Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Sơn Đoòng - Con đường của nước

28/04/2022 11:38

Ở tuổi 40, Kiến trúc sư Tùng Lê đã có mặt ở cả 4 điểm cực của đất nước. Từ cực Đông đón ánh mặt trời đầu tiên đến Apachai cực Tây, từ mũi Cà Mau đến địa đầu Lũng Cú... Leo đỉnh Fansipan nhưng việc được khám phá lòng đất vẫn là một ước ao.

Nước là khởi nguồn của sự sống. Dọc hành trình đi vào lòng đất để khám phá sự kỳ diệu của Sơn Đoòng, hang động đẹp nhất thế giới cũng là hành trình khám phá sự kỳ diệu và vĩ đại của nước, hành trình tìm về những bí ẩn của khởi nguyên sự sống. Trong 3 triệu năm qua, sự vận động của nước trong hệ thống hang động vùng núi đá vôi ở Quảng Bình đã để lại những tuyệt tác của tạo hóa mà ở đó con người gặp gỡ nước ở tất cả cung bậc cảm xúc.

Lịch sử phát hiện Sơn Đoòng

Hang Sơn Đoòng được khám phá vào năm 1991 khi Hồ Khanh, một người dân địa phương, tình cờ tìm ra khi lánh vào cửa hang để tránh mưa. Năm 2006, khi đoàn thám hiểm Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh đến khu vực này thăm dò thì Hồ Khanh mới báo cho họ. Cửa hang nằm sâu trong rừng già với địa hình khá hiểm trở, cách xa đường lớn.

Sơn Đoòng - Con đường của nước - Ảnh 1.

Ảnh: Tùng Lê

Việc công bố tìm thấy và khám phá hang Sơn Đoòng của đoàn thám hiểm Hoàng gia Anh vào tháng 4 năm 2009 được ví như tìm thấy đỉnh núi Everest dưới lòng đất.

Tại đây khoang hang lớn nhất dài hơn 6 km, cao 150 m và rộng 200 m. Sơn Ðoòng vượt qua hang Deer (Malaysia) để trở thành hang động lớn nhất thế giới. Việc tìm thấy, khám phá và công bố hang Sơn Đoòng đã đưa vùng hang động Phong Nha - Kẻ Bàng trở thành vương quốc hang động lừng lẫy thế giới.

Hành trình Sơn Đoòng

Sau khi hang được phát hiện, Đài truyền hình ABC của Mỹ đã làm phóng sự, tuy nhiên lúc đó họ quay ở Hang Én phía ngoài, nơi được coi là bắt đầu của hệ thống Sơn Đoòng. Để đến được điểm cuối của Sơn Đoòng là Bức tường Việt Nam thì từ hang Én phải đi vào tổng cộng 26-27 km đường bộ, luồn lách qua các khe hẹp. Tổng quãng đường cả ra lẫn vào khoảng 60 km, tương đương với việc đi lên Hòa Lạc rồi trở lại Hà Nội.

Sau khi đã vượt qua hang Én, sẽ có một đoạn lộ thiên, rồi mới đến hang chính của Sơn Đoòng, và từ đấy đường đi hoàn toàn trong hang.

Sơn Đoòng - Con đường của nước - Ảnh 2.

Ảnh: Tùng Lê

Trong hang Sơn Đoòng có 2 lỗ sụt rất lớn. Một lỗ sụt được đặt tên là Vườn Thượng Uyển, lỗ còn lại được đặt tên là Hố Khủng Long. Tuổi đời của Sơn Đoòng xấp xỉ khoảng 3 triệu năm. Khách du lịch khám phá Sơn Đoòng sẽ có thành viên của Hiệp hội Hang động Hoàng Gia Anh hướng dẫn và đi kèm. Họ là những chuyên gia hàng đầu. Họ đi rất nhiều đường, vì bản chất hang có rất nhiều ngách, còn du khách được họ dẫn theo con đường dễ đi nhất. Có những con đường khó, thậm chí họ còn phải chuẩn bị những bình oxy để lặn, chui qua nên người thường không có kĩ năng để đi theo cách ấy. Vừa đi, họ vừa khảo sát do trên vách hang có nhiều loại hóa thạch khác nhau. Dựa trên các hoá thạch đó, người ta phân tích tuổi trầm tích của hang Sơn Đoòng là 3 triệu năm. Trong hang, hệ động thực vật cũng khác bên ngoài. 

Các nhà thám hiểm hang động đi hết tất cả, từ hang này đến hang khác, để nghiên cứu các lớp trầm tích bởi vì họ đọc cái hang cũng như đang đọc một câu chuyện về lớp đá, lớp trầm tích, tuổi của hang, niên đại nào, động thực vật ra sao. Thậm chí có những đoạn, họ có chiếu đèn lên những vách hang, thấy có cả hóa thạch xương cá ở trên đấy. Nghĩa là ngày xưa hang động này ở dưới biển, sau 1 khoảng thời gian đã bị các kiến tạo địa chất đẩy lên, tới giờ nó nằm ở đấy. Nhiều nhà thám hiểm đã dành cả đời nghiên cứu và ở trong hang. 

Đánh giá sơ bộ, khu vực Quảng Bình nói chung và Phong Nha Kẻ Bàng nói riêng có khoảng 1000 hang lớn, nhỏ. Nhiều hệ thống hang thông với nhau nhưng không phải lúc nào cũng khô ráo, nhiều hang còn đâm sâu xuống qua các mạch nước ngầm bên trong. 

Nước trong hang

Nước ở khắp mọi nơi. Trong hang không có đường mà chỉ có các gờ đá để bám theo. Nhiều đoạn người ta còn phải đóng đinh sắt lên trên các vách đá, buộc dây, móc đai lên người để đi bởi ngay bên dưới là nước đang réo ầm ầm mà mình không hề nhìn thấy. Chỉ cần sơ xảy trượt chân là sẽ chết ngay. Các vách đá rất trơn vì trong hang có rất nhiều nước, nước ở dưới chân và nước ở trên đầu chảy xuống từ các nhũ đá. Trong đó, có rất nhiều nhũ đá đẹp và có kích thước rất lớn, tuổi đời cũng vài triệu năm. Ngoài ra trong hang còn có rất nhiều sỏi to bằng ngón chân cái, được chuyên gia nói rằng nó được tạo thành từ canxi cacbonat (CaCO3) hay còn gọi là bột đá vôi, do các giọt nước trên trần hang rơi xuống và mỗi viên phải mất 10.000 năm mới tạo thành. Chúng khác hoàn toàn khác với những viên sỏi đá ở sông suối xuất hiện nhờ quá trình mài mòn của nước. 

Sơn Đoòng - Con đường của nước - Ảnh 3.

Ảnh: Tùng Lê

Nhiều người gọi hòn đá đấy là huyết thạch, giọt máu được tạo từ đá. 

Hay có nhiều người gọi nó là xá lị. Viên sỏi này có quá trình tạo thành hoàn toàn khác với những viên sỏi đá của sông suối được tạo thành do quá trình mài mòn của nước. Còn những viên sỏi trong hang được tạo thành do nước lắng đọng CaCO3 trong 10.000 năm mà tạo thành. Từ con số 0, nó biến thành một viên xá lị bằng ngón chân cái và nước cứ lặng lẽ tạo nên nó. Đời con người sống được 60 - 70 năm, mình đã thấy cuộc sống nó dài lê thê nhưng đây cục đá có tuổi đời đến 10.000 năm. Khi nghe đến thông tin này, thật sự cảm thấy vô cùng sững sờ khi vào thời điểm đó mình mới 40 tuổi. 

Vào trong hang ngày đầu tiên có 2 bể nước cực lớn đặt cạnh nhau. Một bể có nhiệt độ khoảng 15 độ C, có màu xanh ngắt. Bể còn lại có nhiệt độ 40 độ C. Bể màu xanh 15 độ lạnh ngắt và bể bên cạnh 40 độ làm ta liên tưởng như đang đi spa. Bể nước lạnh có nguồn gốc là nước từ vách đá chảy xuống, kích thước mỗi chiều đến cả trăm mét, có chỗ sâu đến 4 m. Nước ở bể nóng được cung cấp từ con sông Son chảy qua hang Én. Nước nóng là do nhiệt độ ngoài trời cao. 

Cả chặng đường đi đều bắt gặp nước. Càng đi sâu vào trong, dòng nước càng nhiều hình dạng. Có những đoạn dòng nước phi vút từ cao xuống tạo thành thác. Có đoạn vào đến hố Khủng Long, nơi mọi người dừng chân chụp ảnh nhiều nhất, ở đấy có ngọn đồi nhô lên và 1 chiếc mâm bằng ở trên mặt. Trên ngọn đồi có 1 đường ren chạy ở quanh thân, xoắn trôn ốc từ trên xuống trông rất đẹp. Ngọn đồi đấy cũng do nước tạo thành từ trên miệng hố sụt đấy chảy xuống tạo thành hình trôn ốc từ trên xuống. Có đoạn phải vượt qua thác rất lớn, dòng nước cũng từ sông Son chảy từ khu ngoài Phong Nha Kẻ Bàng vào. Ở đấy có bến đò Xuân Sơn, chính là điểm đầu của đường Hồ Chí Minh giao cắt với sông Son, chảy từ đấy vào hang. Có nhiều đoạn phải vượt thác, đội thám hiểm chăng dây, mang bình oxy, sử dụng đèn pin dùng trong hang có thể sáng liên tục đến 4-5 ngày. Cứ đi như vậy, đến khi chạm vào Bức tường Việt Nam là điểm cuối cùng mà khách du lịch có thể đi được.

Sự kỳ diệu của nước

Hành trình khám phá Sơn Đoòng thật sự ấn tượng bởi ta khám phá được một điều thú vị là nước có tính chất mềm, trong suốt, dịu mát nhưng lại có thể làm nên những điều không tưởng như những hòn sỏi có tuổi đời 10.000 năm. Nước đã tạo ra những kỳ tích rất lớn. Trong hang có những đài nước đẹp mê mẩn, tạo thành những thác nước đổ hết lớp này đến lớp khác. Và chính nước đến nay vẫn không dừng làm nên những điều kì vĩ đó. 

Hang Sơn Đoòng có tổng chiều dài hơn 20 km, khoang hang lớn nhất dài hơn 6 km, cao 150 m và rộng 200 m. Nhờ vậy, Sơn Ðoòng vượt qua hang Deer, Vườn quốc gia Gunung Mulu ở Malaysia, để trở thành hang động lớn nhất thế giới.

Sơn Đoòng - Con đường của nước - Ảnh 4.

Ảnh: Tùng Lê

Chuyến đi cho thấy, nước có thể khoét xuyên cả một tảng đá đến khoảng trăm mét chiều cao, nó có thể lắng đọng tạo ra những viên sỏi 10.000 năm, nó có thể vận chuyển những khúc gỗ vài chục tấn đi qua những ngõ ngách mà con người không làm được. Đó chính là sự kì diệu của nước khiến con người phải choáng ngợp. Tại hang to nhất của Sơn Đoòng có thể xếp được khoảng bốn chiếc máy bay Boeing 747 nối đuôi nhau.

Cả hành trình khám phá Sơn Đoòng là chuyến đi luôn có sự đồng hành của nước. Nước xuất hiện ở khắp mọi nơi trong hang, dưới nhiều hình thức khác nhau, từ những nhũ đá, viên sỏi, thác nước, ngọn đồi, bãi cát đều được hình thành từ nước. 

Trước khi đến Bức tường Việt Nam, có một bãi đất sét mịn mà một thành viên trong Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh gọi đó là chất liệu mà bất kỳ một người thợ gốm nào đều mơ ước.

Xét trên góc độ nghiên cứu, có thể quan sát thấy, cũng giống như những đoàn thám hiểm Bắc cực, Nam cực hay trên biển, trên sa mạc, họ đều muốn tìm lại lịch sử của Trái Đất, cái nôi của loài người. Con người luôn muốn tìm về cái cội nguồn của mình. Trong đó nước chính là bản chất của sự sống. Trong chuyến hành trình lần này có tổng cộng 40 người, gồm 10 khách và 30 người phục vụ. Nhóm 30 người gồm vợ chồng ông bà Howard, thành viên đội thám hiểm của Hiệp hội Hang động Hoàng Gia Anh, hai hướng dẫn người Việt, đầu bếp, kiểm lâm, an ninh, nhân viên y tế và khuân vác. Cả đoàn trên chuyến đi phải sử dụng rất nhiều nước, tuy nhiên không thể mang từng ấy nước theo người cho cả chuyến đi mà họ mang theo một máy lọc nước tại chỗ, lọc nước sông Son để sinh hoạt. Vậy nên cả hành trình luôn xuôi theo dòng nước.

Trong chuyến đi này, tôi có nhiều cảm xúc lẫn lộn, có lúc rất mệt, rồi cũng có những lúc sững sờ trước sự hùng vĩ của nước, của thiên nhiên.

Hệ động thực vật trong hang rất phong phú. Đa số các loài động vật trong hang như rết, bọ cạp, nhện, cá… đều có đặc điểm chung là không có mắt, không có màu sắc, bởi vì chúng sống trong điều kiện tự nhiên không có ánh sáng. Tuy nhiên các giác quan khác của chúng lại cực kỳ phát triển. Thực vật trong hang không có nhiều, tập trung chủ yếu ở các hố sụt do thực vật cần ánh sáng để quang hợp. Đa số các sinh vật trong hang đều ở mức độ thấp, sinh sống và tiến hóa trong hang cả triệu năm rồi. 

Hệ thống nước ngầm là hệ thống lọc nước sạch từ tự nhiên, nước được thẩm thấu và lọc qua nhiều lớp đất đá nên chất lượng thường sạch hơn nước mặt. Nước ngầm chính là những con sông có dòng chảy, mạch sông hở thì được gọi là sông, mạch không hở thì được gọi là ngầm. Ở Sơn Đoòng, có cả hở, cả ngầm. Sự ẩn hiện của dòng nước vừa bí ẩn, vừa gần gũi nhưng vô cũng kỳ diệu.

Nếu nói theo triết học phương Đông, thì là âm, giống như lòng mẹ, có nhiều tính chất bền bỉ, tĩnh lặng, kiên trì nhưng cũng vô cùng vĩ đại. Giống như câu chuyện hình thành viên sỏi, tuy nhỏ nhưng phải mất đến 10.000 lắng đọng CaCO3 trong nước mới tạo thành. Nước chính là nguồn gốc của mọi sự sống trên Trái đất này.

Tác giả:
Tùng Lê
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Công ty CP Cúc Phương: 25 năm lan tỏa giá trị, kết nối thịnh vượng

Công ty CP Cúc Phương: 25 năm lan tỏa giá trị, kết nối thịnh vượng

Từ một cửa hàng kinh doanh nhỏ chuyên về vật tư ngành Nước, đến nay Công ty CP Cúc Phương (CP.C) đã có nhiều thay đổi về quy mô, vị thế của mình trong lĩnh vực sản xuất ống và phụ kiện ngành Nước, là một trong các đơn vị tiêu biểu của miền Bắc triển khai ứng dụng năng lượng tái tạo vào sản xuất bền vững.

Doanh nghiệp 13/11/2024
Tham quan, học tập kinh nghiệm xử lý nước tại Nhà máy nước mặt sông Đuống

Tham quan, học tập kinh nghiệm xử lý nước tại Nhà máy nước mặt sông Đuống

Chuyến thăm quan Nhà máy nước mặt sông Đuống là hoạt động cuối cùng nằm trong chuỗi sự kiện nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Nước Việt Nam 2024 (Vietnam Water Week 2024) và đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều đại biểu.

Lộ diện 2 nam sinh đoạt giải nhất Giải thưởng Đồ án tốt nghiệp xuất sắc năm 2024

Lộ diện 2 nam sinh đoạt giải nhất Giải thưởng Đồ án tốt nghiệp xuất sắc năm 2024

Tại Lễ trao giải Giải thưởng Đồ án tốt nghiệp xuất sắc sinh viên ngành Nước năm 2024, giải Nhất đã gọi tên nam sinh Nguyễn Quang Huy (Trường Đại học Thủy lợi) và Trịnh Quốc Cường (Trường Đại học Xây dựng Hà Nội). Đây cũng là lần đầu tiên giải thưởng ghi nhận 2 cá nhân cùng đoạt giải cao nhất.

6 doanh nghiệp xuất sắc đoạt giải "Dòng xanh nước Việt"

6 doanh nghiệp xuất sắc đoạt giải "Dòng xanh nước Việt"

Tối ngày 07/11, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã trao tặng Giải thưởng "Dòng xanh nước Việt" cho 6 doanh nghiệp Hội viên tiêu biểu có thành tích đặc biệt xuất sắc trong năm 2024.

Văn hóa nước 08/11/2024
Trường Đại học Xây dựng Hà Nội tổ chức gặp gỡ, giao lưu với các chuyên gia ngành nước

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội tổ chức gặp gỡ, giao lưu với các chuyên gia ngành nước

Ngày 07/11/2024, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội (ĐHXDHN) đã tổ chức buổi gặp gỡ và giao lưu với các chuyên gia ngành nước. Đặc biệt, sự kiện vinh dự có sự tham gia và chia sẻ từ Đoàn công tác của của Hiệp hội Nước quốc tế (International Water Association - IWA).

Ra mắt CLB Lãnh đạo nữ ngành Nước: khẳng định vai trò của nữ giới trong Ngành

Ra mắt CLB Lãnh đạo nữ ngành Nước: khẳng định vai trò của nữ giới trong Ngành

Tối ngày 7/11/2024, song hành cùng Lễ trao giải “Dòng xanh nước Việt”, "Cán bộ trẻ ngành Nước Việt Nam" là buổi lễ ra mắt CLB Lãnh đạo nữ ngành Nước (VWLC).

HueWACO và Cục nước Đài Bắc (TWD) ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác

HueWACO và Cục nước Đài Bắc (TWD) ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác

Thực hiện mục tiêu đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường kết nối và chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn trong các lĩnh vực thuộc ngành Nước, chiều ngày 06/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận Hợp tác (MOU) giữa Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế (HueWACO) và Cục nước Đài Bắc (TWD), giai đoạn 2024 – 2027.

Quốc tế 06/11/2024
Loại bỏ “hóa chất vĩnh viễn” khỏi nước bằng phương pháp điện phân mới

Loại bỏ “hóa chất vĩnh viễn” khỏi nước bằng phương pháp điện phân mới

Bằng cách sử dụng các chất xúc tác nano chế tạo bằng laser bám trên giấy than ưa nước, nhóm nghiên cứu Đại học Rochester đã tạo ra phương pháp tiết kiệm chi phí để khắc phục hiệu quả tình trạng ô nhiễm PFOS.

Bí quyết cân bằng giữa công việc và hạnh phúc gia đình

Bí quyết cân bằng giữa công việc và hạnh phúc gia đình

Ngành Cấp Thoát nước thường được cho là nặng về yếu tố kỹ thuật, khó phù hợp với phái nữ. Tuy nhiên, vẫn có không ít những người phụ nữ tài năng, nắm giữ vai trò quan trọng góp phần tạo nên những thành công không nhỏ của ngành.

Văn hóa nước 04/11/2024
Top