Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Cấp nước an toàn nông thôn giúp Việt Nam phát triển bền vững

18/05/2022 14:39

Kế hoạch Cấp nước an toàn (KHCNAT) Việt Nam thực hiện từ 2009 đến nay đã giúp hơn 90% dân số nông thôn có nước sạch, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Trong tổng số 98,5 triệu người Việt Nam, có tới gần 62 triệu người, chiếm tỷ lệ gần 63%, sống ở nông thôn. Đất nước Đông Nam Á đã và đang nỗ lực thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc nhằm xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và khí hậu trái đất và đảm bảo tất cả mọi người có thể tận hưởng hòa bình và thịnh vượng.

Mục tiêu thứ 6 trong 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững cho giai đoạn 2015–2030 của Liên Hợp Quốc nhằm “Đảm bảo quyền được có nước sạch và vệ sinh môi trường cho tất cả mọi người".

“Việt Nam may mắn hơn nhiều quốc gia khác trong khu vực là đã áp dụng KHCNAT ở cả thành thị và nông thôn, như vậy việc Việt Nam thực hiện được Mục tiêu Phát triển Bền vững 6 của Liên Hợp Quốc không phải điều quá xa vời”, ông Tôn Tuấn Nghĩa, chuyên gia Sức khỏe Môi trường của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, nói với Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam.

Cấp nước an toàn nông thôn giúp Việt Nam phát triển bền vững - Ảnh 1.

Nhà máy nước Tân Thắng

Thành công ban đầu

Ông Tôn Tuấn Nghĩa cho biết, trước khi thực hiện KHCNAT, các đơn vị cấp nước nông thôn chưa chú trọng đến quản lý rủi ro trong sản xuất và phân phối nước. Mọi nỗ lực mới chỉ đạt ở mức làm sao cung cấp đủ nước cho người dân theo tiêu chuẩn QCVN 02:2009/BYT về nước sinh hoạt của Bộ Y tế.

Tuy nhiên, sau khi nước sạch đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia từ nhà máy chảy qua hệ thống đường ống, không ai có thể đảm bảo rằng nước không bị tái nhiễm bẩn, nhất là khi công nghệ xử lý nước ở nông thôn phần lớn đã lạc hậu, hệ thống cấp nước nông thôn có nhiều nguy cơ bị hỏng và nhiễm bẩn, cùng với năng lực quản lý vận hành còn nhiều hạn chế.

Cách tiếp cận truyền thống phổ biến ở Việt Nam và các nước trong khu vực trước đây bằng cách xét nghiệm chất lượng nước đầu ra thực chất không hiệu quả vì số mẫu lấy được quá ít so với lượng nước được sản xuất, không đảm bảo tính đại diện.

Dù đầu ra từ các nhà máy là nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia, không ai có thể đảm bảo rằng nước không bị tái nhiễm bẩn, nhất là khi công nghệ xử lý nước ở nông thôn phần lớn đã lạc hậu, cùng với năng lực quản lý vận hành hạn chế. Ảnh: Trung tâm Nước Quảng Bình

Trong trường hợp ô nhiễm nước xảy ra, thời gian lấy mẫu lâu, kết quả xét nghiệm cũng không chỉ ra cho đơn vị cấp nước được nguyên nhân, địa điểm và thời gian diễn ra sự cố.

Khác với cách tiếp cận trên, KHCNAT mang tính chủ động phòng ngừa, dựa trên cơ sở phát hiện, phân tích và quản lý toàn diện các rủi ro trong toàn bộ quy trình sản xuất nước sạch, từ nguồn nước tới người sử dụng, sử dụng nhiều rào chắn để đảm loại bỏ các rủi ro và bảo chất lượng nước đầu ra. 

Cấp nước an toàn nông thôn giúp Việt Nam phát triển bền vững - Ảnh 2.

Bà Nguyễn Thị Hương, Chuyên viên của Vụ Nguồn nước và Nước sạch Nông thôn, Tổng cục Thủy lợi nhận định, ngoài lợi ích rõ rệt về phòng tránh dịch bệnh, việc áp dụng KHCNAT mang lại cơ hội tiếp cận nguồn nước đảm bảo cho cả người dân nông thôn, từ đó thu hẹp khoảng cách giữa người dân đô thị và nông thôn và giữa các vùng, miền.

Tới cuối 2021, tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh tăng lên 92,5% từ 79% năm 2009 khi bắt đầu thực hiện KHCNAT ở nông thôn, còn tỷ lệ người dân nông thôn tiếp cận nước được quản lý an toàn (đạt tiêu chuẩn QCVN 02) cũng đạt 54% so với 44% trong cùng giai đoạn, Vụ Nguồn nước và Nước sạch Nông thôn nêu trong một báo cáo tại Hội thảo về KHCNAT ở Việt Nam ngày 21/4/2022.

Việt Nam đã xây dựng và ban hành sổ tay hướng dẫn lập và thực hiện KHCNAT nông thôn (ban hành theo QĐ 244/QĐ-TCTL ngày 6/6/2019); ban hành đề án cấp nước sạch nông thôn đến năm 2025, trong đó Thủ tướng đã chỉ đạo lồng ghép thực hiện KHCNAT trong các chương trình, dự án nước sạch.

Đặc biệt, đã có 549 công trình lập và thực hiện KHCNAT trong giai đoạn 2016-2021, nhiều địa phương đạt 50-100% số lượng công trình như Bà Rịa–Vũng Tàu (7/7 công trình), Huế (21/67 công trình), Trà Vinh (53/100 công trình).

Chặng đường tiếp theo

Ông Tôn Tuấn Nghĩa nhận xét, do bản chất hệ thống cấp nước nông thôn chủ yếu nhỏ lẻ, áp dụng đa dạng công nghệ xử lý nước, bản thân việc thực hiện được KHCNAT nông thôn đã là một thành công nằm ngoài dự kiến, tuy nhiên độ bao phủ 54% của cấp nước an toàn như trên là chưa cao, chất lượng nước đến tay người dân chưa đồng đều.

Cũng theo báo cáo nói trên của Vụ Nguồn nước và Nước sạch Nông thôn, cho đến nay, khoảng gần 30 triệu dân nông thôn vẫn chưa được tiếp cận nguồn nước đạt chuẩn và 5 triệu học sinh vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn chưa được tiếp cận công trình cấp nước tập trung.  

Ngoài ra, tỷ lệ các công trình hoạt động hiệu quả khoảng 70%, 30% hoạt động kém hiệu quả còn lại chủ yếu là công trình quy mô nhỏ và được đầu tư xây dựng trên 15 năm, thiếu kinh phí duy tu, bảo dưỡng.

Trong khi đó, Việt Nam còn thiếu thể chế chính sách về cấp nước nông thôn, đặc biệt thiếu thông tư quy định và hướng dẫn thực hiện cấp nước an toàn tại nông thôn, bà Nguyễn Thị Hương nêu ý kiến.

Cấp nước an toàn nông thôn giúp Việt Nam phát triển bền vững - Ảnh 3.

Trạm cấp nước Mỹ Thạnh - Hàm Thuận Nam

Thêm vào đó, chưa có văn bản pháp lý quy định về nguồn kinh phí riêng cho việc triển khai và duy trì hoạt động cấp nước an toàn ở nông thôn, một phần do giá nước chưa được tính đúng, tính đủ dẫn đến chi phí cho các hoạt động KHCNAT chưa được bù đắp từ giá nước.

Nhà máy nước Tân Thắng mới nâng công suất lên 2.900 m3 ngày/đêm, đảm bảo cấp nước cho người dân ba xã Tân Thắng, Thắng Hải, Sơn Mỹ nơi “rốn hạn” của tỉnh Bình Thuận. Ảnh: Vụ Nguồn nước và Nước sạch Nông thôn

Dẫn quyết định QĐ 1978/QĐ-TTg ngày 24/11/2021 về cấp nước và vệ sinh môi trường đến năm 2030, tầm nhìn 2045, bà Nguyễn Thị Hương cho biết Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030, 65% dân số nông thôn sử dụng nước sạch đạt chuẩn, số lượng tối thiểu 60 l/người/ngày; tới 2045 toàn bộ người dân nông thôn Việt Nam sẽ được tiếp cận dịch vụ cấp nước sạch đầy đủ, công bằng, an toàn và bền vững.

Về phía các đơn vị cấp nước, đến năm 2025 sẽ có một nửa hệ thống cấp nước nông thôn lập KHCNAT, theo quyết định QĐ 1566/QĐ-TTg ngày 8/9/2016. Vụ Nguồn nước và Nước sạch Nông thôn cũng dự kiến trong giai đoạn 2022-2025, khoảng 1.947 công trình sẽ tiếp tục lập và thực hiện KHCNAT.

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam, ông Tôn Tuấn Nghĩa cho biết, hiện nay KHCNAT đang được thực hiện dựa trên tinh thần tự nguyện, nên việc áp dụng chưa đồng đều, bởi các đơn vị cấp nước lớn có điều kiện, còn các công ty cấp nước nhỏ lại e dè, lo sợ thiếu kinh phí để thực hiện và duy trì KHCNAT.

Vì vậy, yếu tố quan trọng để triển khai rộng rãi KHCNAT là phải có cơ sở pháp lý, trong đó quy định thực hiện KHCNAT là điều kiện bắt buộc trong luật nước sạch và các văn bản pháp lý dưới luật.

Bà Nguyễn Thị Hương cho biết, một số văn bản pháp lý về cấp nước an toàn ở nông thôn sẽ được ban hành cuối năm, trong đó có Thông tư hướng dẫn thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn nông thôn (tháng 10/2022), Thông tư hướng dẫn chi tiết các nội dung trong lĩnh vực đầu tư theo hình thức PPP cho lĩnh vực thủy lợi, cung cấp nước sạch (tháng 11/2022).

Ngoài ra, Nghị định quy định cấp nước sinh hoạt nông thôn đang được xây dựng và sẽ trình Thủ tướng trong tháng 11/2022.

Tác giả:
Quỳnh Anh
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Bộ Xây dựng yêu cầu chủ động ứng phó mưa lớn tại Bắc Bộ

Bộ Xây dựng yêu cầu chủ động ứng phó mưa lớn tại Bắc Bộ

Trước dự báo về đợt mưa lớn diện rộng tại khu vực Bắc Bộ, Bộ Xây dựng đã ban hành công điện yêu cầu các đơn vị, địa phương liên quan triển khai khẩn cấp các phương án phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai.

SAWACO chủ động ứng phó mưa bão, đảm bảo cấp nước sạch cho người dân TP.HCM

SAWACO chủ động ứng phó mưa bão, đảm bảo cấp nước sạch cho người dân TP.HCM

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã xây dựng và triển khai nhiều phương án để vận hành liên tục, đảm bảo cung cấp nước sạch cho hơn 10 triệu người dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong mùa mưa bão.

Doanh nghiệp 25/06/2025
Thành phố chống chịu lũ lụt: Việt Nam góp tiếng nói tại Tuần lễ Nước Singapore 2025

Thành phố chống chịu lũ lụt: Việt Nam góp tiếng nói tại Tuần lễ Nước Singapore 2025

Với chủ đề “Thành phố chống chịu lũ lụt: Thích ứng với biến đổi khí hậu”, Tuần lễ Nước Singapore (SIWW) 2025 đã diễn ra từ ngày 23 đến 25/6/2025. Đại diện Hội Cấp Thoát nước Việt Nam, Phó Chủ tịch Hạ Thanh Hằng tham dự sự kiện.

Quốc tế 25/06/2025
Cần Thơ vận hành nhà máy nước 50.000 m³/ngày đêm sau 6 tháng tái khởi động

Cần Thơ vận hành nhà máy nước 50.000 m³/ngày đêm sau 6 tháng tái khởi động

Ngày 19/6/2025, Công ty CP Nước BIWASE Cần Thơ cho biết đã chính thức khánh thành và đưa vào vận hành Nhà máy nước Cần Thơ 3 với công suất 50.000 m³/ngày đêm. Dự án đánh dấu bước tiến trong việc nâng cao năng lực cấp nước đô thị, đáp ứng nhu cầu dân sinh và phát triển kinh tế xã hội của TP Cần Thơ và vùng phụ cận.

Doanh nghiệp 20/06/2025
Khánh thành công trình cấp nước sạch tại Làng Nủ: Nghĩa tình ngành Nước hướng về vùng lũ

Khánh thành công trình cấp nước sạch tại Làng Nủ: Nghĩa tình ngành Nước hướng về vùng lũ

Sáng ngày 24/5/2025, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) phối hợp với Công ty CP Cấp nước tỉnh Lào Cai và chính quyền địa phương tổ chức lễ khánh thành và bàn giao hệ thống cấp nước sinh hoạt công suất 300m³/ngày đêm phục vụ khu tái định cư Làng Nủ (Lào Cai) sau thiên tai.

Long An đẩy mạnh xử lý nước thải đô thị, khắc phục điểm nóng ô nhiễm môi trường

Long An đẩy mạnh xử lý nước thải đô thị, khắc phục điểm nóng ô nhiễm môi trường

UBND tỉnh Long An vừa công bố kế hoạch đầu tư xây dựng 11 trạm xử lý nước thải (XLNT) sinh hoạt tập trung tại các đô thị trên địa bàn tỉnh, nhằm từng bước khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường kéo dài và thiếu hụt hạ tầng thu gom, xử lý nước thải.

Việt Nam - Australia: Xây dựng dự án nâng cao năng lực thích ứng Biến đổi khí hậu

Việt Nam - Australia: Xây dựng dự án nâng cao năng lực thích ứng Biến đổi khí hậu

Ngày 05/5/2025, lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có buổi làm việc với đoàn tư vấn dự án của Australia nhằm khảo sát, xây dựng dự án “Nâng cao năng lực thích ứng Biến đổi khí hậu và Cấp nước sinh hoạt nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”

Quốc tế 08/05/2025
Bốn chiến lược hỗ trợ cho nguồn cung cấp nước sạch ở Thái Bình Dương

Bốn chiến lược hỗ trợ cho nguồn cung cấp nước sạch ở Thái Bình Dương

Theo thông tin từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Chính phủ và các đối tác của các quốc gia vùng Thái Bình Dương phải hợp tác với các công ty cung cấp dịch vụ nhằm đảm bảo có thể duy trì hoạt động của mình về mặt tài chính để cung cấp các dịch vụ cấp nước chất lượng cao và dễ tiếp cận cho mọi người.

Đưa nước sạch đến vùng thiên tai

Đưa nước sạch đến vùng thiên tai

Vượt qua đau thương do thiên tai gây ra, người dân ở khu tái thiết nhà ở thôn Làng Nủ (Bảo Yên) và thôn Nậm Tông, Kho Vàng (Bắc Hà) đã dần trở lại cuộc sống thường ngày. Một trong những yếu tố quan trọng giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống là được tiếp cận với nguồn nước sạch.

Nghe nhìn 01/04/2025
Top