
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtẢnh: Shutterstock
"Vào Cha - ra Mẹ’, hay trục Thanh Long - Bạch Hổ là nguyên tắc của vạn vật."
Ngay từ buổi bình minh của loài người, ta đã biết khi chọn một cái hang núi thì phải chọn cửa vào hang bên trái, còn cửa thoát khi gặp thú dữ bên tay phải (vào trái ra phải). Cái thế hang núi cao và đuôi núi thấp sẽ khiến họ an toàn hơn.
Khi cất giấu toàn bộ số thức ăn ở phía tay trái, vùng khởi nguồn ánh sáng, cuộc sống của họ thường thường sẽ được kéo dài và sung túc hơn. Đây chính là nhánh đầu tiên của học thuyết Long và Hổ. Họ gọi Long và Hổ vì bắt buộc phải đứng từ trong nhìn ra. Bên tay trái so với con người đó chính là Thanh Long, bên tay phải là Bạch Hổ. Long và Hổ là từ biểu tượng bởi Rồng là thế vươn lên còn Hổ là thế phục xuống, một bên màu xanh, một bên màu trắng. Màu xanh, hay thế Rồng, biểu trưng cho bình minh của một ngày. Còn màu trắng, hay Bạch Hổ, là sự tắt ánh nắng mặt trời về phương tây từ đầu Dần đến cuối Dậu.
Khái niệm nước cũng tuân thủ quy luật này. Nước phải vào phía Thanh Long, ra phía Bạch Hổ.
Nhà nghiên cứu văn hóa Phương Đông Nguyễn Quang Minh
Trong sinh hoạt của con người, nước tượng trưng cho tài khí của người đàn ông đi kiếm tiền. Sử dụng tài khí đó chính là người phụ nữ, người điều chỉnh nội trợ, chi tiêu. Được như vậy, thì đấy là một gia đình hạnh phúc. Do vậy mà ‘vào Cha ra Mẹ’ là một quy luật hợp lý, nhân sự trong một gia đình tài khí phải vào người chồng, ra người vợ.
Kiến trúc trong phong thủy học cũng vậy, người ta không gọi là Thanh Long mà gọi là Thiên Môn (cửa trời), nước phải vào cửa trời và thoát ra Địa Hộ. Thiên Môn cao còn Địa Hộ thấp. Kiến trúc trong xây dựng hệ thống cấp thoát nước cũng vậy. Lấy chuẩn kiến trúc của Phủ Thủ tướng, có thể thấy bên tay trái là Thanh Long, bên tay phải là Bạch Hổ.
Cấp nước thì phải cấp bên Thanh Long, thoát nước phải thoát bên Bạch Hổ, hay cấp nước phải vào Thiên Môn và thoát nước phải ra Địa Hộ. Trong sinh hoạt người phụ nữ vo gạo xong dùng nước đó để tới cây, biết tiết kiệm như vậy thường thường cuộc sống sẽ sung túc vì người ta biết giữ lại tài khí.
‘Đàn ông xây nhà, Đàn bà xây tổ ấm’
Thời nguyên thuỷ, việc săn bắn là của người đàn ông. Đàn ông phải là người đảm đương, còn điều tiết cho sự ổn định chính là người phụ nữ.
Nước cũng vậy. Thông thường thế nước từ trên cao chảy xuống sẽ phân phối cho tất cả những nơi chứa và những nơi sử dụng. Về mặt triết học mà nói, người ta đã nhìn nhận rằng quy luật ‘vào Cha ra Mẹ’ có liên quan chặt chẽ đến tất cả đời sống của con người, trong đấy có cả hệ thống cấp thoát nước.
Nếu như thế giới không có những người phụ nữ làm công tác thoát nước thì chúng ta sẽ chết, bởi vì đàn ông không hợp thuộc tính để làm công tác này. Nếu cùng 1 khối lượng công việc mà chia làm 2 giới tính, thường người phụ nữ làm được khoảng 100% thì người đàn ông chỉ được 60%. Vì thuộc tính của nước là Địa Hộ (hay Bạch Hổ), nên phụ nữ có sứ mệnh đảm đương công việc này.
Để môi trường được sạch sẽ như thế này, nhân loại phải cảm ơn người phụ nữ
Theo thông thường người ta chỉ nhìn về mặt phiến diện, về công việc thoát nước, ít khi biết rằng họ đã để lại phúc lớn cho chính con cái họ.
Vai trò của những người phụ nữ ngành nước
Người phụ nữ thuộc Âm, mà khi Âm tương ứng với ngành nghề của họ, là ngành Nước (biểu trưng cho sự giàu có), thì giá trị của lĩnh vực nước càng được tôn vinh. Cái gốc của sự giàu có, của những kết quả tốt nhất, chính là từ thông tin này mà ra.
Ảnh: Shutterstock
Trong những ngành nghề khác, chúng ta thường tìm kiếm những thành tựu, kết quả hữu hình để tôn vinh. Nhưng theo quan điểm của cá nhân tôi trong nghiên cứu, những người phụ nữ vô tình có số phận làm việc trong ngành nước đã để lại một tài sản vô hình cho con cháu họ. Sự tham gia của phụ nữ trong ngành nước là một sự may mắn đối với nước ta. Nếu không có họ, giả sử chỉ có đàn ông trong ngành, chắc chắn nước ta sẽ khó khăn, không phát triển được.
Có một sự ngẫu nhiên đặc biệt trong việc chọn ngày 20 tháng 10 làm ngày của Phụ nữ (Việt Nam). Trong Lạc Thư, số 20 được xác định là quản nhân, còn tháng 10 - số 10 là quản tài khí. Cả Nhân và Tài được đưa vào ngày kỉ niệm phụ nữ của đất nước mình.
Những người phụ nữ trong ngành cấp và thoát nước càng cần được tôn vinh trong ngày này. Chúng ta cảm thấy may mắn, khi còn có nhiều người phụ nữ làm trong ngành nước và làm công việc của họ rất tốt. Chừng nào nào còn có họ, đất nước chúng ta còn hạnh phúc
Theo đó, Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam (cơ quan ngôn luận của Hội Cấp Thoát nước Việt Nam) tiếp tục nằm trong danh sách các tạp chí khoa học ngành Xây dựng - Kiến trúc được tính điểm năm 2025.
Sáng ngày 4/7/2025, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) và Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) đã tổ chức lễ ký Biên bản ghi nhớ (MOU) hợp tác giữa hai đơn vị.
Với chủ đề “Thành phố chống chịu lũ lụt: Thích ứng với biến đổi khí hậu”, Tuần lễ Nước Singapore (SIWW) 2025 đã diễn ra từ ngày 23 đến 25/6/2025. Đại diện Hội Cấp Thoát nước Việt Nam, Phó Chủ tịch Hạ Thanh Hằng tham dự sự kiện.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, báo chí phải không ngừng tự đổi mới để phát triển tương xứng với tầm vóc thời đại, với sự phát triển của đất nước, thực sự trở thành nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại, phục vụ sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và nhân dân trên hành trình dựng xây và phát triển đất nước.
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), sáng ngày 19/6, lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã gặp mặt chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam.
Lễ kỷ niệm 65 năm thành lập Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (19/5/1960 - 19/5/2025) đã diễn ra long trọng và thành công tốt đẹp. Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam xin gửi tới các độc giả trên cả nước Thư cảm ơn của Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong.
Ngày 14/6/2025, gần 500 học sinh và phụ huynh tham gia buổi lễ tổng kết và trao giải cuộc thi vẽ tranh "Vẽ nước - Vẽ tương lai xanh" năm 2025 tại Trường THCS Trần Quốc Toản 1 (TP.Thủ Đức).
Từ ngày 16 đến 17/6/2025, CLB Lãnh đạo nữ ngành Nước Việt Nam đã tổ chức Phiên họp lần 2 năm 2025 tại Công ty CP Cấp nước Bà Rịa - Vũng Tàu (BWACO).
Với hai trụ cột "đổi mới" và "sáng tạo", Diễn đàn và Triển lãm ngành Cấp Thoát nước Indonesia 2025 là sự kiện trọng tâm của ngành nước Indonesia trong bối cảnh đô thị hóa. Bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cấp Thoát nước và Môi trường - đại diện Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) tham dự sự kiện.