
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtDự án Nexus nói trên dự kiến triển khai giữa tháng 10 tại Quận Thủy lợi Turlock, trong bối cảnh hạn hán ở Tây Bắc Mỹ diễn ra tồi tệ nhất trong 1.200 năm qua và biến đổi khí hậu do con người gây ra đang làm đợt khô hạn trầm trọng hơn, bản tin Reuters phát từ California ngày 25/8 cho hay.
Dự án trị giá 20 triệu đô la này do chính phủ tài trợ và thực hiện ở hai địa điểm: một nhịp dài 152 mét dọc theo phần cong của con kênh ở thị trấn Hickman, cách San Francisco khoảng 160 km đường bộ, và nhịp thứ hai dài 1,6 km ở Ceres gần đó.
Dựa trên một dự án tương tự ở bang Gujarat, miền Tây Ấn Độ, đây lần đầu mô hình này được thực hiện ở Mỹ, Reuters dẫn lời TS. Brandi McKuin của Đại học California Merced cho biết.
Một con kênh nơi các tấm pin mặt trời sẽ được lắp đặt vào mùa thu, trong khuôn khổ Dự án Nexus ở Hickman, California, Mỹ. Ảnh chụp ngày 17/8/2022. Nguồn: REUTERS / Nathan Frandino
Bản nghiên cứu xuất bản năm 2021 của TS. McKuin chính là cảm hứng cho ý tưởng thực hiện Dự án Turlock.
Theo TS. McKuin, hệ thống kênh đào hiện nay của California được xây dựng dựa trên hạ tầng của thế kỷ 20, cung cấp nước từ miền Bắc ẩm ướt đến miền Nam khô cằn và dài tổng cộng 6.400 km.
TS. McKuin cũng cho biết, việc che phủ những con kênh bằng các tấm pin mặt trời sẽ làm giảm sự bốc hơi, hạn chế việc lấy đất làm trang trại năng lượng mặt trời, ngăn chặn cỏ dại và tảo dưới nước phát triển, cũng như tiết kiệm chi phí bảo trì.
Các tấm pin mặt trời được lắp đặt trong trang trại năng lượng mặt trời tại Đại học California, Merced, ở Merced, California, Mỹ, ảnh chụp ngày 17/8/2022. Nguồn: REUTERS / Nathan Frandino
Dự án sẽ giúp California đạt được mục tiêu sản xuất 50% năng lượng sạch vào năm 2025 và 60% vào năm 2030, cũng theo TS. McKuin.
Nếu che phủ toàn bộ kênh đào bằng các tấm pin mặt trời, California có thể thu được 13 gigawatt điện tái tạo, gần một nửa mục tiêu năng lượng không cacbon của bang này, bà nói.
Một gigawatt, hay 1 tỷ watt, đủ để cung cấp điện cho 750.000 ngôi nhà.
Nghiên cứu của McKuin cũng tính toán lượng nước tiết kiệm được là 238 triệu mét khối, đủ để cung cấp cho 2 triệu người và tưới 20.000 ha đất trồng.
Thường trực Chính phủ thống nhất về sự cần thiết ban hành Luật Cấp, Thoát nước để khắc phục các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành pháp luật liên quan đến lĩnh vực cấp, thoát nước.
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Environmental Research Letters, dòng hải lưu mạnh nhất thế giới có thể suy giảm tới 20% vào năm 2050 nếu lượng khí thải tiếp tục ở mức cao, làm gia tăng tốc độ tan băng ở Nam Cực và mực nước biển dâng.
Chuyên gia cho rằng, phá dỡ tòa nhà “Hàm cá mập” làm cho tầm nhìn từ khu vực phố cổ ra hồ Gươm rộng hơn rất nhiều, đồng thời cần nghiên cứu xây dựng các công trình ngầm để tạo thành một không gian tổng thể.
Theo thống kê, tổng công suất các nhà máy cấp nước ở Việt Nam đạt 13,2 triệu m3/ngđ, tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch 94%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch 15,5%. Với nhu cầu xử lý nước ngày càng tăng, dư địa đầu tư vào thị trường ngành Nước của Việt Nam còn lớn, nhất là trong lĩnh vực công nghệ.
Ngành Cấp Thoát nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ quản lý nguồn tài nguyên nước, vận hành sản xuất, cung ứng nước, rò rỉ nước, chất lượng nước suy giảm. Ứng dụng máy bay không người lái (UAV) và robot vận hành dưới nước (ROV) đã mở ra một hướng đi mới, giúp cải thiện hiệu quả quản lý và giảm thiểu chi phí vận hành.
Ngày 28/2/2025, tại TP. Cần Thơ, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Cấp Thoát nước.
Thực hiện chương trình chỉnh trang đô thị, Sở Xây dựng TP.HCM vừa có tờ trình UBND TP.HCM về đề án di dời toàn bộ nhà trên và ven sông, kênh, rạch, bố trí tái định cư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nạo vét, cải tạo sông, kênh rạch trên địa bàn thành phố với tổng mức kinh phí dự kiến 221.372 tỷ đồng.
Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã quan tâm đầu tư cải tạo môi trường các dòng sông, nhưng vẫn chưa có giải pháp tổng thể để hồi sinh các dòng sông “chết” và khai thác giá trị lịch sử, văn hóa theo hướng phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trong 17 mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, mục tiêu về Bình đẳng giới (BĐG) toàn cầu đứng vị trí thứ 5. Điều đó cho thấy, BĐG là vấn đề rất quan trọng, giúp đỡ mọi người thể hiện rõ năng lực của mình trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái.