Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Chuyên gia JICA khuyến nghị chính sách phòng, chống ngập úng đô thị tại Việt Nam

Theo chuyên gia JICA, để phòng chống hiệu quả tình trạng ngập úng đô thị, Việt Nam cần cần có quy hoạch thoát nước tổng thể dài hạn hoặc kế hoạch thực hiện trung hạn và quản lý hạ tầng hiệu quả.

Từ đầu năm 2024 đến nay, nhiều khu vực trên cả nước, đặc biệt là tại TP Hà Nội liên tiếp xảy ra những trận mưa lớn gây ngập úng nghiêm trọng.

Trong điều kiện khí hậu được dự báo sẽ còn diễn biến phức tạp, ông Norihide Tamoto - chuyên gia JICA (cố vấn chính sách thoát nước tại Bộ Xây dựng) nhấn mạnh các giải pháp "mềm" bắt đầu từ chính sách để ứng phó ngập úng đô thị tại các thành phố lớn là nhiệm vụ hết sức cấp thiết.

Theo ông Norihide Tamoto, Việt Nam và Nhật Bản có nhiều nét tương đồng, đều chịu ảnh hưởng của BĐKH với lượng mưa có xu hướng tăng mạnh. Do vậy, Việt Nam có thể tham khảo chính sách của Nhật Bản để đưa ra những giải pháp phòng chống và ứng phó kịp thời tránh ngập úng đô thị.

Chuyên gia JICA khuyến nghị chính sách phòng, chống ngập úng đô thị tại Việt Nam- Ảnh 1.

Ngập úng cục bộ ở ngã tư Bà Triệu - Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)

 Ông Norihide Tamoto cho hay tại Nhật Bản, việc phát triển hệ thống thoát nước ban đầu tập trung vào việc tiêu thoát nước mưa trong thành phố một cách nhanh chóng. Việc này cũng nhằm tránh tình trạng điều kiện vệ sinh xuống cấp do nước mưa đọng lại lâu ngày trong thành phố. Vì vậy, tại Nhật Bản, các dự án xây dựng công trình thoát nước, xử lý nước thải trong đó có thoát nước mưa thuộc trách nhiệm của Chính phủ (bao gồm cả chính quyền địa phương) thay vì thuộc trách nhiệm của khu vực tư nhân.

“Chính quyền địa phương sở hữu và quản lý cơ sở hạ tầng thoát nước, xử lý nước thải và chịu trách nhiệm cuối cùng về hoạt động của các cơ sở hạ tầng đó,” ông Tamoto nói.

Tuy nhiên, vị chuyên gia của JICA cũng lưu ý để đảm bảo công tác phòng chống và ứng phó kịp thời tránh ngập úng đô thị, thì việc đầu tiên là chính quyền các địa phương cần phải bảo đảm nguồn tài chính và thiết lập nguyên tắc kế toán.

“Tại Nhật Bản, kinh phí phục vụ thoát nước mưa về cơ bản được chi trả bằng thuế. Vì vậy, nhu cầu hạ tầng thoát nước mưa ở Việt Nam trong tương lai sẽ rất lớn. Đã đến lúc Việt Nam cần trao đổi làm thế nào để có được nguồn kinh phí để triển khai hạ tầng thoát nước đồng bộ,” ông Norihide Tamoto chia sẻ.

Bên cạnh đó, theo ông Norihide Tamoto, Việt Nam cần đảm bảo việc quy hoạch và mục tiêu cho thoát nước mưa. Theo luật quy hoạch hiện hành của Việt Nam, các tỉnh thành phố không trực thuộc Trung ương không được phép lập quy hoạch thoát nước chuyên ngành, nhưng để thực hiện thoát nước mưa, mỗi tỉnh, thành phố cần phải có quy hoạch thoát nước riêng.

“Ví dụ nếu theo Luật Thoát nước Nhật Bản thì các tỉnh, thành phố địa phương ở Việt Nam có thể cũng cần có Quy hoạch thoát nước tổng thể dài hạn hoặc kế hoạch thực hiện trung hạn. Hy vọng rằng Chính phủ Việt Nam sẽ ban hành hoặc sửa đổi các luật và quy định làm cơ sở cho việc xây dựng các quy hoạch,” ông Norihide Tamoto nói.

Ngoài ra, vị chuyên gia của JICA cũng khuyến nghị Việt Nam cần thành lập các hội đồng liên quan đến thoát nước đô thị để các bên liên quan có thể thông qua đó trao đổi ý kiến và thống nhất các biện pháp ứng phó thiệt hại do ngập úng. Ví dụ ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể là cơ quan tốt nhất để đảm nhận vai trò hội đồng này.

Giải pháp tiếp theo là cần quản lý hạ tầng hiệu quả.

Theo ông Norihide Tamoto, cơ sở hạ tầng là nền tảng được sử dụng trong thời gian dài nên phải được quy hoạch, xây dựng và quản lý với tầm nhìn dài hạn. Do đó, Việt Nam cần khẩn trương phát triển cơ sở hạ tầng để đáp ứng với tốc độ đô thị hóa và phát triển kinh tế nhanh chóng.


Nguồn: https://tapchixaydung.vn/chuyen-gia-jica-khuyen-nghi-chinh-sach-phong-chong-ngap-ung-do-thi-tai-viet
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh nỗ lực phục hồi sau siêu bão

Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh nỗ lực phục hồi sau siêu bão

Bão YAGI đi qua để lại hậu quả nặng nề cho hệ thống cơ sở hạ tầng tỉnh Quảng Ninh. Điện, nước và hệ thống viễn thông gần như bị tê liệt. Sau cơn bão, các CBCNV Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh (QUAWACO) đã không quản ngày đêm, ra sức phục hồi hệ thống cấp nước, phòng ngừa dịch bệnh sau khi lũ rút.

Doanh nghiệp 13/09/2024
Đào tạo nhân lực lĩnh vực Thoát nước trong bối cảnh mới

Đào tạo nhân lực lĩnh vực Thoát nước trong bối cảnh mới

Sáng 12/9/2024, Phó Chủ tịch Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) Hạ Thanh Hằng đã có buổi làm việc với bà Maria Zandt, Phó Giám đốc Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam (TVET) nhằm trao đổi về các hoạt động hợp tác đào tạo nhân lực lĩnh vực Thoát nước trong thời gian tới.

Hơn 10.000 tỷ đồng sắp được đầu tư cho các dự án nước sạch và môi trường

Hơn 10.000 tỷ đồng sắp được đầu tư cho các dự án nước sạch và môi trường

Ngày 6/9/2024, dưới sự chứng kiến của ông Mai Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương; ông Đào Quang Trường, Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB); lãnh đạo BIWASE và VDB đã ký Thoả thuận hợp tác tài trợ vốn tín dụng đầu tư của nhà nước cho các dự án bảo vệ môi trường.

Doanh nghiệp ngành Cấp Thoát nước chủ động ứng phó cơn bão số 3 YAGI

Doanh nghiệp ngành Cấp Thoát nước chủ động ứng phó cơn bão số 3 YAGI

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, cơn bão số 3 YAGI là cơn bão mạnh nhất đi vào vịnh Bắc Bộ trong 10 năm trở lại đây. Để giảm thiểu được tối đa những hệ lụy, sự tàn phá mà cơn bão gây ra, các doanh nghiệp ngành Cấp Thoát nước (CTN) đã chủ động thực hiện các biện pháp ứng phó kịp thời.

Đoàn lãnh đạo ADB thăm và làm việc tại tỉnh Bình Dương

Đoàn lãnh đạo ADB thăm và làm việc tại tỉnh Bình Dương

Ngày 16/8/2024, đoàn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) do bà Charlotte Justine Diokno Sicat, Giám đốc Điều hành làm trưởng đoàn đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bình Dương. Đoàn đã đến chào xã giao lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương, thăm Khu liên hợp xử lý chất thải và Nhà máy đốt rác phát điện BIWASE .

Doanh nghiệp 17/08/2024
Đảm bảo đo lường trong ngành nước

Đảm bảo đo lường trong ngành nước

Đảm bảo đo lường ngành nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng thuộc đề án “Tăng cường đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Diễn đàn 31/07/2024
Sông Tô Lịch chuyển màu xanh lục thơ mộng

Sông Tô Lịch chuyển màu xanh lục thơ mộng

Trong những ngày vừa qua, nước sông Tô Lịch ở Hà Nội bỗng nhiên chuyển từ màu xám đen thường ngày sang màu xanh lục và cũng không còn mùi hôi khiến người dân Hà Nội vô cùng thích thú.

Xử lý nước thải cần được quan tâm và đầu tư

Xử lý nước thải cần được quan tâm và đầu tư

Đó là quan điểm của Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) trong buổi gặp gỡ và làm việc với Công ty Bảo vệ Tài nguyên và Môi trường sinh thái China Gezhouba (Trung Quốc) vào sáng 26/7/2024 vừa qua.

VWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước

VWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước

Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) vừa chủ trì tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp ý kiến Dự thảo luật Cấp Thoát nước (lần 02). Tại đây, các chuyên gia đã nêu ra nhiều vấn đề còn tồn đọng và cần được giải quyết trong dự thảo Luật.

Diễn đàn 11/07/2024
Top