Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Vua Gia Long với những huyền thoại liên quan đến nước ngọt

29/08/2022 10:33

Các triều đại thường được gắn với nhiều huyền thoại để chứng minh các vị vua có “chân mệnh đế vương”, xứng đáng “thay trời chăn dân”.

Vua Gia Long với những huyền thoại liên quan đến nước ngọt - Ảnh 1.

Lăng vua Gia Long

Hán Cao Tổ bên Trung Quốc có tích chém rắn khởi nghĩa. Lê Thái Tổ có tích về gươm báu.

Với vua Nguyễn Thế Tổ (tức vua Gia Long, 1762-1820), huyền thoại lấy được nước ngọt giữa biển là một trong số đó.

Không chỉ một, cuộc đời về vua Gia Long, tên húy là Nguyễn Phúc Ánh, thường được gọi là Nguyễn Ánh, còn được xây đắp bằng nhiều chuyện mang tính huyền thoại được sử quan nhà Nguyễn đúc kết lại, bao gồm các điển tích "trâu thần hộ giá", "rắn thiêng cõng thuyền", "gió trời phá giặc" và "nước ngọt giữa biển".

Sơ bộ chuyện "trâu thần hộ giá" xảy ra ở Đăng Giang (con sông ở tỉnh Định Tường xưa, có sách nói đây là sông Vàm Cỏ Đông ở huyện Bến Lức, Long An ngày nay), tương truyền sông này lúc đó có nhiều cá sấu, khi chúa Nguyễn Ánh tới nơi không thể lội qua, bỗng thấy có một con trâu đằm ở bên sông, chúa bèn đứng lên mình trâu để trâu đưa qua sông.

Chuyện rắn thiêng cõng thuyền xảy ra ngoài Phú Quốc, khi chúa Nguyễn Ánh cưỡi một con thuyền nhỏ đi Hà Tiên, đêm tối không trông thấy gì, tự nhiên có đàn rắn cõng thuyền vượt biển về tới Hà Tiên. Chuyện gió trời phá giặc xảy ra ở Côn Lôn, tức Côn Đảo. Khi đó, chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn vây chặt, bỗng trời nổi trận bão to phá thuyền của thủy quân Tây Sơn tan tành, nhờ đó chúa mới cưỡi thuyền con chạy thoát.

Chuyện "trâu thần" hay "gió trời" có thể là một sự tình cờ được huyền thoại hóa. Nhưng chuyện nước ngọt giữa biển thì được ghi chép hết sức ly kỳ.

Tương truyền thuyền của chúa Nguyễn Ánh đi trên biển bảy ngày, không có nước ngọt để uống, quân tướng sắp chết khát. Chúa Nguyễn Ánh ngửa mặt khấn trời, bỗng nhiên nước biển hóa thành nước ngọt, quân sĩ khỏi chết khát.

Bộ chính sử nhà Nguyễn, "Đại Nam thực lục", quyển 1, chép sự kiện này ở năm Quý Mão, là năm thứ 4 sau khi vua Gia Long xưng vương ở Gia Định, tức năm 1783.

Khi đó, chúa Nguyễn Ánh đang trong cuộc đấu tranh vất vả với nhà Tây Sơn. Khi chúa đến cửa biển Ma Li (ở Phan Thiết hiện nay), dò thăm tình hình hư thực của quân Tây Sơn, gặp hơn 20 thuyền Tây Sơn bỗng đến vây chặt. Thuyền chúa kéo buồm, nhằm hướng Đông mà chạy, chơi vơi ngoài biển suốt bảy ngày đêm, trong thuyền quân sĩ đều khát.

Chúa lo lắm, ngửa mặt lên trời khấn rằng: "Ta nếu có phận làm vua thì xin cho thuyền này dạt vào bờ biển để cứu lấy mạng cho cả thuyền, nếu không thì chìm đắm giữa biển cũng cam lòng".

Chúa vừa dứt lời thì gió yên sóng lặng, trước mũi thuyền nhìn thấy mặt nước đen trắng hai dòng, nước trong sủi lên. Mọi người trong thuyền nếm thử thấy ngọt, kêu lớn lên rằng: "Nước ngọt! Nước ngọt!". Do đó mọi người tranh nhau múc uống, ai nấy đỡ khát. Chúa mừng rỡ, sai múc 4, 5 chum nước, rồi sau đó nước biển lại mặn như cũ.

Khi quân Tây Sơn đã lui, thuyền chúa lại trở về đảo Phú Quốc. Quốc mẫu (bà Nguyễn Thị Hoàn, vợ chúa Nguyễn Phúc Luân, mẹ đẻ vua Gia Long, sau được vua Gia Long tôn phong làm Ý Tĩnh Khang Hoàng hậu) nghe tin chúa đến mừng.

Chúa đem hết nỗi cay đắng ngoài biển thuật lại. Quốc mẫu than rằng: "Con ta góc biển bên trời, trải bao gian hiểm, nhưng xem trận gió bão ở Côn Lôn, dòng nước ngọt ở ngoài biển, thì biết lòng trời, vậy con đừng lấy khó nhọc mà nản lòng".

Chúa lạy tạ nói: "Xin kính vâng lời dạy!".

Vua Gia Long với những huyền thoại liên quan đến nước ngọt - Ảnh 2.

Sự tích chúa Nguyễn Ánh lấy được nước ngọt giữa biển còn được ghi trong chính sử nhà Nguyễn khi viết về chuyện Cai cơ Nguyễn Đăng Vân, để khẳng định một lần nữa "mệnh đế vương" của chúa.

Đó là đoạn bộ "Đại Nam thực lục" chép về sự kiện Nguyễn Đăng Vân chết. Sách viết: "Đăng Vân giỏi võ nghệ, sức mạnh hơn người, khi còn nhỏ theo Nguyễn Văn Huệ, Huệ rất yêu, nuôi làm con.

Lớn lên, Vân biết Tây Sơn làm việc tiếm ngụy, bèn muốn bỏ chỗ tối theo chỗ sáng. Vua (Gia Long) đương trong khi bôn ba mà được nước ngọt ở biển, gió bão Côn Lôn, nhiều điềm kỳ dị, khiến Đăng Vân biết mệnh trời đã tựa, nên quyết ý đi theo.

Giặc (chỉ quân Tây Sơn) mỗi khi dò biết chỗ vua ở, đem hết quân đuổi theo, thì Đăng Vân bỗng cáo ốm không đi. Kịp vua đi Vọng Các. Đăng Vân bèn lẩn ra hải đảo đến hành tại xin hàng. Vua tin dùng, trao cho chức Cai cơ. Vân đem thủy quân đánh Tham thua, bị Tham bắt, Vân chửi mắng sau đó bị giết, sau được truy tặng chức Chưởng cơ".

Ngoài những mẩu chuyện ghi trong chính sử này, cuộc đời chúa Nguyễn Ánh còn gắn với nhiều giai thoại khác cũng liên quan đến nước ngọt mà đến nay vẫn còn dấu vết.

Điển hình như tại thành phố Vũng Tàu ngày nay vẫn còn một chiếc giếng mang tên Giếng Vua, nằm sau ngôi miếu Bà Ngũ Hành ở Bãi Dâu, được cho là có liên quan tới chúa Nguyễn Ánh.

Theo giai thoại dân gian, khi chạy trốn sự truy sát của quân Tây Sơn, chúa Nguyễn Ánh từng dừng chân trú ẩn tại Vũng Tàu. Lúc bấy giờ, nơi đây đất đai hoang vu, địa thế hiểm trở, dân cư thưa thớt.

Chúa và đoàn quân tiến lên sườn núi Lớn nằm cạnh bờ biển để ẩn náu trong rừng rậm. Tuy nhiên, xung quanh bốn bề là biển, lúc đó lại đang vào mùa nắng, nước suối trên núi khô cạn, đoàn quân không tìm được nguồn nước ngọt.

Vua Gia Long với những huyền thoại liên quan đến nước ngọt - Ảnh 3.

Trong lúc tưởng chừng tuyệt vọng, ông rút gươm báu chỉ lên trời và khấn rằng nếu mình còn mệnh thiên tử thì xin trời hãy ban nước ngọt để nuôi quân lính. Dứt lời, ông cắm gươm xuống một khe đá, chốc lát bỗng có dòng nước chảy ra.

Quân lính uống thử nước ấy thì nhận ra đó là nước ngọt, mọi người bèn cùng nhau đào sâu xuống để mở rộng dòng nước. Từ đó, đoàn quân có đủ nước dùng trong thời gian trú đóng tại đây. Giếng đó vẫn cung cấp nước mãi về sau, nên nhân dân gọi là Giếng Vua.

Còn ở gần Mũi Cà Mau, có Ao Vua ở gần Cái Rắn, cũng còn ghi lại câu chuyện về việc chúa Nguyễn Ánh từng trú quân và đào ao lấy nước, nên sau này nhân dân gọi là Giếng Ngự, Ao Vua hay Ao Ngự.

Sự tích về chiếc ao này cũng tương tự chuyện về Giếng Vua ở Vũng Tàu. Đó là khi quan quân của chúa Nguyễn Ánh đến đây, không tìm đâu ra nước ngọt, chúa ngửa mặt khấn vái và cho đào ao ngay tại nơi đặt hương án, quả nhiên có nước ngọt.

Tuy nhiên, các nhà địa chất địa phương sau này lý giải rằng, thực ra đất sét vùng này rất nhuyễn, nước mặn không thẩm thấu vào trong các mạch nước ngọt. Ngoài ra trong đoàn tùy tùng của nhà chúa sẽ có các thầy địa lý hoặc chuyên gia hậu cần chuyên có nhiệm vụ tìm nước, nên việc tìm ra mạch nước ngầm ở đây không đến nổi quá khó.

Giếng nước này khi đào thì hình tròn bán kính khoảng 15 m, trải qua thời gian nên cũng bị lở rộng thêm và cạn hơn, như một cái ao. Gần ao này còn có vết tích nền doanh trại, người dân đào bới lấy đất đã bắt gặp súng đồng, cán gươm, cùng các loại đồ nội phủ (mảnh chén, đĩa men xanh, vẽ rồng năm móng, loại đồ hinh trang trí chỉ dành riêng cho vua thời xưa).

Ngoài ra, ở Cà Mau còn có nhiều chiếc ao khác cũng liên quan đến chúa Nguyễn Ánh, như Ao Kho, thuộc phường 7, thành phố Cà Mau, gần nhà thờ Ao Kho và bờ sông Gành Hào. Ao này có hình vuông, rộng khoảng 1.000 m2. Quanh khu vực ao người dân đào đất đã phát hiện nền nhà và những khúc cây mục dấu vết của nhà kho, được cho là của quân đội của chúa Nguyễn.

Ở xã Hòa Thành, thành phố Cà Mau còn có Ao Soái, nằm trong khuôn viên nhà thờ Hòa Thành. Ao có diện tích khá lớn, nước sâu và trong. Tên gọi ao này được cho là có liên quan đến các nhân vật "tướng, soái" trong đoàn quân của chúa Nguyễn Ánh.

Không chỉ chúa Nguyễn Ánh, vua Lê Thánh Tông cũng để lại sự tích tương tự liên quan đến nước ngọt ở vùng đất phía Nam. Đó là dấu tích còn lưu lại ở chùa An Long, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng ngày nay.

Câu chuyện để lại rằng, năm 1471, vua Lê Thánh Tông trên đường đi đánh Chiêm Thành, dừng quân đậu thuyền trước cửa sông Hàn, đúng lúc ấy trên thuyền hết nước ngọt, vua cho quân lính đi tìm và phát hiện ra vũng nước trong, ngọt tại cồn đất bên tả ngạn sông Hàn, nhờ đó quan quân được thỏa cơn khát.

Sau này khi bờ cõi được mở mang, vua cho dân lập làng và xây dựng một ngôi chùa trên mảnh đất tìm ra nước ngọt khi xưa.

Tác giả:
Lê Tiên Long
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Hơn 600 học sinh TP.HCM hưởng ứng tham gia vẽ tranh về chủ đề “Nước và sự sống”

Hơn 600 học sinh TP.HCM hưởng ứng tham gia vẽ tranh về chủ đề “Nước và sự sống”

Sáng 14/4/2024, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) phối hợp Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ - Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức cuộc thi vẽ tranh chủ đề “Nước và sự sống”.

Doanh nghiệp 14/04/2024
Lãnh đạo VWSA tham dự chương trình "Về nguồn" tại Phú Thọ

Lãnh đạo VWSA tham dự chương trình "Về nguồn" tại Phú Thọ

Sáng 13/4/2024, tại Phú Thọ, các ông Nguyễn Văn Bút và Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã gặp mặt đoàn công tác SAWACO trong khuôn khổ chuyến thăm Phú Thọ nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2024 và tham dự chương trình “Về nguồn” do Trường Đại học Thủy lợi tổ chức.

100% sinh viên Cấp Thoát nước có việc làm sau khi tốt nghiệp

100% sinh viên Cấp Thoát nước có việc làm sau khi tốt nghiệp

Kỹ thuật Cấp Thoát nước và Môi trường vốn là chuyên ngành cốt lõi trong xây dựng, quản lý đô thị thông minh với cơ hội việc làm rộng mở. Khi BĐKH ngày càng diễn biến phức tạp, áp lực lên hạ tầng cấp nước và thoát nước ở các đô thị, khu công nghiệp ngày càng gia tăng, thì nguồn nhân lực ngành Cấp Thoát nước càng cần thiết.

Thúc đẩy bình đẳng giới và hòa nhập xã hội trong ngành Cấp Thoát nước

Thúc đẩy bình đẳng giới và hòa nhập xã hội trong ngành Cấp Thoát nước

Sáng ngày 5/4/2024, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) và Cơ quan hợp tác ngành nước Úc (AWP), Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT) cùng một số đơn vị khác đã tổ chức hội thảo trực tuyến chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy bình đẳng giới và hòa nhập xã hội trong ngành Cấp Thoát nước.

Quốc tế 09/04/2024
HueWACO: 115 năm bền bỉ "Vì sức khỏe cộng đồng" và sự phát triển bền vững của ngành Nước

HueWACO: 115 năm bền bỉ "Vì sức khỏe cộng đồng" và sự phát triển bền vững của ngành Nước

Hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế (HueWACO) luôn bám sát và phấn đấu hoàn thành các mục tiêu được đề ra “Vì sức khỏe cộng đồng” và sự phát triển bền vững của ngành Nước Việt Nam.

Doanh nghiệp 27/03/2024
Ngày Nước Thế giới 2024 "Nước cho hòa bình”

Ngày Nước Thế giới 2024 "Nước cho hòa bình”

Ngày Nước Thế giới năm 2024 của Liên Hợp Quốc mang chủ đề “Leveraging water for peace” - “Nước cho hòa bình”, tập trung vào vai trò quan trọng của tài nguyên nước đối với sự ổn định và thịnh vượng của thế giới.

Ngành nước Việt Nam - Australia: Kỳ vọng tiếp nối hợp tác sâu rộng, từ trái tim đến trái tim

Ngành nước Việt Nam - Australia: Kỳ vọng tiếp nối hợp tác sâu rộng, từ trái tim đến trái tim

Sáng 11/3/2024, trong không khí thân mật, đoàn công tác Hội nước Australia đã có buổi thăm và làm việc tại văn phòng Hội Cấp Thoát nước Việt Nam nhằm trao đổi về các hoạt động hợp tác sắp tới.

Quốc tế 12/03/2024
Trung Quốc: Phát hiện hệ thống 4.000 năm tuổi "vô hiệu hóa" lũ lụt bằng cách khó ngờ

Trung Quốc: Phát hiện hệ thống 4.000 năm tuổi "vô hiệu hóa" lũ lụt bằng cách khó ngờ

Trong khi các nhà chức trách Trung Quốc đang phải "đau đầu" giải quyết vấn đề thoát nước đô thị sau ngập lụt thì cách đây 4.000 năm, cha ông của họ đã "vô hiệu hóa" lũ lụt bằng phương pháp ít ai ngờ.

Nghe nhìn 07/03/2024
Họp báo công bố Giải xe đạp nữ quốc tế Bình Dương tranh cúp BIWASE

Họp báo công bố Giải xe đạp nữ quốc tế Bình Dương tranh cúp BIWASE

Ngày 01/3/2024, tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo công bố Giải xe đạp nữ quốc tế Bình Dương lần thứ 14 năm 2024 tranh cúp BIWASE. Đây là giải xe đạp nữ quốc tế truyền thống quy mô lớn nhất từ trước đến nay.

Top