
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtCác nhà nghiên cứu đã điều tra số lượng và sự phân bố của vi nhựa trong nước và trầm tích tại 5 vùng đầm lầy nhân tạo có nguồn nước mưa và nước thải đổ vào, bản tin ngày 27/9 của tạp chí Smart Water Magazine dẫn một nghiên cứu của Đại học Griffith cho hay.
“Nước thải và nước mưa đều là những con đường quan trọng để vi nhựa xâm nhập vào môi trường nước”, ứng cử tiến sĩ Hsuan-Cheng Lu từ Viện Sông ngòi Australia cho biết.
"Hiện tại, có rất ít thông tin về tiềm năng của các vùng đầm lầy nhân tạo, một hệ thống xử lý nước thải và nước mưa thường được sử dụng, để giúp giảm bớt dòng chảy của vi nhựa ra môi trường, cũng như sự tích tụ của chúng trong nước và trầm tích của các vùng đầm lầy".
Ứng cử viên tiến sĩ Hsuan-Cheng Lu. (Ảnh: Griffith University)
Vì các vùng đất ngập nước nhân tạo là một bộ lọc đã được chứng minh đối với các chất ô nhiễm hóa học khác từ nước mưa, các nhà nghiên cứu đã điều tra xem chúng thu thập và giữ lại vi nhựa hiệu quả ra sao.
Mức độ vi nhựa cao hơn tới 4 lần khi nước mưa/nước thải tràn vào vùng đầm lầy so với nước ở đầu ra.
Tương tự, mức độ vi nhựa tìm thấy trong trầm tích đầm lầy nhân tạo cao hơn hầu hết các mức trầm tích nước ngọt được báo cáo, với lượng vi nhựa trong trầm tích ở đầu vào đầm lầy lớn hơn nhiều so với đầu ra.
Đồng tác giả, giáo sư Frederic Leusch, người đứng đầu Chương trình Nghiên cứu Chất độc ARI (ARITOX) tại Viện Sông ngòi Australia, cho biết: “Thảm thực vật ở vùng đầm lầy làm chậm nước thoát ra, cho phép vi nhựa lắng xuống trầm tích”.
"Những kết quả ban đầu thu thập từ một vùng đất ngập nước ở Gold Coast (Australia) cho thấy trầm tích mang hàm lượng vi nhựa cao hơn hầu hết các môi trường nước ngọt khác trên thế giới. Mặc dù nghe có vẻ không hay, nhưng điều đó có nghĩa là các vùng đầm lầy đóng vai trò như một rào cản ngăn vi nhựa lan xuống hạ lưu, vào các con sông và đại dương của chúng ta".
Dạng vi nhựa chiếm ưu thế là sợi PET có nguồn gốc chủ yếu từ quần áo và hàng dệt may, tuy nhiên, PE và PP từ quá trình phân hủy của các sản phẩm nhựa lớn, như bao bì thực phẩm và chai lọ, cũng được tìm thấy trong trầm tích.
Vùng ngập nước nhân tạo có thể cản trở sự xâm nhập của vi nhựa. (Ảnh: Griffith University)
Vì nghiên cứu được thực hiện trong mùa khô ở bang Queensland, nên cần có nhiều nghiên cứu hơn trong các mùa ẩm hơn và trong lũ lụt để xác định liệu các rào chắn đầm lầy có giữ lại được nhựa dưới áp lực của dòng chảy gia tăng hay không, hay liệu chúng bị cuốn trôi vào các hệ sinh thái ở hạ lưu.
Ông Hsuan-Cheng Lu cho biết: “Nghiên cứu này là một bước quan trọng đầu tiên cho thấy các vùng đầm lầy nhân tạo không chỉ có thể giữ lại vi nhựa trong nước đã qua xử lý và nước mưa, mà trầm tích của chúng còn có thể hoạt động như các bồn chứa và tích tụ vi nhựa theo thời gian”.
"Sự tích tụ của vi nhựa và các chất ô nhiễm khác trong các vùng đầm lầy theo thời gian cũng gây lo ngại, vì các vùng đầm lầy nhân tạo này cung cấp môi trường sống quan trọng cho động vật hoang dã trong cảnh quan đô thị".
Nghiên cứu sẽ được xuất bản trên tạp chí Environmental Pollution số 313 vào ngày 15/11/2022.
Ngày 26/6/2025 Công ty CP - Tổng công ty Nước – Môi trường Bình Dương (BIWASE) đã long trọng khởi động dự án Nhà máy điện rác BIWASE công suất 24MW, giai đoạn 1 công suất 12MW tại Khu liên hợp xử lý chất thải BIWASE E.T.S phường Chánh Phú Hoà, thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã xây dựng và triển khai nhiều phương án để vận hành liên tục, đảm bảo cung cấp nước sạch cho hơn 10 triệu người dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong mùa mưa bão.
Ngày 11/6/2025, Ngân hàng Thế giới (WB) phối hợp cùng Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) tổ chức Hội thảo giới thiệu Mạng lưới NewIBNET tới các doanh nghiệp ngành Nước của Việt Nam, khởi động chương trình thí điểm chia sẻ dữ liệu hiệu suất ngành Nước đầu tiên tại Việt Nam.
Để đảm bảo nhiệm vụ cấp nước an toàn, liên tục đến hơn 10 triệu dân tại TP.HCM và nâng cao chất lượng dịch vụ, SAWACO đã tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát mạng lưới, chăm sóc khách hàng và vận hành hệ thống cấp nước thông minh.
Với hai trụ cột "đổi mới" và "sáng tạo", Diễn đàn và Triển lãm ngành Cấp Thoát nước Indonesia 2025 là sự kiện trọng tâm của ngành nước Indonesia trong bối cảnh đô thị hóa. Bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cấp Thoát nước và Môi trường - đại diện Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) tham dự sự kiện.
Ngày 9/6/2025, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị, giai đoạn 2016 - 2025 và Hội nghị điển hình tiên tiến giai đoạn 2020 - 2025, nhân kỷ niệm 114 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2025).
Từ ngày 4/6 đến 6/6/2025, tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Quốc gia (NECC), Thượng Hải (Trung Quốc) đã diễn ra sự kiện Triển lãm Công nghệ xử lý nước thải (WieTec 2025). Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) dẫn đầu đoàn doanh nghiệp ngành Nước của Việt Nam tham dự sự kiện.
Ngày 29/5/2025, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã tổ chức lễ ký kết hợp tác với Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (QUATEST 3).
Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (SAWACO) đang tích cực chuyển đổi số nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu và mong đợi của người dân, góp phần vào sự phát triển bền vững của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).