bang đông dân nhất nước Mỹ khoảng 32 nghìn tỷ gallon (121 tỷ m3) nước, dưới dạng nước mưa và tuyết, gần bằng lượng nước hồ Tahoe, một trong các hồ sâu nhất ở Bắc Mỹ.
Trước đó, nước trong các hồ chứa tại California đã thấp nghiêm trọng do hạn hán, khiến các đơn vị cấp nước phục vụ 27 triệu dân trong bang phải cắt giảm nguồn cung. Chính quyền đã kêu gọi người dân và doanh nghiệp tiết kiệm nước, hãng AP đưa tin.
Lượng nước từ chín cơn bão đã đáp ứng 30% nhu cầu nước của các đơn vị cấp nước công, từ 5% hồi tháng 12, bài của hãng AP đăng ngày 27/1 cho hay.
Theo Sở Tài nguyên Nước của bang, lượng nước từ các cơn bão đã bổ sung cho hai hồ chứa lớn nhất California, trong đó hồ Shasta đạt 44% tổng công suất, tăng 11% từ tháng 1/2022, nhưng thấp hơn mức trung bình lịch sử 72%, CNN đưa tin.
Về phía Nam, hồ Oroville đạt 49% công suất và còn thiếu 90% so với mức trung bình lịch sử cùng thời điểm, bài đăng CNN ngày 12/1 cho hay.
Bài báo của AP dẫn lời Tổng Giám đốc Adel Hagekhalil của Cơ quan Nước sạch Đô thị miền Nam California, cho biết lượng nước bổ sung “chắc chắn sẽ giúp các cộng đồng bị ảnh hưởng nặng nề trong đợt hạn hán”. Nhưng ông cũng cảnh báo rằng thách thức về nước ở Nam California còn lâu mới kết thúc.
“Chúng ta cần đôi ba năm mưa gió liên tục ở California để thấy hạn hán chấm dứt ở đây”, New York Times dẫn lời nhận xét của ông Alex Hall, Giám đốc Trung tâm Khoa học Khí hậu tại Đại học California.
Những tháng mưa nhiều nhất ở California kéo dài từ tháng 12 đến tháng 2 nhưng không thể chắc chắn mưa sẽ kéo dài đến hết mùa mưa. Thời gian còn lại trong năm 2023 có thể sẽ rất khô, mặc dù bão liên tục đầu năm.
“Việc mưa ít trong những tháng tới sau chuỗi cơn bão không phải là điều chưa từng xảy ra”, ông Hall nói.
Vào mùa mưa 2021-2022, các cơn lốc xoáy từ Thái Bình Dương đã giúp California chấm dứt đợt cháy rừng, băng tuyết dọc các khu vực phía Đông của bang đã tăng cao hơn trung bình, có vẻ đầy hứa hẹn. Nhưng đến tháng 1/2022, hết mưa, nước cạn kiệt nhanh chóng và hạn hán tiếp diễn trầm trọng hơn.
Trong đợt hạn hán, California chủ yếu dùng nước dự trữ tại các hồ chứa và nước ngầm. Nhiều nông dân đã bơm lượng nước ngầm khổng lồ, làm cạn kiệt dần nguồn nước này.
Bên cạnh đó, sông Colorado, nguồn cấp nước chính cho Nam California, cũng bị ảnh hưởng của hạn hán, làm cạn các hồ chứa lớn dọc sông, nhưng mưa bão lại không tới được lưu vực Colorado.
California đang phải đối mặt một vấn đề dài hạn của biến đổi khí hậu, Trái đất nóng lên cũng khiến cho tiểu bang nóng hơn và khô hơn. Dù có những năm ẩm ướt đan xen, hạn hán ở California đã xảy ra trong khoảng hai thập kỷ. Loạt bão trong ngắn hạn không thể bù đắp cho lượng mưa thấp trong rất nhiều năm.
Dự báo bão tăng cường
Các trận bão mùa đông cường độ mạnh và chứa nhiều nước nhất ở miền Tây nước Mỹ sẽ tăng lượng nước và quy mô trong một thế giới đang ấm lên, gây lụt lội ở các vùng đất và mạnh hơn tại mắt bão, một nghiên cứu mới cho hay.
Nghiên cứu đã công bố trên tạp chí Nature Climate Change do các nhà khoa học tại Phòng Thí nghiệm Quốc gia Tây Bắc Thái Bình Dương (PNNL) thuộc Bộ Năng lượng Mỹ thực hiện chỉ ra các thay đổi do biến đổi khí hậu sẽ đặc biệt mạnh ở những trận bão do sông khí quyển gây ra, PNNL đưa tin ngày 19/1.
Bão mùa đông sẽ không chỉ gây mưa nhiều hơn, mà lượng nước nhiều lên sẽ tập trung ở mắt bão, gây áp lực cho các công trình cầu đường. Trong khoảng 20% các cơn bão mạnh, lượng nước có thể tăng 30-40%, Nhà Khoa học Khí quyển và cùng là tác giả nghiên cứu Ruby Leung nói.
“Chúng tôi hy vọng những thay đổi này sẽ được các nhà quản lý nước và những người thiết kế cơ sở hạ tầng tính đến để công trình có thể chịu được thời tiết khắc nghiệt ngày càng tăng”, bà Leung nói.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.HCM vừa công bố kết quả lựa chọn nhà thầu Gói thầu XL-7 thuộc dự án Nâng cấp, gia cố cấp bách hệ thống thủy lợi bờ hữu ven sông Sài Gòn.
Trước dự báo về đợt mưa lớn diện rộng tại khu vực Bắc Bộ, Bộ Xây dựng đã ban hành công điện yêu cầu các đơn vị, địa phương liên quan triển khai khẩn cấp các phương án phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai.
Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã xây dựng và triển khai nhiều phương án để vận hành liên tục, đảm bảo cung cấp nước sạch cho hơn 10 triệu người dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong mùa mưa bão.
Với chủ đề “Thành phố chống chịu lũ lụt: Thích ứng với biến đổi khí hậu”, Tuần lễ Nước Singapore (SIWW) 2025 đã diễn ra từ ngày 23 đến 25/6/2025. Đại diện Hội Cấp Thoát nước Việt Nam, Phó Chủ tịch Hạ Thanh Hằng tham dự sự kiện.
Ngày 19/6/2025, Công ty CP Nước BIWASE Cần Thơ cho biết đã chính thức khánh thành và đưa vào vận hành Nhà máy nước Cần Thơ 3 với công suất 50.000 m³/ngày đêm. Dự án đánh dấu bước tiến trong việc nâng cao năng lực cấp nước đô thị, đáp ứng nhu cầu dân sinh và phát triển kinh tế xã hội của TP Cần Thơ và vùng phụ cận.
Sáng ngày 24/5/2025, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) phối hợp với Công ty CP Cấp nước tỉnh Lào Cai và chính quyền địa phương tổ chức lễ khánh thành và bàn giao hệ thống cấp nước sinh hoạt công suất 300m³/ngày đêm phục vụ khu tái định cư Làng Nủ (Lào Cai) sau thiên tai.
UBND tỉnh Long An vừa công bố kế hoạch đầu tư xây dựng 11 trạm xử lý nước thải (XLNT) sinh hoạt tập trung tại các đô thị trên địa bàn tỉnh, nhằm từng bước khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường kéo dài và thiếu hụt hạ tầng thu gom, xử lý nước thải.
Ngày 05/5/2025, lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có buổi làm việc với đoàn tư vấn dự án của Australia nhằm khảo sát, xây dựng dự án “Nâng cao năng lực thích ứng Biến đổi khí hậu và Cấp nước sinh hoạt nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”
Theo thông tin từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Chính phủ và các đối tác của các quốc gia vùng Thái Bình Dương phải hợp tác với các công ty cung cấp dịch vụ nhằm đảm bảo có thể duy trì hoạt động của mình về mặt tài chính để cung cấp các dịch vụ cấp nước chất lượng cao và dễ tiếp cận cho mọi người.