
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtTổng Giám đốc Công ty CP Cấp Thoát nước Cần Thơ 1 Nguyễn Tùng Nguyên trao đổi với phóng viên Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam.
Hiện nay, nhiều khách hàng sử dụng nước sạch trên địa bàn thành phố Cần Thơ thắc mắc, chưa hiểu vì sao trong hóa đơn tiền nước hàng tháng có thêm phí bảo vệ môi trường và tiền dịch vụ môi trường rừng. Tại sao người tiêu dùng phải chịu thêm khoản tiền này, thưa ông?
Ông, Nguyễn Tùng Nguyên, Tổng Giám đốc Công ty CP Cấp Thoát nước Cần Thơ
TGĐ Nguyễn Tùng Nguyên: Quyết định số 215/QĐ-UBND ký ngày 01/02/2024 của UBND thành phố Cần Thơ quy định giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn thành phố Cần Thơ nêu rõ: "Giá trên chưa bao gồm Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt và Tiền dịch vụ môi trưởng rừng", cụ thể: (1) Phí Bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là Công ty thu hộ cho UBND thành phố Cần Thơ và nộp lại cho ngân sách và (2) Tiền dịch vụ môi trường rừng Công ty cũng thu hộ và nộp hết về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam theo quy định.
Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt và Tiền dịch vụ môi trường rừng được tính như thế nào và căn cứ pháp lý ra sao, thưa ông?
TGĐ Nguyễn Tùng Nguyên: Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là trách nhiệm của người sử dụng khi thải nước thải ra môi trường. Mức phí được quy định tại Điều 6, Nghị định 53/2020/NĐ-CP ngày 05/5/2020 của Chính phủ quy định phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và Công văn số 240/UBND-KT ngày 19/01/2023 của UBND thành phố Cần Thơ về việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt với mức thu 10% trên giá bán của 1m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Tiền dịch vụ môi trường rừng cũng được quy định tại khoản 2, điều 63 Luật Lâm nghiệp năm 2017 và điều 57 Nghị định 156/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp. Theo đó mỗi m3 nước sạch người sử dụng phải trả 52 đồng tiền dịch vụ môi trường rừng. Các nhà máy nước của Công ty CP Cấp Thoát nước Cần Thơ nằm trong danh sách các nhà máy thuộc diện tích lưu vực và diện tích rừng trong lưu vực theo Quyết định số 186/QĐ-BNN-LN ngày 08/01/2024 của Bộ NN&PTNT về việc công bố diện tích rừng thuộc các lưu vực làm cơ sở thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Số tiền phí trên được sử dụng như thế nào về ý nghĩa ra sao, xin ông có vài lời giải thích?
TGĐ Nguyễn Tùng Nguyên: Như tôi đã nói ở trên, các khoản phí đều có căn cứ pháp lý rõ ràng và đã được ghi trong Luật, Nghị định. Các cơ quan thực thi pháp luật, quản lý nhà nước có trách nhiệm tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn cho người dân theo chức năng nhiệm vụ được giao các văn bản có liên quan đến việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt và Tiền dịch vụ môi trường rừng.
Với sự hiểu biết của bản thân, tôi có thể giải thích ngắn gọn: Phí bảo vệ môi trường được sử dụng để đầu tư xây dựng các công trình thu gom, xử lý nước thải, giải quyết ô nhiễm do nước thải sinh hoạt gây ra với môi trường nhằm bảo vệ cuộc sống, cảnh quang, sức khỏe cộng đồng.
Tiền dịch vụ môi trường rừng là vấn đề mới liên quan đến biến đổi khí hậu, suy giảm nguồn nước. Rừng có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống như thanh lọc điều hòa không khí, bảo vệ đất và nguồn nước trước sự nóng dần lên của trái đất do biến đổi khí hậu.
Xin cảm ơn ông!
Duy Chí (thực hiện)
Thúc đẩy Bình đẳng giới (BĐG) trong ngành Nước hiện nay đã nhận được nhiều sự quan tâm hơn. Tuy nhiên, song song với những với dấu hiệu tích cực này thì việc hỗ trợ nâng cao năng lưc cho nữ cán bộ, nữ lãnh đạo tại doanh nghiệp ngành Nước vẫn là một yếu tố then chốt, góp phần cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Với phương pháp mô phỏng toán số, các nhà nghiên cứu đánh giá định lượng dòng lũ quét ngang qua Khu du lịch sinh thái thác Bảo Đại - Tuyền Lâm, chiều sâu ngập nước và thời gian tập trung nước trong hồ Tuyền Lâm, từ đó đưa ra các cảnh báo khi quy hoạch xây dựng dự án.
Sau 30/4/1975, thiếu thiết bị, các kỹ sư dùng cao su đệm xích xe thiết giáp, nòng đại bác chế tạo linh kiện vận hành nhà máy nước cung cấp cho hàng triệu người dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp khiến cho nguy cơ mất an ninh nguồn nước trở thành vấn đề cấp bách. Điều này liên tục được nhắc đến trước thềm Vietnam Water Week 2025. Các chuyên gia cho rằng, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số chính là "chìa khóa" hữu hiệu nhất mở ra cánh cửa phát triển bền vững.
Từ ngày 7 đến 14/4/2025, thay mặt Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA), Chủ tịch VWSA Nguyễn Ngọc Điệp đã có chuyến công tác ra thăm, động viên, tặng quà cho các cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1.
Sự phát triển của AI kéo theo nhu cầu sử dụng lượng nước lớn đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu và các nhà lãnh đạo tìm kiếm, phát triển các hệ thống làm mát mới hiệu quả hơn.
Theo CNN, đảo quốc Nauru ở Thái Bình Dương đã quyết định khởi xướng sáng kiến "hộ chiếu vàng" với mục đích gây quỹ tài trợ ứng phó với biến đổi khí hậu.
Liên Hợp Quốc công bố 2025 là Năm quốc tế bảo tồn sông băng, kèm theo tuyên bố Ngày nước thế giới năm nay có chủ đề Bảo tồn các dòng sông băng. Đây là dịp nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò của sông băng, tuyết và băng đối với khí hậu và chu trình thủy văn, cũng như tác động kinh tế, xã hội, môi trường.
Ngày 10/3/2025, đoàn công tác của Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) do Chủ tịch Nguyễn Ngọc Điệp dẫn đầu đã đến thăm và làm việc với Trường Cao đẳng Xây dựng Công trình Đô thị.