
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtDò tìm rò rỉ bằng thiết bị Noise logger
Theo đó, thiết bị Noise logger (máy ghi tiếng ồn) ghi nhận âm thanh rò rỉ trên mạng lưới cấp nước, nhằm tìm kiếm hoặc dự báo rò rỉ tại một khu vực phân vùng tách mạng. Phương pháp sử dụng kết hợp giữa lý thuyết đồ thị và thuật toán di truyền để đưa ra tổ hợp bố trí tối ưu, trong đó dữ liệu đồ thị được xây dựng theo dữ liệu mô hình thủy lực mạng lưới từ Epanet, với các đỉnh đại diện cho nút và các cạnh đại diện cho đường ống trong mạng lưới. Các kết quả thử nghiệm được tiến hành tại ba khu vực nghiên cứu cho thấy phương pháp đề xuất có khả năng xác định tổ hợp bố trí lắp đặt noise logger một cách hiệu quả, có khả năng triển khai áp dụng thực tiễn trong quản lý và vận hành hệ thống cấp nước.
Tại một vị trí rò rỉ, khi nước thoát/chảy ra tại một vị trí mở trên thân ống hoặc phụ tùng, sẽ tạo ra dao động và hình thành âm thanh. Mỗi âm thanh ghi nhận sẽ có một loại chỉ số "âm lượng" và "tần số" được hình thành do nhiều yếu tố cộng hưởng với nhau như: áp lực nước, hình dạng điểm rò rỉ, âm ma sát giữa nước với vật liệu; tần số và khả năng lan truyền âm rung động theo vật liệu; môi trường xung quanh…
Thiết bị Noise logger ghi âm và phân loại tiếng ồn, đồng thời hiển thị bằng đồ thị để phân biệt rò rỉ nước trong đường ống với âm thanh khác
Phương pháp tiền định vị sẽ dựa vào khả năng ghi nhận âm thanh của các noise logger và truyền tín hiệu về lại người quản lý (thu thập trực tiếp hoặc truyền tín hiệu về bộ tổng hợp), phần mềm cung cấp kèm theo sẽ thể hiện âm thanh "ồn" theo một giao diện đồ họa hỗ trợ người vận hành. Các logger thường được cài đặt để ghi nhận dữ liệu vào khoảng thời gian ban đêm, để có thể hạn chế các tiếng ồn khác như giao thông và khách hàng dùng nước. Ban đêm cũng là thời gian có áp lực cao nên khả năng tạo và truyền âm thanh rò rỉ cũng thuận lợi.
Nghiên cứu đã được áp dụng tại 03 khu vực DMA (khu vực quản lý) thực tế tại Quận 3, Quận 5 và Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh đã cho kết quả: Quy trình thực hiện kết hợp giữa Epanet (phần mềm mô phỏng mô hình), lý thuyết đồ thị và thuật toán di truyền có tính khả thi, hiệu quả, có khả năng triển khai áp dụng thực tiễn trong quản lý và vận hành mạng lưới cấp nước. Các khu vực phân vùng DMA tại các công ty cấp nước hoàn toàn có thể ứng dụng phương pháp thực hiện trong nghiên cứu này để bố trí các sơ đồ phù hợp, nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong việc giảm nước không doanh thu và hiệu quả đầu tư thiết bị.
Duy Chí
Biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp khiến cho nguy cơ mất an ninh nguồn nước trở thành vấn đề cấp bách. Điều này liên tục được nhắc đến trước thềm Vietnam Water Week 2025. Các chuyên gia cho rằng, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số chính là "chìa khóa" hữu hiệu nhất mở ra cánh cửa phát triển bền vững.
Với mục tiêu đem lại nhiều tiện ích, phục vụ khách hàng nhanh chóng và hiệu quả, các đơn vị quản lý cung cấp nước sạch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh ứng dụng CNTT và nhiều giải pháp số hóa, qua đó tạo nền tảng hình thành và xây dựng văn hóa doanh nghiệp số.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào mọi mặt của đời sống đã trở nên phổ biến. Trước thực tế này, ngành Cấp Thoát nước cũng không phải ngoại lệ. AI được kỳ vọng sẽ giải quyết các vấn đề về quản lý, xử lý nước thải nhằm bảo vệ tài nguyên nước.
Để đáp ứng nhanh chóng yêu cầu của khách hàng, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) và các đơn vị cấp nước thành viên đã không ngừng đổi mới công nghệ, tối ưu hóa, rút ngắn thời gian gắn đồng hồ nước và cấp định mức nước cho khách hàng
Sự phát triển của AI kéo theo nhu cầu sử dụng lượng nước lớn đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu và các nhà lãnh đạo tìm kiếm, phát triển các hệ thống làm mát mới hiệu quả hơn.
Ngày 26/3, Viện Cấp Thoát nước và Môi trường (IWASSE) tổ chức hội thảo khoa học "Giới thiệu về nghiên cứu, kế hoạch triển khai, và một số kết quả ban đầu nghiên cứu nội nghiệp" tại Chi nhánh Sản xuất nước Cẩm Thượng – Công ty CP Kinh doanh nước sạch Hải Dương.
Trung tuần tháng 3/2025, đoàn công tác Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có chuyến công tác và tham dự Triển lãm Công nghệ xử lý nước tại Hàn Quốc (Water Korea 2025).
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Environmental Research Letters, dòng hải lưu mạnh nhất thế giới có thể suy giảm tới 20% vào năm 2050 nếu lượng khí thải tiếp tục ở mức cao, làm gia tăng tốc độ tan băng ở Nam Cực và mực nước biển dâng.
Ngày 10/3/2025, đoàn công tác của Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) do Chủ tịch Nguyễn Ngọc Điệp dẫn đầu đã đến thăm và làm việc với Trường Cao đẳng Xây dựng Công trình Đô thị.