
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtThay vào đó, người ta chỉ tập trung vào nỗ lực tăng nguồn cung và tăng giá nước, các nhà nghiên cứu cho hay. Họ nói cách duy nhất để bảo vệ nguồn cung cấp nước là phân phối lại tài nguyên nước công bằng hơn, bài đăng trực tuyến báo The Guardian ngày 10/4 cho hay.
Các hồ bơi, vườn tưới đẫm và xe hơi sạch bóng của người giàu đang gây ra khủng hoảng nước ở các thành phố ở mức độ ngang với khủng hoảng khí hậu hay tăng dân số, theo kết quả một nghiên cứu.
Nhóm nghiên cứu ở Anh lấy Cape Town ở Nam Phi làm đối tượng nghiên cứu và kết luận những người giàu nhất sử dụng nước nhiều gấp 50 lần so với những người nghèo nhất.
Ở Cape Town, nhóm giàu nhất chiếm 14% dân số thành phố đã sử dụng 51% lượng nước tiêu thụ. Ngược lại, nhóm nghèo nhất chiếm 62% dân số chỉ sử dụng 27% lượng nước. Hầu hết lượng nước mà nhóm giàu nhất sử dụng không phải cho các nhu cầu thiết yếu.
Ảnh minh hoa: imageBROKER/Alamy
Các nhà nghiên cứu nói Cape Town không phải là trường hợp duy nhất, bởi những vấn đề tương tự có ở nhiều thành phố trên thế giới. Từ năm 2000, hơn 80 thành phố lớn đã gặp phải hạn hán và thiếu nước trầm trọng, gồm Miami, Melbourne, London, Barcelona, Sao Paulo, Bắc Kinh, Bengaluru và Harare.
Các cuộc khủng hoảng nước đô thị dự kiến sẽ trở nên thường xuyên hơn, với hơn 1 tỷ cư dân thành phố dự kiến sẽ gặp phải tình trạng thiếu nước trong tương lai gần.
Vào tháng 3, một báo cáo của Ủy ban Toàn cầu về Kinh tế Nước đã kết luận rằng thế giới sẽ đối mặt với một cuộc khủng hoảng nước không tránh được, khi nhu cầu dự kiến vượt 40% nguồn cung vào năm 2030.
"Biến đổi khí hậu và gia tăng dân số làm nước đang trở thành một nguồn tài nguyên quý giá hơn ở các thành phố lớn, nhưng chúng tôi đã thấy bất bình đẳng xã hội là vấn đề lớn nhất đối với những người nghèo hơn khi tiếp cận với nước cho các nhu cầu hàng ngày", Giáo sư Hannah Cloke, Đại học Reading, Vương quốc Anh, và là đồng tác giả của nghiên cứu mới, cho biết.
Các nhà khoa học cho biết việc không tính đến sự bất bình đẳng xã hội trong một cuộc khủng hoảng nước thường dẫn đến các giải pháp kỹ trị, chỉ đơn giản là tái tạo các mô hình sử dụng nước không đồng đều và không bền vững, mà chính chúng đã góp phần gây ra cuộc khủng hoảng nước ngay từ đầu.
Bà Cloke nhấn mạnh: "Tất cả mọi người sẽ phải gánh chịu hậu quả trừ khi chúng ta phát triển cách chia sẻ nước công bằng hơn trong các thành phố. Đã đến lúc phải đồng ý về cách xã hội nên chia sẻ tài nguyên thiên nhiên thiết yếu nhất của cuộc sống".
Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nature Sustainability.
Năm 2018, cuộc khủng hoảng Ngày không nước (Day Zero) xảy ra ở thành phố Cape Town sau nhiều năm hạn hán khiến những người nghèo nhất không có đủ nước cho nhu cầu cơ bản của họ. |
Ngày 11/3/2025, Công ty CP Cấp Thoát nước Khánh Hòa phát thông báo cảnh báo về tình trạng mạo danh nhân viên để lừa đảo khách hàng.
Tại TP.HCM vừa diễn ra hội thảo giới thiệu ống nhựa PVC-O, do Chi hội Cấp Thoát nước miền Nam, Tập đoàn Molecor (Tây Ban Nha) và Tập Đoàn Bình Minh Việt phối hợp tổ chức. Sự kiện thu hút hơn 50 đại biểu đến từ các công ty cấp thoát nước hàng đầu phía Nam như SAWACO, BIWASE, BWACO, Cấp nước Long An, Cần Thơ, Bến Tre,...
Liên Hợp Quốc công bố 2025 là Năm quốc tế bảo tồn sông băng, kèm theo tuyên bố Ngày nước thế giới năm nay có chủ đề Bảo tồn các dòng sông băng. Đây là dịp nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò của sông băng, tuyết và băng đối với khí hậu và chu trình thủy văn, cũng như tác động kinh tế, xã hội, môi trường.
Ngày 7/3/2025 tỉnh Bình Dương khai mạc Giải BIWASE Tour Of Việt Nam, nằm trong khuôn khổ giải đấu thường niên Xe đạp Quốc tế nữ Bình Dương lần thứ XV tranh cup BIWASE thu hút 20 đội trong nước và quốc tế.
Theo thống kê, tổng công suất các nhà máy cấp nước ở Việt Nam đạt 13,2 triệu m3/ngđ, tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch 94%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch 15,5%. Với nhu cầu xử lý nước ngày càng tăng, dư địa đầu tư vào thị trường ngành Nước của Việt Nam còn lớn, nhất là trong lĩnh vực công nghệ.
Cần xây dựng cơ chế quản lý, điều tiết giá hợp lý, phát huy vai trò là “đòn bẩy” tác động tích cực đến sản xuất kinh doanh nước sạch. Đây là đề xuất được đưa ra tại Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Cấp Thoát nước do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức tại TP. Cần Thơ ngày 28/2.
Sau một thập kỷ xây dựng, dự án "siêu cống" Thames Tideway của London cuối cùng đã hoàn thành. Hệ thống cống ngầm quy mô lớn này, với chi phí đầu tư đạt 5 tỷ bảng Anh (tương đương 6,3 tỷ USD), hứa hẹn sẽ cách mạng hóa hệ thống xử lý chất thải của thành phố.
Sáng 28/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp cho ý kiến về dự án Luật Cấp Thoát nước.
Ngày 28/2/2025, tại TP. Cần Thơ, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Cấp Thoát nước.