
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuất"Trên toàn cầu, việc xử lý nước và nước thải gây ra nhiều khí thải nhà kính hơn toàn bộ ngành công nghiệp vận tải biển", bài đăng ngày 19/11 trên trang tin Fast Company dẫn lời Orianna Bretschger, Giám đốc điều hành của Aquacycl, cho hay.
Hầu hết lượng khí thải đó phát sinh từ năng lượng dùng để vận hành các nhà máy xử lý nước thải lớn, nơi các bể chứa xử lý nước có kích thước ngang một tòa nhà.
Hệ thống truyền thống cũng thường tạo ra bùn sau đó được đưa tới các bãi rác.
Container vận chuyển bên cạnh nhà máy đóng chai PepsiCo của Aquacycl. (Ảnh: Aquacycl)
Công nghệ mô-đun của Aquacycl giúp làm sạch nước bị ô nhiễm trước khi chảy xuống cống. Trong một số trường hợp, nó cũng có thể được tái sử dụng tại chỗ sau khi được làm sạch.
Bên trong một container vận chuyển, hàng trăm cục pin nhiên liệu vi sinh, mỗi cục có kích thước gần bằng pin ô tô sử dụng vi khuẩn tự nhiên có nguồn gốc địa phương để phân hủy chất gây ô nhiễm.
Tại nhà máy PepsiCo, nơi đóng chai mọi thứ từ soda và trà đến nước tăng lực, hệ thống mới này có thể giúp phân hủy đường. Khi các vi khuẩn phân hủy đường, chúng cũng tạo ra điện một cách tự nhiên có thể được sử dụng để cung cấp năng lượng cho các cảm biến giám sát hệ thống.
Đã có nhiều nỗ lực sử dụng pin nhiên liệu vi sinh vật để làm sạch nước thải trong quá khứ nhưng tất cả đều không thành công.
Đối với nước thải có nhiều chất gây ô nhiễm đặc, chẳng hạn như nước sô-đa chảy ra từ nhà máy đóng chai, quy trình này sẽ không làm sạch hoàn toàn nước.
Nhưng khi nó được gửi đến một nhà máy xử lý nước thải, nó sẽ sạch hơn nhiều đến mức có thể giảm 90% lượng khí thải nhà kính.
Trung bình, hệ thống tại nhà máy Pepsi đang loại bỏ 110 tấn khí thải nhà kính mỗi tháng. Nó cũng tiết kiệm ngân sách cho công ty vì các hóa đơn từ dịch vụ tiện ích đã được giảm xuống.
Bên trong container có hàng trăm cục pin nhiên liệu vi sinh. (Ảnh: Aquacycl)
Sự hợp tác của Pepsi là một bước tiến lớn đối với công ty Aquacycl được thành lập vào năm 2016 và hiện chỉ có 15 nhân viên.
Fast Company là một tạp chí ở Mỹ có bản in hàng tháng và trực tuyến, chuyên đưa tin về công nghệ, kinh doanh và thiết kế.
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Environmental Research Letters, dòng hải lưu mạnh nhất thế giới có thể suy giảm tới 20% vào năm 2050 nếu lượng khí thải tiếp tục ở mức cao, làm gia tăng tốc độ tan băng ở Nam Cực và mực nước biển dâng.
Ngày 10/3/2025, đoàn công tác của Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) do Chủ tịch Nguyễn Ngọc Điệp dẫn đầu đã đến thăm và làm việc với Trường Cao đẳng Xây dựng Công trình Đô thị.
Ngành Cấp Thoát nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ quản lý nguồn tài nguyên nước, vận hành sản xuất, cung ứng nước, rò rỉ nước, chất lượng nước suy giảm. Ứng dụng máy bay không người lái (UAV) và robot vận hành dưới nước (ROV) đã mở ra một hướng đi mới, giúp cải thiện hiệu quả quản lý và giảm thiểu chi phí vận hành.
Một cuộc thăm dò sẽ được thực hiện vào cuối tháng 2/2025 nhằm mục đích xác định vị trí có nước trên Mặt Trăng. Qua đó, có thể giúp con người xây dựng kế hoạch định cư ngoài Trái Đất.
Ngày 26/12/2024 tại TP.HCM, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã tổ chức Hội thảo "Thách thức và giải pháp cung ứng nước sạch cho TP.HCM và các đô thị Việt Nam". Nhiều tham luận, giải pháp khoa học cung ứng nước sạch cho các đô thị được các học giả, chuyên gia trong và ngoài nước được giới thiệu tại hội thảo.
Chuyển đổi số đang đang trở thành xu thế không thể bỏ lỡ. Do đó, Công ty CP Cấp nước Thủ Đức đã và đang nỗ lực đổi mới các quy trình nội bộ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, trong đó có hoạt động trong lĩnh vực tài chính kế toán.
Từ 14/12/2024, các trụ nước uống tại vòi do Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (SAWACO) lắp đặt ở các điểm công cộng nhận được sự ủng hộ của rất nhiều người dân.
Xây dựng hệ thống cấp nước thông minh, ứng dụng SCADA và giám sát từ xa để quản lý tập trung là một trong những hướng đi nổi bật của Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) trong thời gian qua.
Nhằm nâng cao chất lượng cấp nước đến người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) sẽ triển khai một số giải pháp trọng tâm hướng tới tăng công suất cấp nước lên 3,6 triệu m3/ngày vào năm 2030.