Nhiệt độ
Guồng xe nước - Hoài niệm của một thời
Từ rất lâu, những guồng xe nước (bờ xe nước) trên sông Vệ, đặc biệt là trên sông Trà Khúc đã trở thành biểu tượng của đức tính kiên trì, bền bỉ và sự tài trí, thông minh của người Quảng Ngãi.
Hình ảnh guồng xe nhẫn nại quay đều bên luỹ tre nghiêng bóng xuống dòng sông xanh mùa hạ đã trở thành cảnh quan độc đáo, vừa thân thiết, gần gũi với bao lớp người Quảng Ngãi, vừa làm say lòng những ai có dịp đến với miền quê sông Trà núi Ấn.
H.Parmentier, một nhà nghiên cứu người Pháp đã từng có nhiều thời gian tiếp cận vùng đất Quảng Ngãi, trong tập: "Ghi chú về những guồng quay nước ở Quảng Ngãi", đã nêu ý kiến rằng người nông dân ở đây đã tiếp thu kỹ thuật làm xe nước của người Chăm. Còn chính những người nông dân Chăm thì học được những kỹ thuật lấy nước bằng guồng quay của cư dân những vùng ảnh hưởng văn hoá Ả rập. Tuy nhiên đây cũng chỉ là một luận cứ chưa thật chắc chắn và không có nhiều dữ liệu minh chứng.
Các tài liệu về nông học, dân tộc học cũng cho thấy guồng xe nước có ở nhiều nơi trên đất nước ta, từ Tây Bắc (của đồng bào Dao) đến Thanh Hoá, kéo dài đến Ninh Thuận, Bình Thuận và ngược lên vùng núi thấp Nam Trung bộ thuộc địa bàn cư trú của dân tộc H’re. Điều đáng chú ý là, nếu ở những vùng khác guồng xe chỉ có một bánh, bán kính hẹp, không có bờ cừ dồn nước thì guồng xe ở Quảng Ngãi là một công trình thuỷ nông tương đối đồ sộ, với những guồng xe từ 8-12 bánh, đường kính đến 26 thước mộc (10,8 m), có bờ cừ kiên cố kéo dài gần 1 km, kéo từ nơi đặt guồng xe, ở phía bờ sông bên này đến bờ sông bên kia, chếch theo hướng thượng nguồn để dồn nước, tăng lực đẩy của dòng chảy, cùng với hệ thống mương máng nhiều cây số tỏa khắp những cánh đồng ven sông để đưa nước vào ruộng.
Tài liệu thành văn sớm nhất còn lưu giữ được có nói bờ xe nước là một tờ đơn xin miễn công ích cho những người “thợ xe” ở thôn Phước Lộc xã Bồ Đề (Mộ Đức, Quảng Ngãi) có lời phê với ba chữ “Thích chấp bằng”. Theo Laborbe1 (trong la Province de Quang Ngai) thì đây là châu phê của vua Thái Đức (Nguyễn Nhạc). Tờ đơn ghi niên hiệu Thái Đức thập nhị niên, tức năm 17902. Tờ đơn này cùng nêu lên việc các nhóm thợ xe ở xã khác đã được miễn sưu dịch. Như vậy, vào thời điểm cuối thế kỷ XVIII, hệ thống các guồng xe nước ở Quảng Ngãi đã khá phát triển, đóng vai trò đáng kể trong sản xuất nông nghiệp. Chúng ta biết rằng, để guồng xe nước có thể vận hành từ tháng ba đến tháng tám âm lịch (mùa nắng), các nhóm thợ (7-8 người một nhóm) phải làm việc liên tục trong cả năm và như thế họ không thể có thời gian để đi làm công ích nên phải thuê người khác hoặc nộp tiền thay.
80 năm sau, quan bố chánh Quảng Ngãi là Nguyễn Thông (1827-1884) dâng lên vua Tự Đức một tờ sớ đề ngày 28.2 Tự Đức năm thứ 23 (29.3.1870) trình bày việc thuỷ lợi và trồng cây ở Quảng Ngãi (Trần thuỷ lợi tài thụ nghi sớ). Trong tờ sớ này có việc đề nghị miễn thuế guồng nước đồng niên (khoảng hơn 80 quan/1 guồng) cho các guồng xe ở Long Phụng, Bồ Đề, Năng An (sông Vệ); Đông Dương (Trà Khúc). Ông quan rất chăm lo nghề nông này đã nêu lên những lý lẽ khá chính đáng và giàu tính thuyết phục cho đề nghị của mình “Sống nghề nông không gì cần bằng nước, việc đắp đập khơi ngòi là làm lợi cho dân, dù cho tiêu tốn công quỹ triều đình cũng không tiếc, huống chi kẻ tiểu dân phải tự lo lấy mà bắt nộp thuế sao?..., vậy tiền thuế guồng nước các nơi ấy nên chăng tạm miễn để lấy chỗ khuyến khích nông dân? Xin chờ chỉ dụ”.
Trong dân gian hiện còn lưu truyền nhiều giai thoại về những người sáng tạo ra guồng xe nước. Song có lẽ đây chỉ là những người có công kiến lập, bổ sung kỹ thuật, nâng cao chất lượng vận hành của các guồng xe, dù sao thì những guồng xe cũng là những sản phẩm độc đáo của người lao động Quảng Ngãi, tự họ làm ra nó và liên tục cải tiến, hoàn chỉnh kỹ thuật để đưa nước từ dòng sông lên tưới cho đồng ruộng quê nhà.
Vào khoảng thập niên 30 của thế kỷ này, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 96 guồng xe. Riêng Sơn Tịnh có 29 guồng, trong đó 6 guồng 10 bánh, 19 guồng 9 bánh, 4 guồng 8 bánh. Cũng theo thống kê này thì phủ Sơn Tịnh dẫn đầu về số guồng xe, cũng như quy mô của từng guồng.
Cụ Nguyễn Văn quê ở thôn Thọ Lộc, xã Tịnh Hà, làm nghề xe nước trên 50 năm, làm trùm xe gần 20 năm, cho biết: Vào thời điểm những năm 70-80 thế kỷ XX, phía tả ngạn sông Trà Khúc thuộc huyện Sơn Tịnh có 52 guồng xe, lớn nhất là các guồng Tú Thao (Tịnh Sơn), chợ Hố, Bến Đò, Trường Xuân (Tịnh Hà), Đông Dương, Quán Cơm (Tịnh Ấn). Xã có nhiều guồng xe nhất là Tịnh Hà với 8 guồng (Chợ Hố, Bến Đò, Ông Cổ, Công Điền, Trường Xuân, Hà Tây, Ngân Giang trên, Ngân Giang dưới).
Kỹ thuật làm guồng xe dựa trên nguyên tắc lợi dụng sức chảy của dòng nước để làm quay các bánh xe đưa nước lên đồng. Tuy nhiên để đạt hiệu quả kinh tế cao (bền, lấy được nhiều nước, tiết kiệm nguyên liệu, thời gian xây dựng và duy tu) những người làm guồng xe phải giải quyết hàng loạt các vấn đề rất phức tạp: chọn chỗ đặt guồng xe, thời gian khởi công xây dựng tương ứng với dòng nước từ nguồn về, độ chếch của bờ cừ, kỹ thuật đặt các ống lấy nước... Mô tả đầy đủ các vấn đề kỹ thuật và các giai đoạn để hoàn chỉnh một guồng xe là một công việc không hề đơn giản, đòi hỏi phải có sự am tường sâu sắc kiến thức về vật lý, khí hậu, thuỷ lưu và kinh nghiệm dân gian. Có lẽ đây là một trong những nguyên nhân khiến cho đến nay chúng ta chưa thấy có một công trình khoa học nào đề cập đầy đủ và thuyết phục về các guồng xe nước ở Quảng Ngãi.
Từ đầu thập niên 80 thế kỷ trước, guồng xe nước đã nhường vai trò của nó trong đời sống nông nghiệp cho máy bơm nước sử dụng động cơ đốt trong, rồi những trạm bơm điện và tiếp theo đó là hệ thống thuỷ lợi Thạch Nham lấy nước từ đầu nguồn sông Trà Khúc. Guồng xe nước giờ chỉ còn là hoài niệm của một thời.
Lịch sử Hội Cấp thoát nước Việt Nam
Nhìn lại 3 năm tổ chức Tuần lễ ngành Nước Việt Nam - Vietnam Water Week
Hội nghị Ban Chấp hành Chi hội Cấp Thoát nước miền Bắc lần thứ II thành công tốt đẹp
Nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp thông qua chất lượng hệ thống thông tin kế toán
SAWACO: Nhân rộng uống nước tại vòi
Đọc thêm
Hội nghị Ban Chấp hành Chi hội Cấp Thoát nước miền Bắc lần thứ II thành công tốt đẹp
Ngày 15/12/2024, tại Hà Giang, Chi hội Cấp Thoát nước (CTN) miền Bắc đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ II nhiệm kỳ 2023-2025. Hội nghị đã thành công tốt đẹp với sự tham gia của các đại biểu miền Bắc.
Thúc đẩy công tác Bình đẳng giới trong ngành Nước
Trong 17 mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, mục tiêu về Bình đẳng giới (BĐG) toàn cầu đứng vị trí thứ 5. Điều đó cho thấy, BĐG là vấn đề rất quan trọng, giúp đỡ mọi người thể hiện rõ năng lực của mình trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái.
Đại hội Chi bộ Cơ quan Hội Cấp Thoát nước Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2027
Sáng ngày 04/12/2024, Đại hội Chi bộ Cơ quan Hội Cấp Thoát nước Việt Nam nhiệm kỳ 2025 - 2027 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Đồng chí Nguyễn Văn Tươi được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Chi bộ.
Lắp đặt hệ thống cấp nước cho người dân Làng Nủ
Với mong muốn giúp đỡ thiết thực về tinh thần, vật chất, làm vơi bớt những mất mát đau thương mà bà con thôn Làng Nủ đã phải hứng chịu trong thời gian qua, Hội Cấp Thoát nước (CTN) Việt Nam và Chi hội CTN miền Bắc đã lắp đặt hệ thống cấp nước cho bà con vùng lũ thôn Làng Nủ.
Cấp nước Bến Thành diễn tập cấp nước an toàn, ứng phó sự cố
Thực hiện Kế hoạch liên tịch số 4251/KH-CNBT-KT ngày 06/11/2024 giữa UBND Phường 1, Quận 03, Thành phố Hồ Chí Minh, vào sáng ngày 15/11/2024, Công ty CP Cấp nước Bến Thành đã thực hiện diễn tập cấp nước an toàn tại chung cư Nguyễn Thiện Thuật với tình huống “Bể tuyến ống Ø200DI hẻm 251 Nguyễn Thiện Thuật (đoạn từ số 22 Lô G đến số 26 Lô G)”.
Việt An: 14 năm bền bỉ mang tới các giải pháp đo lường
Với hơn 1.000 trạm quan trắc và 14 năm kinh nghiệm hợp tác cùng 1.500 tổ chức, Công ty CP Kỹ thuật Môi trường Việt An luôn nỗ lực mang tới các giải pháp công nghệ trong lĩnh vực quan trắc môi trường và thiết bị đo lường công nghiệp.
Việt Nam - Hàn Quốc: Hợp tác nâng cao năng lực ngành Nước
Đây là nội dung chính được thảo luận trong cuộc gặp mặt giữa Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) với Hội Công trình Nước và Nước thải Hàn Quốc (Hội nước Hàn Quốc) và Tổng Công ty Tài nguyên Nước Hàn Quốc (K-Water) vào sáng 28/11 vừa qua.
Mạnh dạn trao quyền cho nữ giới trong ngành Cấp Thoát nước
Cấp Thoát nước là ngành kỹ thuật đặc thù, độc hại, nặng nhọc với số đông lãnh đạo và lao động là nam giới. Song thực tế làm việc chứng minh, phụ nữ dù là “phái yếu” nhưng vẫn đảm đương tốt vai trò và nhiệm vụ của mình.
CLB Lãnh đạo nữ Chi hội CTN Miền Trung - Tây Nguyên tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn
Từ ngày 22 đến 24/11, CLB Lãnh đạo nữ Chi hội CTN Miền Trung - Tây Nguyên đã tổ chức chương trình hoạt động trong 6 tháng cuối năm 2024.