Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Đồng bằng sông Cửu Long chủ động chống hạn, xâm nhập mặn

17/05/2023 09:39

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã triển khai sớm nhiều kế hoạch ứng phó với hạn, xâm nhập mặn để giảm thiệt hại, bao gồm trữ nước ngọt hay đóng cống ngăn mặn.

ĐBSCL là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất Việt Nam, có sứ mệnh đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu. Toàn vùng đóng góp khoảng 30% GDP ngành nông nghiệp, 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 70% trái cây, đồng thời cung cấp tới 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng cá xuất khẩu.

Những năm gần đây, ĐBSCL đã chịu nhiều tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu, bao gồm hạn hán, nước biển dâng kết hợp triều cường, khiến xâm nhập mặn tiến sâu hơn vào đất liền, có nơi tới 60-65 km. Do đó, chính quyền 13 tỉnh thành trong vùng phải lên kế hoạch ứng phó, đặc biệt trong mùa khô từ tháng 10 tới hết tháng 4 hàng năm.

Đồng bằng sông Cửu Long chủ động chống hạn, xâm nhập mặn - Ảnh 1.

Nhờ các địa phương sớm triển khai phương án ứng phó, người dân phần nào yên tâm sinh hoạt và sản xuất, chủ động kiểm soát thiệt hại.

“Hạn, xâm nhập mặn làm diện tích lúa, cây ăn quả, canh tác thủy sản giảm nhiều khiến người nông dân chúng tôi đâm ra lo lắng. Nhưng nhờ UBND các quận, huyện chủ động triển khai vét thủy lợi nội đồng để tích nước, khai thông dòng chảy và thuận lợi bơm tát phục vụ sản xuất nên cũng vượt qua được”, ông Nguyễn Văn Cường, 70 tuổi, sống tại xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ nói.

Chính quyền địa phương cũng hướng dẫn người dân lấy nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt một cách phù hợp nhất khi trường hợp xấu xảy ra, giúp người dân yên tâm làm kinh tế, ông Cường nói với Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam.

Xâm nhập mặn năm 2023

Từ đầu tháng 2/2023, độ mặn bắt đầu tăng cao tại ĐBSCL và xuất hiện sớm hơn trung bình nhiều năm, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia thông tin.

Ranh mặn 1 g/l hay thậm chí 4 g/l đã xâm lấn sâu vào các tỉnh thành trong vùng, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp và nguồn nước sinh hoạt của người dân, Trung tâm nêu trong một bản tin đăng tại trang chủ ngày 15/2.

Xâm nhập mặn tại khu vực ĐBSCL năm nay nhìn chung tương đương trung bình nhiều năm và phụ thuộc nhiều vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Công và triều cường, Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) thông tin.

Cụ thể, tại tỉnh Vĩnh Long, từ ngày 18-21/1, độ mặn trên các sông chính của tỉnh có xu hướng tăng dần và đạt đỉnh vào ngày 21/1, Cục nêu trong một báo cáo đăng ngày 16/02.

Trên sông Cổ Chiên, tại xã Trung Thành Đông, huyện Vũng Liêm, cách cửa sông khoảng 50-52 km, độ mặn cao nhất là 1,2 ‰, xuất hiện ngày 21/1, sau đó giảm dần. Trên sông Hậu, tại xã Tích Thiện, huyện Trà Ôn, cách cửa sông khoảng 60-64 km, độ mặn cao nhất là 0,3 ‰, xuất hiện ngày 21/1, sau đó giảm dần.

Phía Tây Nam, tận cùng của Tổ quốc, tỉnh Kiên Giang có địa thế là hệ thống hở, thấp, chịu tác động của chế độ thủy văn với ba yếu tố chi phối: thủy triều vịnh Thái Lan, chế độ thủy văn sông Hậu và mưa tại chỗ. Các yếu tố này tạo nên sự phức tạp trong môi trường, đặc biệt là vấn đề xâm nhập mặn từ biển phía Tây.

Đồng bằng sông Cửu Long chủ động chống hạn, xâm nhập mặn - Ảnh 2.

Tại thành phố Rạch Giá, nước mặn tiến sâu vào đất liền, đẩy nước ngọt trên sông Cái Sắn và kênh Rạch Giá-Hà Tiên ra xa hơn. Các khu vực trồng rau màu dọc theo hai tuyến này đang đứng trước nguy cơ thiếu nước tưới tiêu và phải kết thúc sớm mùa vụ, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang thông tin.

Ngoài ra, khu vực trồng rau ở phường Vĩnh Hiệp (Rạch Giá) gặp khó khăn về nước tưới vì nước mặn đã xâm nhập đến kênh thủy lợi phía Nam. Riêng tại Hà Tiên, diện tích lúa vừa thu hoạch ở khu vực biên giới với Campuchia gần như phải phơi đất hoàn toàn vì không còn nước tưới tiêu do hạn và xâm nhập mặn.

Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại các đia phương thường xuyên chịu ảnh hưởng từ hạn, xâm nhập mặn như Cần Thơ, Long An, Bến Tre, Sóc Trăng, Cà Mau.

Chủ động phương án ứng phó

Cục Quản lý tài nguyên nước cho biết, nguyên nhân chính dẫn đến hạn, xâm nhập mặn ở ĐBSCL là do thời tiết, khí hậu cực đoan, với cường độ càng mạnh, thời gian càng kéo dài, không gian càng lớn thì thiệt hại kinh tế và môi trường càng cao.

Ngoài ra, các hoạt động khai thác quá mức nguồn nước ngầm cũng làm tình trạng xâm nhập mặn ở ĐBSCL diễn biến phức tạp và nghiêm trọng hơn.

Mặc dù có dự báo mức độ xâm nhập mặn chỉ tương đương trung bình nhiều năm, song để giảm tổn thất, nhiều biện pháp ứng phó, trữ đủ nước ngọt cho sinh hoạt và hoạt động sản xuất đã được tiến hành trên toàn vùng.

Ngày 8/2, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã yêu cầu UBND các tỉnh, thành vùng ĐBSCL sẵn sàng chủ động ứng phó với tình trạng xâm nhập mặn có thể gia tăng. Bộ cũng yêu cầu theo dõi sát thông tin dự báo xâm nhập mặn từ cơ quan khí tượng, thủy văn và Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam để kịp thời ứng phó.

Ngay sau đó, chính quyền tỉnh Kiên Giang đã yêu cầu các địa phương tập trung rà soát, xác định khu vực có nguy cơ thiếu nước, xâm nhập mặn để chủ động ứng phó.

Các ngành chức năng và các địa phương vận hành hiệu quả hệ thống cống thủy lợi vùng Tứ giác Long Xuyên, ven biển An Biên-An Minh, đê bao U Minh Thượng và đê bao Ô Môn-Xà No phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân, Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo ngày 09/02.

Với vùng ven biển bị xâm nhập mặn cục bộ do hệ thống cống ngăn mặn chưa được xây dựng mới, yêu cầu là tập trung gia cố, đắp đập thời vụ tại các khu vực có khả năng bị nhiễm mặn.

UBND tỉnh Vĩnh Long đã ban hành công văn, yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố tăng cường theo dõi sát tình hình, khẩn trương trữ nước ngọt, vận hành công trình thủy lợi hợp lý nhằm bảo đảm đủ nước sử dụng trong thời gian xâm nhập mặn và cả trong mùa khô.

Trong khi đó, các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre đã chủ động đóng cống ngăn mặn để đảm bảo sản xuất ổn định cho người dân. Đài khí tượng thủy văn tỉnh Bến Tre khuyến cáo các địa phương cần theo dõi và kiểm tra độ mặn thường xuyên tại các cống đầu mối để có kế hoạch đóng mở cống hợp lý.

Đồng bằng sông Cửu Long chủ động chống hạn, xâm nhập mặn - Ảnh 3.

Về biện pháp ứng phó dài hạn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với 6 đối tác phát triển phương án nguồn vốn nước ngoài cho các dự án, tổ chức hơn 10 chuyến khảo sát, làm việc với 13 tỉnh, thành phố và Bộ NN&PTNT để trao đổi về quy mô, hướng tuyến, tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án, báo Hà Nội Mới đưa tin ngày 03/04.

Ngoài ra, Bộ Giao thông - Vận tải, Bộ NN&PTNT cùng các địa phương trong vùng đã đề xuất 16 dự án ứng phó với biển đổi khí hậu, với tổng mức đầu tư khoảng 94.328 tỷ đồng.

Hiện các dự án đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục hoàn thiện nội dung sau khi có ý kiến của lãnh đạo Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương. Dự kiến đến tháng 6/2023 sẽ trình Chính phủ phê duyệt, tạo động lực phát triển bền vững cho vùng.

Thiệt hại mùa khô 2019-2020

Trước đó, ĐBSCL từng ghi nhận đợt hạn, xâm nhập mặn nghiêm trọng nhất trong lịch sử vào mùa khô năm 2019-2020, gây thiệt hại nặng tới nông nghiệp, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nêu trong một bài đăng báo Nhân Dân ngày 20/6/2020.

Xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020 đã ảnh hưởng đến 10 trong tổng số 13 tỉnh thành ĐBSCL, ranh giới độ mặn 4 gam/lít đã làm 42,5% diện tích tự nhiên của toàn vùng bị ảnh hưởng, tương đương gần 1,7 triệu ha, rộng hơn năm 2016 là 50.376 ha. 

Trong đó, vườn cây ăn quả bị thiệt hại, lúa bị giảm năng suất hoặc mất trắng. Ngoài ra, hạn và xâm nhập mặn đã làm cho khoảng 96.000 hộ, tương đương 430.000 nhân khẩu sinh sống tập trung tại bảy tỉnh ven biển (Bến Tre, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Long An và Trà Vinh) thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng.

Tình trạng thiếu nước kéo dài còn khiến mực nước trên các kênh trục xuống thấp, nhiều tuyến kênh rạch khô cạn, dẫn đến sạt lở nghiêm trọng bờ kênh, đường giao thông và nhà dân.

Tác giả:
Hoàng Long
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Việt Nam – Indonesia: Ký kết biên bản ghi nhớ hỗ trợ nâng cao năng lực ngành nước

Việt Nam – Indonesia: Ký kết biên bản ghi nhớ hỗ trợ nâng cao năng lực ngành nước

Ngày 22/6/2024 tạị Indonesia, TS. Nguyễn Ngọc Điệp - Chủ tịch Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) và ngài Agus Fatoni - Cục trưởng Cục Tài chính Khu vực, Bộ Nội vụ Indonesia (MOHA); Quyền Thống đốc tỉnh Nam Sumatra đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác, hỗ trợ, nâng cao năng lực ngành nước Việt Nam – Indonesia.

Quốc tế 23/06/2024
Ký kết MOU hợp tác giữa SAWACO và PUB Singapore

Ký kết MOU hợp tác giữa SAWACO và PUB Singapore

Ngày 19/6/2024 tại khuôn khổ Tuần lễ Nước Quốc tế Singapore 2024 đã diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) hợp tác giữa Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) và Cơ quan Quản lý Nguồn nước Quốc gia Singapore (PUB) nhằm tăng cường hợp tác ngành Nước giữa hai bên.

Doanh nghiệp 21/06/2024
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đã đến lúc chúng ta cần có tuyên ngôn về nước

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đã đến lúc chúng ta cần có tuyên ngôn về nước

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, cần có tuyên ngôn với bà con nông dân ĐBSCL và cả nước rằng: Chúng ta không phải là một quốc gia dư thừa nước, nước sẽ ngày càng khan hiếm hơn.

“Nước ảo” quản lý nước thật

“Nước ảo” quản lý nước thật

Phương pháp “nước ảo” trong canh tác và chế biến cây trồng đang làm rõ và có thể giúp thay đổi sự khai thác và sử dụng nước ngầm quá mức trong nông nghiệp Việt Nam.

Ký kết MOU hợp tác giữa Công ty CP Cấp nước Hải Phòng và Cục Cấp Thoát nước thành phố Kitakyushu

Ký kết MOU hợp tác giữa Công ty CP Cấp nước Hải Phòng và Cục Cấp Thoát nước thành phố Kitakyushu

Sáng 20/5/2024, Công ty CP Cấp nước Hải Phòng và Cục Cấp Thoát nước thành phố Kitakyushu (Nhật Bản) đã thống nhất ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật toàn diện nhằm nâng cao năng lực quản lý cấp nước cho thành phố Hải Phòng.

Indonesia chủ trì tổ chức Diễn đàn Nước Thế giới lần thứ X: “Nước vì Thịnh vượng chung”

Indonesia chủ trì tổ chức Diễn đàn Nước Thế giới lần thứ X: “Nước vì Thịnh vượng chung”

Diễn đàn Nước Thế giới (WWF) lần thứ X được tổ chức tại Bali (Indonesia). Diễn đàn với chủ đề “Nước vì Thịnh vượng chung” sẽ có sự góp mặt của 35.000 đại biểu từ 193 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới cùng nhiều nguyên thủ quốc gia.

Quốc tế 10/05/2024
An ninh nguồn nước là thách thức khẩn cấp nhất hiện nay

An ninh nguồn nước là thách thức khẩn cấp nhất hiện nay

Chỉ còn chưa đầy 6 năm nữa để hoàn thành các Mục tiêu Phát triển Bền vững; thế giới vẫn còn ở quá xa so với các mục tiêu đã đề ra, đặc biệt là về các mục tiêu về nước. Các quốc gia cần có những bước tiến nhanh chóng và quyết liệt để hướng tới một thế giới an ninh về nước.

SAWACO hỗ trợ 40.000m3 nước cho bà con vùng hạn mặn tại tỉnh Tiền Giang

SAWACO hỗ trợ 40.000m3 nước cho bà con vùng hạn mặn tại tỉnh Tiền Giang

Ngày 26/4/2024, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã hỗ trợ 40.000m3 nước cho bà con tại huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) - nơi đang phải gồng mình chống chịu hạn mặn.

Doanh nghiệp 27/04/2024
SAWACO chú trọng triển khai dự án trọng điểm nhằm đảm bảo cấp nước

SAWACO chú trọng triển khai dự án trọng điểm nhằm đảm bảo cấp nước

Thời gian qua, SAWACO luôn chú trọng triển khai các dự án trọng điểm, đảm bảo đấu thầu cạnh tranh, công bằng, cấp nước an toàn, liên tục cho người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM)

Doanh nghiệp 25/04/2024
Top