Nhiệt độ
Hà Nội xử lý dứt điểm vi phạm hành lang thoát lũ
Các địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội đang tập trung xử lý các vi phạm hành lang thoát lũ nhằm đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, thủy lợi, báo Hà Nội Mới đưa tin.
Dù đã bước vào mùa mưa lũ nhưng tiến độ xử lý bãi tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng ven sông của nhiều địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội rất chậm. Việc này không chỉ vi phạm pháp luật đê điều mà còn gia tăng rủi ro thiên tai, đe dọa an toàn các tuyến đê.
Nhiều bãi chứa không phép vẫn tồn tại
Theo quy định của Luật Đê điều và chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, từ ngày 15/6 đến 15/10 hằng năm, các địa phương phải nghiêm cấm hoạt động khai thác cát, dừng tập kết và hạ thấp độ cao bãi tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng ở bãi sông, ven đê để tăng khả năng lưu thoát lũ, bảo đảm an toàn các tuyến đê.
Tuy nhiên, theo phóng viên báo Hà Nội Mới, vẫn còn một số địa phương chưa thực hiện nghiêm túc chỉ đạo trên. Tại bờ hữu sông Hồng, đoạn thuộc địa bàn xã Đường Lâm (thị xã Sơn Tây) còn 4 bãi tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng chưa giảm chiều cao chất tải xuống dưới 3 m.
Trên tuyến đê Vân Cốc, đoạn thuộc địa bàn xã Xuân Đình và Vân Phúc (huyện Phúc Thọ) có 3 bãi tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng ngang nhiên hoạt động dù chưa được cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép.
Tại xã Thống Nhất và Hồng Vân (huyện Thường Tín) còn 13 bãi tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng hoạt động nhưng không có giấy phép.
Thống kê của Chi cục Thủy lợi và Phòng, chống thiên tai Hà Nội, trên địa bàn thành phố có 119/152 bãi tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng không có giấy phép, 71 bãi có xe quá tải ra - vào bãi và đi trên đê.
Tình trạng tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng với diện tích và chiều cao chất tải lớn, nằm trong tuyến thoát lũ sông Đà, sông Hồng, sông Đuống, tập trung nhiều tại các quận, huyện, thị xã: Sơn Tây, Bắc Từ Liêm, Đông Anh, Mê Linh, Thường Tín ...
Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng, chống thiên tai Hà Nội Phạm Quang Đông nói với báo Hà Nội Mới: "Thực tế trên không chỉ tiềm ẩn nguy cơ sạt lở bờ, bãi sông và công trình bảo vệ bờ sông mà còn trực tiếp cản trở dòng chảy thoát lũ, đe dọa an toàn hệ thống đê điều khi mực nước sông dâng cao..."
Xử lý dứt điểm
Đại diện các huyện, thị xã Sơn Tây, Ba Vì, Thường Tín khẳng định đang tập trung chỉ đạo chính quyền cấp cơ sở xử lý dứt điểm các bến bãi không có giấy phép.
Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Bùi Công Thản cho biết: "Huyện đã chỉ đạo các xã ven sông Hồng thường xuyên phối hợp với cơ quan quản lý đê kiểm tra, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng".
Ông cung cấp thêm: "Thời điểm này, chủ các bãi đã di dời hơn 60.000 m3 cát ra khỏi khu vực bãi sông theo quy định. Huyện đã quyết định chấm dứt hoạt động 2 bãi tập kết vật liệu xây dựng ngoài bãi sông Hồng thuộc địa bàn xã Thống Nhất..."
Tháng 5 vừa qua, huyện đã đóng 12/14 bãi tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng hoạt động không có giấy phép, vi phạm chiều cao chất tải trong mùa mưa lũ, Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng chia sẻ.
Phó Trưởng phòng Kinh tế thị xã Sơn Tây Khuất Văn Học khẳng định, trong tháng 6 này, thị xã sẽ cưỡng chế giải tỏa đối với những bãi chứa không giảm chiều cao chất tải, vi phạm pháp luật đê điều, đất đai, xây dựng...
Để quản lý hiệu quả đất bãi sông, bảo đảm hành lang thoát lũ, an toàn hệ thống đê điều, các quận, huyện, thị xã đề nghị Sở NN&PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố hướng dẫn các tập thể, cá nhân thủ tục cấp giấy phép đối với các bãi tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng ngoài bãi sông ...
Sở NN&PTNT Hà Nội đề nghị các quận, huyện, thị xã tập trung xử lý, giải tỏa dứt điểm các bến bãi chất tải vượt chiều cao quy định, không đủ điều kiện, không phù hợp quy hoạch của thành phố, cản trở trực tiếp dòng chảy thoát lũ.
Các tuyến sông cần chú ý: sông Hồng, sông Đà, sông Đuống, sông Đáy, sông Cà Lồ, đoạn thuộc địa bàn các quận, huyện: Phúc Thọ, Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Thường Tín, Hoàng Mai, Tây Hồ ...
Cùng với giải pháp trên, các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra, rà soát và có phương án quản lý, sử dụng các khu vực bãi ven sông theo quy định; kiên quyết thu hồi hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền thu hồi đối với diện tích đất bãi sông sử dụng sai mục đích, vi phạm pháp luật nhằm phòng ngừa, ứng phó thiên tai ngày càng phức tạp, khó lường.
Lịch sử Hội Cấp thoát nước Việt Nam
Đọc thêm
Đại hội Chi bộ Cơ quan Hội Cấp Thoát nước Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2027
Sáng ngày 04/12/2024, Đại hội Chi bộ Cơ quan Hội Cấp Thoát nước Việt Nam nhiệm kỳ 2025 - 2027 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Đồng chí Nguyễn Văn Tươi được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Chi bộ.
Hoạt động hợp tác giữa Nhà trường và Doanh nghiệp ngành Nước ngày càng thực chất và hiệu quả
Ngày 22/11 vừa qua, Bộ môn Cấp thoát nước, Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội và Công ty CP Cấp nước Hải Phòng đã chủ trì tổ chức Tọa đàm khoa học và ký kết Thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 – 2029
Việt Nam - Hàn Quốc: Hợp tác nâng cao năng lực ngành Nước
Đây là nội dung chính được thảo luận trong cuộc gặp mặt giữa Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) với Hội Công trình Nước và Nước thải Hàn Quốc (Hội nước Hàn Quốc) và Tổng Công ty Tài nguyên Nước Hàn Quốc (K-Water) vào sáng 28/11 vừa qua.
Trạm Cấp nước sạch đảo Bạch Long Vĩ "vượt nắng thắng mưa" mang nguồn nước ngọt ra hải đảo
Bạch Long Vĩ vốn được biết đến là đảo "Vô thủy", do đó người dân trên huyện đảo luôn phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước ngọt. Thấu hiểu điều này, Công ty CP Cấp nước Hải Phòng đã nỗ lực vượt qua nhiều thử thách, thi công xây dựng trạm cấp nước sạch cho người dân sử dụng.
Hội nghị Ban Chấp hành lần II năm 2024, nhiệm kỳ VI (2020-2025) của Hội Cấp Thoát nước Việt Nam
Ngày 08/11/2024, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần II năm 2024, nhiệm kỳ VI (2020-2025). Chủ tịch Hội Cấp Thoát nước Việt Nam Nguyễn Ngọc ĐIệp chủ trì hội nghị.
Tham quan, học tập kinh nghiệm xử lý nước tại Nhà máy nước mặt sông Đuống
Chuyến thăm quan Nhà máy nước mặt sông Đuống là hoạt động cuối cùng nằm trong chuỗi sự kiện nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Nước Việt Nam 2024 (Vietnam Water Week 2024) và đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều đại biểu.
Lộ diện 2 nam sinh đoạt giải nhất Giải thưởng Đồ án tốt nghiệp xuất sắc năm 2024
Tại Lễ trao giải Giải thưởng Đồ án tốt nghiệp xuất sắc sinh viên ngành Nước năm 2024, giải Nhất đã gọi tên nam sinh Nguyễn Quang Huy (Trường Đại học Thủy lợi) và Trịnh Quốc Cường (Trường Đại học Xây dựng Hà Nội). Đây cũng là lần đầu tiên giải thưởng ghi nhận 2 cá nhân cùng đoạt giải cao nhất.
Nhiều công nghệ kỹ thuật mới được giới thiệu tại Vietnam Water Week 2024
Chiều 7/11, các doanh nghiệp ngành Nước đến từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có phần giới thiệu, trình bày về các công nghệ thiết bị tiên tiến, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trao Giải thưởng "Cán bộ trẻ ngành Nước Việt Nam" của năm 2024
Lần đầu tiên, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) trao tặng Giải thưởng Cán bộ trẻ ngành Nước Việt Nam của năm trong khuôn khổ Tuần lễ ngành Nước Việt Nam - Vietnam Water Week 2024.