Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Cách người Nhật xử lý rác siêu hiệu quả

09/06/2020 00:00

Bên cạnh những cách phân loại rác nghiêm ngặt, Nhật Bản còn có những phương pháp xử lý rác rất khoa học và hiệu quả.

Bên cạnh những cách phân loại rác nghiêm ngặt, Nhật Bản còn có những phương pháp xử lý rác rất khoa học và hiệu quả.

Với quy trình phân loại rác vô cùng nghiêm ngặt, chúng ta đã phần nào hiểu vì sao nước lũ ở Nhật Bản lại trong hơn nước bể bơi. Tuy nhiên, bạn có thắc mắc những loại rác sau khi phân loại sẽ được xử lý như thế nào không? Nếu có, các bạn sẽ được biết câu trả lời ngay sau đây.

Rác sẽ trôi về đâu?

Chắc hẳn bạn nghĩ quy trình phân loại rác chặt chẽ như vậy là để giúp công đoạn tái chế trở nên dễ dàng hơn? Điều này không sai, tuy nhiên trên thực tế chỉ có 20,8% số rác thải của người Nhật là được tái chế.

Con số này thấp hơn so với các nước như Hà Lan (51%) hoặc Anh (39%) - những đất nước có chung khó khăn về thiếu đất xử lý rác thải.


Nhà máy xử lý rác Shinkoto, Tokyo (Nhật Bản)

Vậy số rác khổng lồ đó đi về đâu? Câu trả lời là: rác sẽ được đem đi đốt, nhưng không phải đốt như bình thường, mà là bằng công nghệ thân thiện với môi trường mang tên: "Công nghệ đốt hóa lỏng tầng sôi” (Circulation fluidized bed - CFB).


Minh họa quá trình xử lý rác theo công nghệ CFB

Về cơ bản, công nghệ này xử lý rác bằng cách vùi rác vào một lớp cát, sau đó sử dụng lưu lượng không khí trong quá trình nung lò, cùng một số hóa chất khác để tiêu hủy rác.

Cụ thể, khi cho rác vào buồng đốt, luồng không khí được nung từ dưới đáy buồng sẽ thổi lên, đẩy những phần rác chưa cháy hết đi lên, sau đó lại quay trở lại phía dưới để đốt lại một lần nữa.


Nhà máy đốt rác Maishima tại Osaka - một "tác phẩm nghệ thuật" theo ý kiến của nhiều chuyên gia

Công nghệ này được đánh giá là rất hiệu quả, có thể đốt cháy cả những vật liệu cứng đầu nhất ở tốc độ nhanh, có giá thành rẻ hơn nhiều loại hình khác.

Không chỉ vậy, nhiệt độ của buồng đốt chỉ cần đạt khoảng 800 độ C (khá thấp so với các buồng đốt thông thường) nên lượng khí thải độc hại như NO hay SO2 sẽ ít hơn rất nhiều.

Không chỉ vậy, nhiệt lượng tỏa ra trong quá trình đốt rác có thể được sử dụng để sản xuất điện. Sau thảm họa Fukushima vào năm 2011, Nhật Bản đã dừng toàn bộ chương trình điện hạt nhân trên toàn quốc.

Thế nên, công nghệ này được coi là phù hợp với đất nước này trong thời điểm hiện tại. Hiện nay, đã có nhiều nước trên thế giới nhập khẩu công nghệ này của Nhật Bản – như Trung Quốc, Thái Lan, và Singapore.


Một góc nhìn khác của nhà máy Maishima. Ai dám nghĩ đây nhà máy đốt rác cơ chứ?

Có một điểm đặc biệt, đó là những nhà máy xử lý rác khổng lồ tại Nhật Bản đều giống như những tác phẩm nghệ thuật. Mỗi tòa nhà đều có phong cách độc đáo cùng kiến trúc riêng biệt.

Đến nỗi nhiều du khách đến đây đều ngỡ rằng mình đang đi đến một viện bảo tàng, hoặc một công trình kiến trúc đồ sộ nào khác hơn là... trung tâm đốt rác.

Rác được tái chế

Như đã nhắc đến ở trên, khoảng 20,8% lượng rác thải sẽ được tái chế. Đó là trường hợp của giấy, chai nhựa dẻo và đặc biệt là các chai làm bằng nhựa PET – polyethylene terephthalate – thứ được sử dụng phổ biến tại Nhật và nhiều nơi trên thế giới.



Về cơ bản, rác giấy hoặc bìa carton, các loại rác thủy tinh... được xử lý tương tự các nước khác, nhưng nhựa PET thì khác. Theo đó, những chai làm bằng nhựa PET sau khi được người dân phân loại cẩn thận sẽ được nung chảy ở nhiệt độ cao, sau đó xử lý để tạo thành các chai PET mới.

Bên cạnh đó, chai nhựa PET cũ có thể kéo thành sợi, tạo thành các vật dụng khác như quần áo, túi xách, áo mưa…


Bên trong một nhà máy xử lý rác tái chế Tsurumi tại Yokohama

Điều này đã góp phần làm giảm lượng nguyên liệu (thường là dầu mỏ) sản xuất nhựa PET tới 90%, qua đó giảm đáng kể sự lãng phí cho nền kinh tế Nhật.

Tạo thêm đất bằng … rác

Bên cạnh đốt và tái chế rác, Nhật Bản còn có một cách xử trí khác rất độc đáo. Quốc gia này đã từng phải đối mặt với vấn đề không đủ đất để chôn rác nên họ đã nghĩ ra một cách "nhất cử lưỡng tiện": tạo thêm đất bằng chính rác thải của mình.


Đảo cây cọ của các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất

Tương tự như trường hợp Đảo Cây Cọ tại Dubai (các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất), Nhật Bản cũng tạo nên những hòn đảo nhân tạo bằng đá, xi măng, cát, và… rác.


Sân bay Quốc tế Kansai được xây trên hòn đảo nhân tạo

Ví dụ như sân bay quốc tế Chubu Centrair gần thành phố Nagoya và sân bay Kansai – đều được xây dựng trên đảo nhân tạo. Hoặc tại thủ đô Tokyo, nơi vấn đề thiếu đất đang rất nghiêm trọng thì đã có thêm khoảng 249km vuông đất "mọc” ra tại vịnh Tokyo.


Có ai tin sân bay quốc tế Chubu Centrair được xây dựng bằng... rác

Có thể nói, với quy trình xử lý rác thải nghiêm ngặt như vậy, sẽ không quá ngạc nhiên khi Nhật Bản được bình chọn là một trong những đất nước sạch nhất trên thế giới./.

Nguồn: Tofugu, Wikipedia, isenpai, Photographic Memorabilia…

 
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Công bố Tuần lễ ngành nước Việt Nam - Vietnam Water Week 2025

Công bố Tuần lễ ngành nước Việt Nam - Vietnam Water Week 2025

Sự kiện Tuần lễ Ngành nước Việt Nam - Vietnam Water Week 2024 đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn bè trong nước và quốc tế. Đáp lại sự tin tưởng và thành công đó, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) công bố tổ chức sự kiện Vietnam Water Week 2025.

Nghe nhìn 03/01/2025
SAWACO kỷ niệm 150 năm thành lập, đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

SAWACO kỷ niệm 150 năm thành lập, đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Tối 27/12/2024, Tổng Công ty TNHH MTV Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) tổ chức Lễ kỷ niệm 150 năm thành lập (1874 - 2024) và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Doanh nghiệp 30/12/2024
Hội nghị Ban Chấp hành Chi hội Cấp Thoát nước miền Bắc lần thứ II thành công tốt đẹp

Hội nghị Ban Chấp hành Chi hội Cấp Thoát nước miền Bắc lần thứ II thành công tốt đẹp

Ngày 15/12/2024, tại Hà Giang, Chi hội Cấp Thoát nước (CTN) miền Bắc đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ II nhiệm kỳ 2023-2025. Hội nghị đã thành công tốt đẹp với sự tham gia của các đại biểu miền Bắc.

Thúc đẩy công tác Bình đẳng giới trong ngành Nước

Thúc đẩy công tác Bình đẳng giới trong ngành Nước

Trong 17 mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, mục tiêu về Bình đẳng giới (BĐG) toàn cầu đứng vị trí thứ 5. Điều đó cho thấy, BĐG là vấn đề rất quan trọng, giúp đỡ mọi người thể hiện rõ năng lực của mình trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái.

Văn hóa nước 12/12/2024
Đại hội Chi bộ Cơ quan Hội Cấp Thoát nước Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2027

Đại hội Chi bộ Cơ quan Hội Cấp Thoát nước Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2027

Sáng ngày 04/12/2024, Đại hội Chi bộ Cơ quan Hội Cấp Thoát nước Việt Nam nhiệm kỳ 2025 - 2027 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Đồng chí Nguyễn Văn Tươi được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Chi bộ.

Lắp đặt hệ thống cấp nước cho người dân Làng Nủ

Lắp đặt hệ thống cấp nước cho người dân Làng Nủ

Với mong muốn giúp đỡ thiết thực về tinh thần, vật chất, làm vơi bớt những mất mát đau thương mà bà con thôn Làng Nủ đã phải hứng chịu trong thời gian qua, Hội Cấp Thoát nước (CTN) Việt Nam và Chi hội CTN miền Bắc đã lắp đặt hệ thống cấp nước cho bà con vùng lũ thôn Làng Nủ.

Cấp nước Bến Thành diễn tập cấp nước an toàn, ứng phó sự cố

Cấp nước Bến Thành diễn tập cấp nước an toàn, ứng phó sự cố

Thực hiện Kế hoạch liên tịch số 4251/KH-CNBT-KT ngày 06/11/2024 giữa UBND Phường 1, Quận 03, Thành phố Hồ Chí Minh, vào sáng ngày 15/11/2024, Công ty CP Cấp nước Bến Thành đã thực hiện diễn tập cấp nước an toàn tại chung cư Nguyễn Thiện Thuật với tình huống “Bể tuyến ống Ø200DI hẻm 251 Nguyễn Thiện Thuật (đoạn từ số 22 Lô G đến số 26 Lô G)”.

Doanh nghiệp 03/12/2024
Việt An: 14 năm bền bỉ mang tới các giải pháp đo lường

Việt An: 14 năm bền bỉ mang tới các giải pháp đo lường

Với hơn 1.000 trạm quan trắc và 14 năm kinh nghiệm hợp tác cùng 1.500 tổ chức, Công ty CP Kỹ thuật Môi trường Việt An luôn nỗ lực mang tới các giải pháp công nghệ trong lĩnh vực quan trắc môi trường và thiết bị đo lường công nghiệp.

Doanh nghiệp 03/12/2024
Việt Nam - Hàn Quốc: Hợp tác nâng cao năng lực ngành Nước

Việt Nam - Hàn Quốc: Hợp tác nâng cao năng lực ngành Nước

Đây là nội dung chính được thảo luận trong cuộc gặp mặt giữa Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) với Hội Công trình Nước và Nước thải Hàn Quốc (Hội nước Hàn Quốc) và Tổng Công ty Tài nguyên Nước Hàn Quốc (K-Water) vào sáng 28/11 vừa qua.

Quốc tế 01/12/2024
Top