
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtCông trình công nghiệp mang dấu ấn lịch sử
Cùng với các công trình mang dấu ấn lịch sử như Trường Quốc học, chợ Đông Ba, cầu Trường Tiền… nhà máy nước Huế ra đời gắn liền với sự hình thành và phát triển của đô thị Huế, một trong những trung tâm chính trị quan trọng nhất ở Trung Kỳ lúc bấy giờ.
Nhà máy nước Vạn Niên nằm ở tả ngạn thượng nguồn sông Hương do kiến trúc sư Bossard thiết kế. Với tất cả tình yêu và tâm hồn dành cho xứ Huế thơ mộng, vị kiến trúc sư người Pháp đã thiết kế nhà máy nước Vạn Niên, nhà máy nước đầu tiên ở Trung Kỳ hoàn toàn mang vóc dáng của một ngôi chùa nhỏ phương Đông.
Phối cảnh Công viên - Bảo tàng nước Vạn Niên
Công trình với 5 trụ biểu, mái ngói âm dương và các đầu hồi uốn cong. Chính điều ấy đã làm cho toàn bộ công trình kiến trúc của một nhà máy công nghiệp nằm hài hòa cùng với cảnh quan thơ mộng của vùng thượng lưu sông Hương.
Với nhiệm vụ quan trọng là cung cấp nguồn nước cho thành phố Huế, nhà máy nước Vạn Niên có vẻ đẹp mang “kiến trúc phương Đông, kỹ thuật phương Tây”, đây là một điểm đến lý tưởng cho du khách tham quan khi đến Huế.
Trong sách Hướng dẫn du lịch Việt Nam (Guide L’Annam) có viết: “Nếu không có nhiều thời gian, sau khi tham quan Lăng Tự Đức và Đồng Khánh, du khách nên thăm ngay nhà máy nước, công trình được xây dựng để chuyển về Huế nguồn nước sạch. nhà máy nước Huế hấp dẫn vì nó đã được kiến trúc sư Bossard thiết kế mang bản sắc thuần Việt”.
Hướng đến xây dựng Công viên - Bảo tàng nước đầu tiên tại Việt Nam
Năm 2004, nhà máy nước Vạn Niên được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh. Từ đây, lãnh đạo Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên - Huế (HueWACO) ấp ủ ý tưởng, kế hoạch xây dựng một bảo tàng nước tại nhà máy này. Thông qua các mối quan hệ hợp tác quốc tế, HueWACO đã sưu tập nhiều tư liệu, hiện vật quý liên quan đến nhà máy nước Vạn Niên được lưu giữ tại Pháp.
Năm 2019, nhân dịp kỷ niệm 110 năm thành lập, HueWACO đã trưng bày triển lãm bộ ảnh tư liệu gồm 110 bức ảnh, trong đó, đã công bố bản vẽ thiết kế về công trình nhà máy nước này cùng nhiều tài liệu liên quan. Đây là những tài liệu quý được tìm thấy tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia Airx-en - Provence ở Pháp và công ty đã quyết định đầu tư kinh phí để sao chụp các tư liệu này đưa về Huế phục vụ cho công tác trưng bày.
Trạm bơm cấp 1 - Vạn Niên (Nhà máy Vạn Niên 1) đã tồn tại cùng đô thị Huế từ năm 1909
Ông Lê Quang Minh, Chủ tịch HĐQT HueWACO cho biết, năm 2020, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ban hành quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Nhà máy xử lý nước sạch Vạn Niên (Nhà máy Vạn Niên 3) công suất 120.000 m3/ngày đêm (Giai đoạn 1: 60.000 m3/ngày đêm), trong đó có hạng mục công viên - bảo tàng nước.
Từ ý tưởng ban đầu cùng với những tư liệu, hiện vật quý giá về ngành nước thu thập được, HueWACO đã xây dựng đề án thành lập công viên - bảo tàng nước tại nhà máy nước Vạn Niên.
Theo đó, HueWACO sẽ phân thành hai hạng mục là công viên và bảo tàng. Đối với khu vực công viên, sẽ quy hoạch Đồi Hoàng Mai với khoảng hơn 400 cây mai cùng các cây bản địa khác phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng tại Huế và theo Đề án “Huế - thành phố bốn mùa hoa” của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Đối với hạng mục bảo tàng, sẽ chia thành khu vực trưng bày trong nhà theo các chủ đề và khuôn viên ngoài trời sẽ trưng bày những hiện vật, thiết bị… mà HueWACO đã dày công tìm kiếm, lưu giữ hơn 1 thế kỷ qua.
“Chúng tôi hướng đến không chỉ xây dựng Công viên - Bảo tàng Vạn Niên mà sẽ là quần thể bảo tàng nước bao gồm tổ hợp các nhà máy gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của công ty. Đây sẽ là điểm đến cho du khách khi đến Huế - Thành phố du lịch “sạch” ASEAN, tạo thành khu vực cảnh quan di sản sông Hương, Lăng Tự Đức, đồi Vọng Cảnh. Đồng thời, là điểm giáo dục cộng đồng giúp người dân, đặc biệt là các em học sinh nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên nước quý giá”, ông Lê Quang Minh thông tin thêm.
Sáng ngày 07/7/2025, Công ty CP Cấp nước Huế (HueWACO) đã tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2025. Chủ tịch HĐQT Lê Quang Minh chủ trì hội nghị.
Sáng ngày 26/6/2025, Công ty Nước sạch Hà Nội kết hợp với Trung tâm Khoa học công nghệ y sinh và môi trường đã tổ chức khóa tập huấn về Thông tư số 52/2024/TT-BYT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy đinh kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt có hiệu lực từ 01/7/2025.
Ngày 27/6/2025, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (SAWACO) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ V, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Bùi Xuân Cường đến dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.
Ngày 26/6/2025 Công ty CP - Tổng công ty Nước – Môi trường Bình Dương (BIWASE) đã long trọng khởi động dự án Nhà máy điện rác BIWASE công suất 24MW, giai đoạn 1 công suất 12MW tại Khu liên hợp xử lý chất thải BIWASE E.T.S phường Chánh Phú Hoà, thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Mới đây, tổ chức Singapore Green Building Product (SGBP) đã trao tặng Chứng nhận Sản phẩm Xây dựng Xanh 4 Tick (Người dẫn đầu) cho cả ba dòng sản phẩm: PVC, HDPE và PP-R của Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong.
Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã xây dựng và triển khai nhiều phương án để vận hành liên tục, đảm bảo cung cấp nước sạch cho hơn 10 triệu người dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong mùa mưa bão.
Với chủ đề “Thành phố chống chịu lũ lụt: Thích ứng với biến đổi khí hậu”, Tuần lễ Nước Singapore (SIWW) 2025 đã diễn ra từ ngày 23 đến 25/6/2025. Đại diện Hội Cấp Thoát nước Việt Nam, Phó Chủ tịch Hạ Thanh Hằng tham dự sự kiện.
Ngày 19/6/2025, Công ty CP Nước BIWASE Cần Thơ cho biết đã chính thức khánh thành và đưa vào vận hành Nhà máy nước Cần Thơ 3 với công suất 50.000 m³/ngày đêm. Dự án đánh dấu bước tiến trong việc nâng cao năng lực cấp nước đô thị, đáp ứng nhu cầu dân sinh và phát triển kinh tế xã hội của TP Cần Thơ và vùng phụ cận.
Lễ kỷ niệm 65 năm thành lập Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (19/5/1960 - 19/5/2025) đã diễn ra long trọng và thành công tốt đẹp. Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam xin gửi tới các độc giả trên cả nước Thư cảm ơn của Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong.