Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Băng tan khiến hồi sinh virus cổ đại từ hàng nghìn năm trước

28/11/2022 02:19

Các nhà khoa học ở Pháp đã hồi sinh virus đóng băng 48.500 năm tuổi do băng tan, từ đó cảnh báo mối lo ngại dịch bệnh lây lan, IFL Science đưa tin.

Biến đổi khí hậu khiến sự nóng lên toàn cầu đang tăng lên với tốc độ chưa từng có. Các dải băng vĩnh cửu tan chảy đã giải phóng các vật chất mắc kẹt trong đó nhiều năm, bao gồm một loạt vi khuẩn ngủ đông trong hàng trăm thiên niên kỷ, bài đăng IFL Science hôm 23/11 thông tin.

Nhóm nghiên cứu đứng đầu là nhà virus học Jean-Michel Claverie ở Đại học Aix-Marseille tại Pháp đã hồi sinh một số loại virus cổ đại bị nhốt sâu trong lớp băng vĩnh cửu ở Siberia kể từ Kỷ băng hà.

Virus mới mang tên Pandoravirus yedoma nằm trong số 7 loại virus dưới đất đóng băng sống lại sau hàng nghìn năm. Loại virus ít tuổi nhất trong nhóm này đã đóng băng 27.000 năm.

Băng tan khiến hồi sinh virus cổ đại từ hàng nghìn năm trước - Ảnh 1.

Hình ảnh của virus Pandoravirus yedoma. (Ảnh: bioRxiv)

Các nhà nghiên cứu viết trong bài báo: "Một phần tư diện tích Bắc bán cầu được bao phủ bởi mặt đất đóng băng vĩnh viễn, được gọi là băng vĩnh cửu. Do khí hậu ấm lên, lớp băng vĩnh cửu tan chảy không thể phục hồi đang giải phóng các chất hữu cơ bị đóng băng trong hàng triệu năm, hầu hết chúng phân hủy thành cacbon dioxit và metan, làm tăng thêm hiệu ứng nhà kính".

Băng tan khiến hồi sinh virus cổ đại từ hàng nghìn năm trước - Ảnh 2.

Biến đổi khí hậu khiến lớp băng vĩnh cửu đang lộ ra. (Ảnh: Tatiana Gasich / iStock / Getty Images Plus)

Nhóm nghiên cứu cũng cảnh báo việc phát hiện mẫu vật virus nguyên vẹn như vậy có nguy cơ xuất hiện dịch bệnh mới rất cao.

Hơn thế nữa, hiện ngày càng nhiều người tới Bắc Cực để khai thác tài nguyên như vàng và kim cương. Bước đầu tiên trong khai thác mỏ là đào lớp đất bề mặt khiến khả năng tiếp xúc với virus của con người càng cao.

Nghiên cứu đã có trên trang bioRxiv trong khi chờ thẩm duyệt từ chuyên gia.

Pandoravirus là thuộc chi virus khổng lồ được phát hiện lần đầu tiên năm 2013 và có kích thước lớn thứ hai trong số những chi virus đã biết sau pithovirus. Pandoravirus dài một micromét và rộng 0,5 micromét, có nghĩa loại virus này có thể quan sát được dưới kính hiển vi nhỏ. Mẫu vật 48.500 năm tuổi nằm trong lớp đất đóng băng vĩnh cửu ở độ sâu 16 mét dưới đáy hồ ở Yukechi Alas, Yakutia, Nga.

Claverie và cộng sự trước đây từng hồi sinh hai virus 30.000 năm tuổi dưới lớp đất đóng băng vĩnh cửu, virus đầu tiên được công bố năm 2014. Cả 9 virus cũ và mới đều có thể lây nhiễm tổ chức đơn bào như trùng amip, nhưng không lây sang thực vật hoặc động vật. Tuy nhiên, nhiều virus đóng băng khác có thể rất nguy hiểm với con người, cây trồng và loài vật.

Tác giả:
Tiến Thành (dịch)
Nguồn: IFL Science, Science Alert
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Tuần lễ Nước Quốc tế Singapore 2024: Quản lý lũ lụt, thích ứng với biến đổi khí hậu

Tuần lễ Nước Quốc tế Singapore 2024: Quản lý lũ lụt, thích ứng với biến đổi khí hậu

Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới đang phải đối phó với các thách thức do biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Do đó, các quốc gia cần chung tay trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với nhau để tìm ra các giải pháp phù hợp.

Ký kết thỏa thuận hợp tác kỹ thuật cấp nước giữa Cục Nước Yokohama, HueWACO, SAWACO và CNEE

Ký kết thỏa thuận hợp tác kỹ thuật cấp nước giữa Cục Nước Yokohama, HueWACO, SAWACO và CNEE

Kế thừa những kết quả hợp tác tốt đẹp trước đây, Cục Nước Yokohama, HueWACO, SAWACO và CNEE đã ký kết thỏa thuận hợp tác kỹ thuật cấp nước giai đoạn 2024-2027 nhằm tăng cường quan hệ hợp tác hiệu quả, thực chất, đáp ứng mục tiêu phát triển trung và dài hạn của mỗi đơn vị.

Doanh nghiệp 27/03/2024
Sử dụng nước sạch và hạn chế thấp nhất việc khai thác nước ngầm

Sử dụng nước sạch và hạn chế thấp nhất việc khai thác nước ngầm

Phát triển nguồn nước, đầu tư xây dựng mạng lưới cung cấp nước mặt là một trong những giải pháp nhằm bảo đảm lộ trình giảm khai thác nước ngầm theo chỉ đạo của UBND Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).

Doanh nghiệp 25/03/2024
Hội Cấp Thoát nước Việt Nam gặp gỡ đại diện Tập đoàn SUEZ - Degremont

Hội Cấp Thoát nước Việt Nam gặp gỡ đại diện Tập đoàn SUEZ - Degremont

Trong không khí thân mật, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có buổi gặp gỡ đại diện Tập đoàn SUEZ Degremont Pháp và Việt Nam. Tại buổi làm việc, phía Tập đoàn Suez đã giới thiệu khát quát những sản phẩm công nghệ của tập đoàn và tham vấn ý kiến của VWSA về định hướng phát triển, đầu tư tại Việt Nam.

Quốc tế 22/03/2024
Ngày Nước Thế giới 2024 "Nước cho hòa bình”

Ngày Nước Thế giới 2024 "Nước cho hòa bình”

Ngày Nước Thế giới năm 2024 của Liên Hợp Quốc mang chủ đề “Leveraging water for peace” - “Nước cho hòa bình”, tập trung vào vai trò quan trọng của tài nguyên nước đối với sự ổn định và thịnh vượng của thế giới.

Hội Cấp Thoát nước Việt Nam tiếp đón Đoàn Doanh nghiệp Hà Lan

Hội Cấp Thoát nước Việt Nam tiếp đón Đoàn Doanh nghiệp Hà Lan

Sáng 19/3/2024, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã tiếp và làm việc với Đoàn Doanh nghiệp Hà Lan tại Văn phòng VWSA. Cũng trong khuôn khổ buổi làm việc, NX Filtration & Vietfair đã ký kết tham gia Tuần lễ ngành Nước Việt Nam - Vietnam Water Week 2024.

Quốc tế 20/03/2024
SAWACO chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm tại Cục Cấp nước Bangkok, Thái Lan

SAWACO chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm tại Cục Cấp nước Bangkok, Thái Lan

Từ ngày 13-15/3/2024, Đoàn công tác SAWACO gồm 27 nhân sự đến từ các phòng, đơn vị chuyên môn tham dự đợt đào tạo và chia sẻ kinh nghiệm tại Cục Cấp nước Bangkok, Thái Lan.

Doanh nghiệp 15/03/2024
Đoàn công tác Hội Cấp Thoát nước Việt Nam thăm và làm việc tại Công ty CP Tập đoàn Dekko

Đoàn công tác Hội Cấp Thoát nước Việt Nam thăm và làm việc tại Công ty CP Tập đoàn Dekko

Ngày 14/3/2024, đoàn công tác của Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) do Chủ tịch Nguyễn Ngọc Điệp dẫn đầu đã thăm, động viên sản xuất tại Công ty CP Tập đoàn Dekko.

Phát triển hệ thống cấp nước an toàn thích ứng với nguồn nước ô nhiễm

Phát triển hệ thống cấp nước an toàn thích ứng với nguồn nước ô nhiễm

Nguồn nước cấp, đặc biệt là nguồn nước mặt đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các hợp chất hữu cơ, các chất vi lượng do chất thải sinh hoạt, sản xuất và tác động của biến đổi khí hậu. Do đó, cần xây dựng hệ thống xử lý nước tiên tiến, đạt chuẩn quốc tế với giá thành phù hợp tại Việt Nam.

Top