![Vận hành bởi VCCorp](https://vccorp.mediacdn.vn/vccorp-m.png)
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtCắt băng khánh thành dự án nâng cấp Nhà máy nước An Dương. Ảnh: JICA.
Nhà máy nước An Dương sau lần nâng cấp gần nhất năm 2020 hiện có công suất 200.000 m3/ngày, chiếm gần 80% công suất của toàn bộ thành phố Hải Phòng.
Dự án nâng cấp lần này được các nhà thầu Nhật Bản bắt đầu triển khai từ tháng 9/2018, áp dụng công nghệ bể lọc tiếp xúc sinh học U-BCF, với nguồn vốn là viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản, Công ty CP Cấp nước Hải Phòng nêu trong một thông cáo gửi tới Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam.
Công nghệ U-BCF được Cục Cấp thoát nước Kitakyushu (Nhật Bản), thành phố kết nghĩa với Hải Phòng, chuyển giao kỹ thuật cho Cấp nước Hải Phòng. Là một hạng mục trong dự án ở nhà mát nước An Dương, bể lọc U-BCF có công suất 100.000 m3/ngày.
Ngoài ra, dự án còn cải tạo và nâng cấp trạm bơm nước thô Quán Vĩnh và các hệ thống đường ống, thiết bị công nghệ vận hành, điều khiển tự động.
Dự án nâng cấp nhà máy nước An Dương không chỉ giúp nâng cao chất lượng nước cấp, tiết giảm hóa chất xử lý, mà còn xây dựng nền tảng công nghệ nhằm sẵn sàng ứng phó với sự biến đổi về chất lượng nước nguồn, biến đổi khí hậu trong tương lai, đảm bảo cấp nước ổn định bền vững, qua đó góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng, Cấp nước Hải Phỏng nêu trong thông cáo.
Toàn cảnh bể lọc tiếp xúc sinh học U-BCF nhà máy nước An Dương.
Trước đó Công ty đã triển khai thành công bể lọc U-BCF công suất 5.000 m3/ngày tại nhà máy nước Vĩnh Bảo. Đây là dự án đầu tiên áp dụng công nghệ U-BCF trên quy mô công nghiệp vào xử lý ô nhiễm chất hữu cơ tại Hải Phòng và cũng là công nghệ mới của Nhật Bản, lần đầu tiên được ứng dụng trong xử lý nước tại Đông Nam Á.
Hiện nay, các công trình U-BCF đang hoạt động rất hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng nước cấp, nâng cao sức khỏe cộng đồng, phù hợp các yêu cầu trong kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng xanh theo hướng xanh, bền vững của Hải Phòng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa chỉ đạo việc đầu tư xây dựng công trình bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết các tỉnh thành trên cả nước trong dịp Tết tương đối ổn định. Song, các đơn vị cấp nước vẫn chủ động xây dựng các phương án điều phối ứng trực và vận hành cấp nước linh hoạt, đảm bảo tối ưu mạng lưới phục vụ nhu cầu của nhân dân.
Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, đúng thời khắc Giao thừa thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Lương Cường có thông điệp chúc Tết gửi đến đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, cũng như cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Ngày 16/1/2025, Thành phố Hải Phòng đã tổ chức Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp và khách quốc tế tiêu biểu nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025.
Năm 2024 đã khép lại với nhiều chuyển động tích cực. Hãy cùng nhìn lại những sự kiện nổi bật đã góp phần quan trọng trong sự phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành Cấp Thoát nước trong năm 2024, theo đánh giá của Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam.
Theo Cổng thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, sáng 9/1/2025, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn tham dự cùng các thành viên của Hội đồng thẩm định.
Ngày 27/12/2024, Bộ Xây dựng đã tổ chức họp báo và gặp mặt báo chí đầu Xuân Ất Tỵ 2025 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Việt Hùng.
Ngày 27/12/2024 tại TP. Hồ Chí Minh, Chi hội Cấp Thoát nước miền Nam tiến hành Đại hội lần thứ XIX nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Nguyễn Thanh Sử - Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty TNHH MTV Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) được bầu giữ chức Chủ tịch Chi hội.
Tuần lễ ngành Nước Việt Nam 2024 là năm thứ 3 được Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức. Qua thời gian, sự kiện ngày càng chứng minh được vị trí, khẳng định uy tín của thương hiệu Vietnam Water Week và xứng đáng là sự kiện tâm điểm của ngành Nước Việt Nam hàng năm.