
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtBảo vệ thiên nhiên bằng lợi ích
Ngày 12/6/2022, lễ hội bắt cá Đồng Hoa đã được tổ chức ở vùng nước lặng chân núi Hồng Lĩnh, thuộc Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, thu hút hàng ngàn người dân và du khách tham gia.
Ngay khi ông Phan Tấn Linh, Bí thư huyện ủy huyện Nghi Xuân, đưa thông tin tổ chức lễ hội lên Facebook của mình, đã có rất nhiều du khách tỏ ra thích thú và bổ sung thêm những ý tưởng để lễ hội vui hơn. Điều đó cho thấy, việc khai thác các vùng nước tự nhiên như một sản phẩm du lịch theo mùa là một ý tưởng khả thi.
Nhưng quan trọng hơn, khi các vùng nước tự nhiên có thể khai thác du lịch một cách đa dạng, không chỉ dựa hoàn toàn vào cảnh quan, thì việc gìn giữ, bảo tồn hệ sinh thái đặc biệt này mới thực sự trở thành một nhu cầu thiết thực để mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.
Là một quốc gia được hình thành từ châu thổ của hàng ngàn dòng sông, lại có địa hình tự nhiên xen kẽ đồng bằng với các dãy núi đá vôi, Việt Nam vốn dĩ có một hệ thống các vùng nước lặng, đầm, hồ, ao, phá rất phong phú.
Song, trong suốt một thời gian dài, giá trị của các vùng nước lặng không được thừa nhận để khai thác một cách hợp lý và hiệu quả, dẫn đến phần lớn bị san lấp, hoặc bỏ hoang chờ san lấp trong tình trạng ô nhiễm nặng nề, nếu như không nằm trong danh sách các khu bảo tồn.
Việc các địa phương bắt đầu nhìn ra giá trị du lịch của các vùng nước lặng là một chỉ dấu tích cực và cần được ủng hộ một cách khoa học. Theo đó, các vùng nước lặng tự nhiên cần được đánh giá, quy hoạch, từ đó có những khuyến cáo hợp lý cho công tác phục hồi, bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên.
Trở lại với lễ hội đánh bắt cá Đồng Hoa. Nó được tổ chức tại Vực Rào, một vùng ngập nước rộng 30 héc-ta gần chân núi Hồng Lĩnh. Người dân ở đây cho biết lễ hội này đã tồn tại 300 năm, và chỉ tổ chức 1 ngày trong năm. Để duy trì lễ hội này, người dân không được đánh bắt cá ở đây ngoài thời gian lễ hội, và trong lễ hội, phương tiện đánh bắt cũng phải là các phương tiện thủ công truyền thống như nơm, vó mà thôi.
Trong suốt hàng trăm năm, lễ hội chỉ được tổ chức như một hoạt động văn hóa địa phương, nhưng điều đó cũng đủ giữ cho khu vực này được bảo tồn khi chưa có quá nhiều sức ép.
Hàng ngàn du khách và người dân đã không quản nắng nóng về Nghi Xuân tham dự lễ hội năm nay. Đó là một tín hiệu đáng mừng không chỉ bởi câu chuyện một sinh hoạt văn hóa thú vị được duy trì. Quan trọng hơn, nó là một thông điệp được lan tỏa để người dân, chính quyền các địa phương nhận ra việc giữ gìn các hệ sinh thái nước lặng có ý nghĩa không chỉ trong khía cạnh môi trường, mà còn là văn hóa, và kinh tế.
Những vùng nước lặng trải dài từ bắc vào nam, men theo các vòng cung núi đá với lưu vực các dòng sông là một nguồn tài nguyên to lớn cần được gìn giữ và khai thác hiệu quả. Tôi đã chứng kiến vùng đồng cỏ ngập nước dưới chân núi thủng ở Trà Lĩnh, Cao Bằng, vùng Đồng Lâm ở Hữu Lũng, Lạng Sơn… hay những bãi cắm trại bờ sông Bôi, vùng núi Lạc Thủy, Hòa Bình… đã trở thành địa chỉ hấp dẫn người cắm trại tự phát thế nào.
Nhưng, để khai thác hiệu quả những vùng ngập nước này, để chúng thực sự mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương, để người dân có ý thức bảo vệ cao hơn, thì cần sự nhận thức của chính quyền các địa phương.
Nếu thực sự coi những vùng nước lặng của địa phương là tài nguyên du lịch cần bảo vệ thì các địa phương cần nhanh chóng xác định đó là những công viên tự nhiên để thiết lập các cơ chế bảo vệ như đối với các công viên tự nhiên. Việc khai thác các dịch vụ như cắm trại, trải nghiệm, nghiên cứu cần xác định là nguồn thu của cộng đồng, phục vụ mục đích cộng đồng, và đặc biệt là để tái sử dụng cho chính mục đích bảo tồn.
Khi những lợi ích cụ thể từ thiên nhiên được nhìn nhận một cách cụ thể, việc bảo vệ nó không chỉ là những chiến dịch truyền thông, mà còn là một nhu cầu tự thân của dân chúng.
Với chủ đề “Thành phố chống chịu lũ lụt: Thích ứng với biến đổi khí hậu”, Tuần lễ Nước Singapore (SIWW) 2025 đã diễn ra từ ngày 23 đến 25/6/2025. Đại diện Hội Cấp Thoát nước Việt Nam, Phó Chủ tịch Hạ Thanh Hằng tham dự sự kiện.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, báo chí phải không ngừng tự đổi mới để phát triển tương xứng với tầm vóc thời đại, với sự phát triển của đất nước, thực sự trở thành nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại, phục vụ sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và nhân dân trên hành trình dựng xây và phát triển đất nước.
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), sáng ngày 19/6, lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã gặp mặt chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam.
Lễ kỷ niệm 65 năm thành lập Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (19/5/1960 - 19/5/2025) đã diễn ra long trọng và thành công tốt đẹp. Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam xin gửi tới các độc giả trên cả nước Thư cảm ơn của Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong.
Ngày 14/6/2025, gần 500 học sinh và phụ huynh tham gia buổi lễ tổng kết và trao giải cuộc thi vẽ tranh "Vẽ nước - Vẽ tương lai xanh" năm 2025 tại Trường THCS Trần Quốc Toản 1 (TP.Thủ Đức).
Từ ngày 16 đến 17/6/2025, CLB Lãnh đạo nữ ngành Nước Việt Nam đã tổ chức Phiên họp lần 2 năm 2025 tại Công ty CP Cấp nước Bà Rịa - Vũng Tàu (BWACO).
Với hai trụ cột "đổi mới" và "sáng tạo", Diễn đàn và Triển lãm ngành Cấp Thoát nước Indonesia 2025 là sự kiện trọng tâm của ngành nước Indonesia trong bối cảnh đô thị hóa. Bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cấp Thoát nước và Môi trường - đại diện Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) tham dự sự kiện.
Mới đây, Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời số 4260/BXD-KCHT về việc tổ chức sự kiện Tuần lễ ngành nước Việt Nam - Vietnam Water Week 2025. Theo đó, Bộ Xây dựng đồng ý bảo trợ sự kiện Tuần lễ ngành nước Việt Nam với chủ đề “Ngành nước Việt Nam trong kỷ nguyên mới: Thách thức và cơ hội”.
Hòa chung với không khí rộn ràng từ những sự kiện trọng đại của đất nước trong tháng 5 lịch sử, tại nơi biên cương xa xôi của Tổ quốc, nằm tại vị trí tiếp giáp biên giới Việt - Lào, Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã tổ chức Lễ khánh thành Cầu nối yêu thương 117 - cầu Chà Lắn.