Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Bức tranh tổng thể về tài nguyên nước Việt Nam

28/12/2019 00:00

Theo báo cáo Nghiên cứu độc lập của Ngân hàng Thế giới (WB) với chủ đề: “Việt Nam - Hướng tới một hệ thống nước có tính thích ứng, sạch và an toàn” được công bố giữa năm 2019, mặc dù có nguồn cung nước dồi dào song tài nguyên nước của Việt Nam đã xuất hiện tình trạng căng thẳng, rủi ro lớn và gia tăng cả về số lượng và chất lượng nước.

Theo báo cáo Nghiên cứu độc lập của Ngân hàng Thế giới (WB) với chủ đề: “Việt Nam - Hướng tới một hệ thống nước có tính thích ứng, sạch và an toàn” được công bố giữa năm 2019, mặc dù có nguồn cung nước dồi dào song tài nguyên nước của Việt Nam đã xuất hiện tình trạng căng thẳng, rủi ro lớn và gia tăng cả về số lượng và chất lượng nước.
 
song me cong
Lưu vực sông Mê Công
 
Bên cạnh đó, do các hoạt động phát triển gia tăng, sẽ phát sinh sự cạnh tranh về nhu cầu nước dẫn đến phải lựa chọn giữa các mục tiêu khác nhau.
Theo WB, tăng trưởng nhanh tạo sức ép cho nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tăng trưởng nhanh tạo áp lực cho nguồn tài nguyên bền vững và bảo vệ môi trường. Áp lực lớn nhất cho tài nguyên nước là do tốc độ phát triển và quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Việc phát triển cơ sở hạ tầng khai thác, sử dụng nước để đáp ứng nhu cầu nước gia tăng nhanh chóng cũng như các rủi ro gắn với nước như ô nhiễm và biến đổi khí hậu đã vượt nhanh hơn so với khả năng quản lý, điều tiết việc phát triển và sử dụng tài nguyên nước cũng như quản lý rủi ro của thể chế ngành nước. "Sự suy giảm tài nguyên và gia tăng rủi ro sẽ góp phần làm chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế trong tương lai trừ khi có sự thay đổi trong công tác quản trị nước” – WB khuyến cáo.

Theo WB, tài nguyên nước Việt Nam là nguồn tài nguyên quý giá nhưng không phải vô tận. Điều đó được minh chứng bằng con số cụ thể: Việt Nam có 11 lưu vực sông chính và gần 3500 con sông, lượng mưa trung bình năm lớn khoảng 2000 mm. Nước mặt và nguồn dự trữ nước dưới đất phong phú cung cấp nguồn tài nguyên nước đáng kể và phần lớn các nguồn tài nguyên này có thể khai thác, sử dụng. Sông Mê Công, Hồng – Thái Bình và Đồng Nai chiếm khoảng 80% tổng lượng tài nguyên nước Việt Nam. Sông Mê Công có diện tích lưu vực là 800.000 km2, bằng diện tích nước Pháp, chảy xuyên 6 quốc gia. Việt Nam chỉ chiếm 8% diện tích của toàn lưu vực sông Mê Công. Lượng nước chảy về Việt Nam khoảng hơn 5 tỷ m3, chiếm 57% tổng lượng nước mặt của Việt Nam và nhiều hơn tổng lượng nước của Philipin và Úc. Sông Hồng – Thái Bình có diện tích lưu vực là 155.000 km2 và lượng chảy vào Việt Nam từ ngoài lãnh thổ  là 137 tỷ m3, nhiều hơn tổng lượng nước của Anh quốc. Lượng nước trung bình đầu người là 9.434 m3, mức cao hơn so với tiêu chuẩn của vùng và toàn cầu.

song Dong Nai
Một góc sông Sài Gòn - Đồng Nai
Tuy nhiên, phần lớn tài nguyên nước Việt Nam lại nằm ngoài khả năng quản lý của quốc gia vì 2/3 tổng lượng nước chảy vào từ quốc gia thượng nguồn. Do vậy, nguồn nước nội sinh của Việt Nam được đánh giá là thấp trong khu vực, mức bình quân đầu người chỉ đạt khoảng 4.200 m3 so với con số trung bình là 4.900 m3 ở Đông Nam Á. Tài nguyên nước phân bố không đồng đều theo mùa, lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa mưa ngắn. Các con sông thường đầy nước vào mùa mưa nhưng lại khô hạn vào mùa khô. Cạnh đó, nguồn tài nguyên nước cũng phân bố không đều theo không gian.

 WB cũng chỉ ra rằng, Việt Nam đã phát triển và khai thác nguồn tài nguyên quý giá này phục vụ lợi ích của người dân. Với hơn 7500 đập và hồ chứa, 4 triệu ha diện tích tưới, nông nghiệp là sinh kế của khoảng một nửa lực lượng lao động của đất nước và mỗi gia đình, đóng góp gần 1/5 thu nhập quốc gia. Thủy điện đã tạo ra khoảng 37% sản lượng điện của quốc gia. Đầu tư lớn đã tạo ra nguồn nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh cho các hộ gia đình.

Song thực tế hiện nay, nhu cầu năng lượng đang gia tăng nhanh chóng nhưng có ít thông tin về tác động đến tài nguyên nước.

Phát triển nhanh là nguyên nhân gây căng thẳng tài nguyên nước. Mặc dù nguồn nước dồi dào ở khắp đất nước song do nhu cầu phát triển nhanh chóng đã tạo ra áp lực cho nguồn tài nguyên nước. Chính phủ đã xác định xác định các lưu vực sông Mã, Hương, Ninh Thuận/Bình Thuận và Bà Rịa Vũng Tàu đang đối mặt với nguy cơ căng thẳng vào mùa khô. Kết quả nghiên cứu của Nhóm 2030 chỉ ra rằng ở Cụm sông Đông Nam Bộ và lưu vực sông Mã đã có hiện tượng khai thác nước quá mức, không bền vững.

Trong những năm tới, căng thẳng nước sẽ tác động lớn tới quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam và nguồn tài nguyên thiên nhiên trừ khi áp dụng ngay các hành động can thiệp. Nhu cầu gia tăng sẽ khiến 11 trong số 16 lưu vực sông lớn ở Việt Nam phải đối mặt với căng thẳng về nước vào năm 2030 và tình trạng căng thẳng về nước sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế nếu chúng ta không có biện pháp can thiệp. Giảm thiểu căng thẳng nước là rất quan trọng đặc biệt là trên 4 lưu vực sông chính tạo ra 80% GDP của Việt Nam  là sông Hồng, Thái Bình, Cửu Long, Đồng Nai và nhóm lưu vực sông Đông Nam bộ.

Trước thực tế trên, theo báo cáo Nghiên cứu của WB chỉ ra rằng, bảo vệ tài nguyên nước là mục tiêu ưu tiên song cần bảo đảm không gây ra những tổn thất về kinh tế.
 
Theo báo TN&MT
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Cấp nước Thủ Đức tối ưu hóa công tác cấp nước

Cấp nước Thủ Đức tối ưu hóa công tác cấp nước

Nước sạch luôn giữ vai trò thiết yếu trong đời sống con người. Hiểu rõ điều này, bên cạnh việc đảm bảo cung cấp nước ổn định, liên tục, công tác giảm thất thoát nước luôn được Công ty CP Cấp nước Thủ Đức quan tâm, nỗ lực thực hiện và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị.

Doanh nghiệp 16/07/2024
VWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước

VWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước

Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) vừa chủ trì tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp ý kiến Dự thảo luật Cấp Thoát nước (lần 02). Tại đây, các chuyên gia đã nêu ra nhiều vấn đề còn tồn đọng và cần được giải quyết trong dự thảo Luật.

Diễn đàn 11/07/2024
Đề xuất cụ thể về Quy hoạch hạ tầng cấp thoát nước trong dự thảo Luật

Đề xuất cụ thể về Quy hoạch hạ tầng cấp thoát nước trong dự thảo Luật

Đây là nội dung thu hút sự quan tâm của các đại biểu tại Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Luật Cấp Thoát nước (lần 02) do Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức.

Chính sách 10/07/2024
Lễ ký kết Biên bản bàn giao 10 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Xây dựng về Bộ LĐTB&XH

Lễ ký kết Biên bản bàn giao 10 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Xây dựng về Bộ LĐTB&XH

Chiều 26/6, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết Biên bản bàn giao, tiếp nhận 10 trường cao đẳng, trung cấp trực thuộc Bộ Xây dựng về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTB&XH).

Lãnh đạo VWSA chúc mừng Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6

Lãnh đạo VWSA chúc mừng Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6

Nhân dịp kỷ niệm 99 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/62024), ngày 17/6/2024, tại Hà Nội, Lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã gặp mặt chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam.

Hà Nội xây bể điều tiết ngầm chống ngập lụt

Hà Nội xây bể điều tiết ngầm chống ngập lụt

Để khắc phục tình trạng ngập úng cục bộ, Hà Nội triển khai dự án xây bể ngầm chống ngập lụt tại một số khu vực trên địa bàn Thủ Đô. Dự án do UBND quận Hoàn Kiếm đề xuất và được UBND TP Hà Nội thống nhất chủ trương.

Sớm hướng dẫn hoạt động đầu tư theo phương thức PPP trong lĩnh vực thoát nước

Sớm hướng dẫn hoạt động đầu tư theo phương thức PPP trong lĩnh vực thoát nước

Tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng nay 04/6/2024, các đại biểu Quốc hội đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm ban hành thông tư hướng dẫn hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong lĩnh vực thoát nước, xử lý nước thải và chất thải.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đã đến lúc chúng ta cần có tuyên ngôn về nước

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đã đến lúc chúng ta cần có tuyên ngôn về nước

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, cần có tuyên ngôn với bà con nông dân ĐBSCL và cả nước rằng: Chúng ta không phải là một quốc gia dư thừa nước, nước sẽ ngày càng khan hiếm hơn.

GS.TS Trần Đức Hạ: “Thoát nước là vấn đề cấp thiết”

GS.TS Trần Đức Hạ: “Thoát nước là vấn đề cấp thiết”

Những năm gần đây, mỗi khi mưa lớn, nhiều con phố trên thành phố Hà Nội diễn ra tình trạng úng ngập cục bộ do hệ thống thoát nước không ổn định và chất lượng suy giảm. Do đó, vấn đề thoát nước cần được quan tâm nhiều hơn và đưa ra giải pháp cụ thể cần sớm được giải quyết.

Top