
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtDiện tích các sông băng trên dãy Alps đang trên đà giảm suy giảm với khối lượng lớn nhất trong ít nhất 60 năm, khi dữ liệu về vấn đề này bắt đầu được ghi lại.
Các nhà khoa học đo lường được lượng băng bị mất đi trong từng năm thông qua việc xem xét và tính toán sự chênh lệch giữa lượng tuyết rơi vào mùa Đông và lượng băng tan vào mùa Hè.
Kể từ mùa Đông năm ngoái với lượng tuyết rơi tương đối ít, dãy Alps đã trải qua hai đợt nắng nóng lớn vào đầu mùa Hè, bao gồm một đợt vào tháng Bảy với nhiệt độ lên tới gần 30 độ C ở ngôi làng miền núi Zermatt của Thụy Sĩ. Nhiệt độ ở dãy Alps đang ấm lên vào khoảng 0,3 độ C mỗi thập niên, nhanh gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu.
Trong đợt nắng nóng này, độ cao mà nước đóng băng được đo ở mức cao kỷ lục 5.184 m so với độ cao của mùa Hè thông thường là từ 3.000 đến 3.500 m.
Hầu hết các sông băng trên núi, tàn tích của kỷ băng hà cuối cùng, đang dần thu hẹp diện tích hoặc biến mất do biến đổi khí hậu. Còn những sông băng trên dãy Alps ở châu Âu đặc biệt dễ bị tổn thương vì chúng có diện tích nhỏ hơn với lớp băng phủ tương đối ít.
Sông băng Pers được nhìn thấy gần Núi Piz Palue, gần khu nghỉ mát Alpine của Pontresina, Thụy Sĩ ngày 22/7. (Ảnh: Reuters/Arnd Wiegmann)
Ông Andreas Linsbauer, một nhà nghiên cứu sông băng 45 tuổi người Thụy Sĩ, chia sẻ thông thường ông sẽ lên đường thực hiện việc khảo sát và lập biểu đồ đánh giá sự suy giảm diện tích của sông băng Morteratsch vào cuối tháng Chín, thời điểm cuối mùa Hè khi băng tan chảy trên dãy Alps.
Tuy nhiên, lượng băng mất đi đặc biệt lớn trong năm nay đã khiến ông đẩy kế hoạch lên sớm 2 tháng để thực hiện công việc bảo trì khẩn cấp.
Nhà nghiên cứu sông băng Andreas Linsbauer và trợ lý Andrea Millhaeusler khoan một lỗ tại một điểm đo trên sông băng Pers gần khu nghỉ mát Alpine của Pontresina, Thụy Sĩ ngày 21/7. (Ảnh: Reuters/Arnd Wiegmann)
Hiện tại, Morteratsch đã thay đổi nhiều so với sông băng được mô tả trên bản đồ du lịch của khu vực. Diện tích sông băng này bị thu hẹp lại gần 3 km, trong khi độ sâu của lớp băng tuyết đã mỏng đi 200 m.
Dữ liệu được chia sẻ độc quyền với Reuters cho thấy sông băng Morteratsch hiện thu hẹp khoảng 5 cm mỗi ngày và đã trong tình trạng tồi tệ hơn bình thường vào cuối mùa Hè.
Tình trạng tương tự của các sông băng gần đó
Sông băng Silvretta gần đó đã mất khoảng 1 m so với cùng thời điểm vào năm 1947, năm tồi tệ nhất trong cơ sở dữ liệu của dòng sông này được ghi lại từ năm 1915.
Trao đổi với các báo, nhà nghiên cứu sông băng Andrea Fischer tại Học viện Khoa học Áo, cho biết ở Áo, các sông băng đều không có tuyết phủ.
Tại sông băng Grand Etret ở phía Tây Bắc Italy, chỉ có 1,3 m tuyết đã tích tụ trong suốt mùa Đông vừa qua, ít hơn 2 m so với mức trung bình hàng năm trong 20 năm tính đến năm 2020.
Các sông băng ở Himalaya cũng đang dần thu hẹp lại. Khi vùng Kashmir bước vào mùa gió mùa trong mùa Hè, nhiều sông băng đã bị thu hẹp đáng kể.
Một cuộc thám hiểm vào đầu tháng Sáu tại Himachal Pradesh của Ấn Độ đã phát hiện ra rằng sông băng Chhota Shigri đã mất nhiều lớp tuyết phủ. Nhà nghiên cứu sông băng Mohd Farooq Azam tại Viện Công nghệ Ấn Độ Indore cho biết nhiệt độ cao nhất trong hơn một thế kỷ từ tháng Ba đến tháng Năm rõ ràng đã có tác động đến dòng sông băng này.
Hệ lụy khôn lường
Các sông băng biến mất đã và đang gây nguy hiểm cho cuộc sống và sinh kế của người dân.
Đầu tháng này, một vụ lở băng trên núi Marmolada ở Italy, đỉnh cao nhất trong dãy núi Dolomites và là một phần của dãy Alps, đã khiến 11 người thiệt mạng.
Vài ngày sau, một vụ lở băng ở vùng núi Tian Shan, phía Đông Kyrgyzstan, đã gây ra một trận tuyết lở lớn, gây nguy hiểm cho du khách đi qua.
Người dân Thụy Sĩ cũng bày tỏ lo lắng rằng sông băng tan chảy sẽ làm tổn hại đến nền kinh tế của họ trong đó bao gồm một số khu nghỉ mát trượt tuyết trong khu vực của dãy Alps. Hiện họ phải phủ lên chúng bằng những tấm vải trắng để phản chiếu ánh sáng mặt trời và hạn chế việc tan chảy.
Nước băng tan chảy vào một khe băng ở sông băng Pers gần khu nghỉ mát Alpine của Pontresina, Thụy Sĩ ngày 22/7. (Ảnh: Reuters/Arnd Wiegmann)
Các sông băng của Thụy Sĩ có trong nhiều câu chuyện cổ tích của đất nước và sông băng Aletsch (Thụy Sĩ) được coi là Di sản Thế giới được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận.
Ông Bernardin Chavaillaz, một người chuyên đi bộ đường dài, phàn nàn rằng việc mất đi các sông băng "đồng nghĩa với việc mất đi di sản quốc gia, bản sắc của chúng ta" và đây là điều "rất đáng buồn".
Kể từ ngày 12/6/2025, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố. Trong đó có 19 tỉnh và 4 thành phố hình thành sau sắp xếp và 11 tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp.
Trước dự báo về đợt mưa lớn diện rộng tại khu vực Bắc Bộ, Bộ Xây dựng đã ban hành công điện yêu cầu các đơn vị, địa phương liên quan triển khai khẩn cấp các phương án phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai.
Sáng ngày 26/6/2025, Công ty Nước sạch Hà Nội kết hợp với Trung tâm Khoa học công nghệ y sinh và môi trường đã tổ chức khóa tập huấn về Thông tư số 52/2024/TT-BYT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy đinh kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt có hiệu lực từ 01/7/2025.
Ngày 27/6/2025, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (SAWACO) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ V, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Bùi Xuân Cường đến dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.
Ngày 24/6/2025, Tạp chí Xây dựng, Bộ Xây dựng đã chính thức có công văn số 117/CV-TCXD xác nhận tiếp tục là đơn vị bảo trợ truyền thông cho Tuần lễ Nước Việt Nam 2025 (Vietnam Water Week 2025).
Với chủ đề “Thành phố chống chịu lũ lụt: Thích ứng với biến đổi khí hậu”, Tuần lễ Nước Singapore (SIWW) 2025 đã diễn ra từ ngày 23 đến 25/6/2025. Đại diện Hội Cấp Thoát nước Việt Nam, Phó Chủ tịch Hạ Thanh Hằng tham dự sự kiện.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, báo chí phải không ngừng tự đổi mới để phát triển tương xứng với tầm vóc thời đại, với sự phát triển của đất nước, thực sự trở thành nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại, phục vụ sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và nhân dân trên hành trình dựng xây và phát triển đất nước.
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), sáng ngày 19/6, lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã gặp mặt chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam.
Ngày 19/6/2025, Công ty CP Nước BIWASE Cần Thơ cho biết đã chính thức khánh thành và đưa vào vận hành Nhà máy nước Cần Thơ 3 với công suất 50.000 m³/ngày đêm. Dự án đánh dấu bước tiến trong việc nâng cao năng lực cấp nước đô thị, đáp ứng nhu cầu dân sinh và phát triển kinh tế xã hội của TP Cần Thơ và vùng phụ cận.