
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtMột nhóm các nhà khoa học thuộc trường Đại học Công nghệ Montana (Hoa Kỳ), đứng đầu là PGS Katherine Zodrow, đã nghiên cứu thành công màng lọc nước bằng SCOBY (Symbiotic Colony of Bacteria and Yeast - cộng sinh của vi khuẩn và nấm men) từ hỗn hợp đường, trà đen, giấm trắng chưng cất và nước lên men.
Khi tiếp xúc với không khí, chất lỏng này hình thành một màng thẩm thấu mỏng, được tạo thành bởi các tấm xenlulo xếp chồng lên nhau nhờ vi khuẩn Acetobacter. Đây là nơi sinh sống của các vi khuẩn và nấm thuộc họ nấm men, cũng chính là SCOBY, thường được sử dụng để làm món đồ uống lên men kombucha.
Để so sánh, người ta đã tiến hành thí nghiệm lọc nước lấy từ hai hồ chứa và sông Montana, sử dụng tấm lọc SCOBY và tấm lọc polyme được sử dụng rộng rãi trên thị trường.
Mặc dù cả hai màng lọc này đều có hiệu quả trong việc giữ lại vi khuẩn có hại, người ta thấy rằng màng SCOBY tốt hơn đáng kể trong việc chống lại quá trình tạo mảng bám sinh học, hiện tượng các vi khuẩn tạo ra lớp màng nhầy làm cản trở dòng chảy của nước.
Màng lọc nước bằng SCOBY được làm từ hỗn hợp đường, trà đen, giấm trắng chưng cất và nước lên men, có khả năng chống lại quá trình tạo mảng bám sinh học, hạn chế hiện tượng tắc nghẽn màng lọc. Nguồn: New Atlas
Nhờ thế, tấm lọc SCOBY có thể duy trì tốc độ lọc nước nhanh trong một khoảng thời gian dài hơn so với tấm lọc polyme. Ngoài ra, nếu trên màng lọc SCOBY có hình thành lớp màng sinh học nói trên, lượng vi khuẩn có trên màng đó cũng ít hơn đáng kể so với khi sử dụng tấm lọc polyme.
Các nhà khoa học tin rằng tác dụng chống tạo mảng bám sinh học có thể là do vi khuẩn Acetobacter tạo ra axit axetic, ngăn cản sự phát triển của các loại vi khuẩn khác.
Ngoài ra, màng SCOBY còn ưu việt ở chỗ, nó có khả năng tự phục hồi khi bị tổn thương nhờ các vi khuẩn sống bên trong.
Các nhà khoa học cũng khẳng định rằng chi phí sản xuất màng lọc bằng SCOBY không tốn kém và chúng có thể tự phân hủy sinh học khi được thải bỏ.
Nghiên cứu này đã được xuất bản trên tạp chí về khoa học môi trường và công nghệ nước của Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ (ACS ES&T Water) tháng 1/2022.
Biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp khiến cho nguy cơ mất an ninh nguồn nước trở thành vấn đề cấp bách. Điều này liên tục được nhắc đến trước thềm Vietnam Water Week 2025. Các chuyên gia cho rằng, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số chính là "chìa khóa" hữu hiệu nhất mở ra cánh cửa phát triển bền vững.
Với mục tiêu đem lại nhiều tiện ích, phục vụ khách hàng nhanh chóng và hiệu quả, các đơn vị quản lý cung cấp nước sạch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh ứng dụng CNTT và nhiều giải pháp số hóa, qua đó tạo nền tảng hình thành và xây dựng văn hóa doanh nghiệp số.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào mọi mặt của đời sống đã trở nên phổ biến. Trước thực tế này, ngành Cấp Thoát nước cũng không phải ngoại lệ. AI được kỳ vọng sẽ giải quyết các vấn đề về quản lý, xử lý nước thải nhằm bảo vệ tài nguyên nước.
Để đáp ứng nhanh chóng yêu cầu của khách hàng, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) và các đơn vị cấp nước thành viên đã không ngừng đổi mới công nghệ, tối ưu hóa, rút ngắn thời gian gắn đồng hồ nước và cấp định mức nước cho khách hàng
Sự phát triển của AI kéo theo nhu cầu sử dụng lượng nước lớn đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu và các nhà lãnh đạo tìm kiếm, phát triển các hệ thống làm mát mới hiệu quả hơn.
Ngày 26/3, Viện Cấp Thoát nước và Môi trường (IWASSE) tổ chức hội thảo khoa học "Giới thiệu về nghiên cứu, kế hoạch triển khai, và một số kết quả ban đầu nghiên cứu nội nghiệp" tại Chi nhánh Sản xuất nước Cẩm Thượng – Công ty CP Kinh doanh nước sạch Hải Dương.
Trung tuần tháng 3/2025, đoàn công tác Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có chuyến công tác và tham dự Triển lãm Công nghệ xử lý nước tại Hàn Quốc (Water Korea 2025).
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Environmental Research Letters, dòng hải lưu mạnh nhất thế giới có thể suy giảm tới 20% vào năm 2050 nếu lượng khí thải tiếp tục ở mức cao, làm gia tăng tốc độ tan băng ở Nam Cực và mực nước biển dâng.
Ngày 10/3/2025, đoàn công tác của Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) do Chủ tịch Nguyễn Ngọc Điệp dẫn đầu đã đến thăm và làm việc với Trường Cao đẳng Xây dựng Công trình Đô thị.