Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

San lấp hồ điều hòa ở Hà Nội và những hệ lụy

Nhiều người dân Hà Nội mong muốn hạn chế lấp hồ, giữ lại những "lá phổi xanh" của thành phố, bởi quá trình đô thị hóa nhanh chóng đang gây áp lực với một số ao, hồ tự nhiên tại đây.

San lấp hồ điều hoà và những hệ luỵ. - Ảnh 1.

1. Tôi sống ở đây lâu năm rồi, đã trải qua các giai đoạn thay đổi của khu vực này, thì thấy tốc độ xây dựng nhà cửa, chung cư mới nhanh quá, nếu không nói là quá tải.

Có cái hồ ở gần nhà để bà con có không gian sinh hoạt mát mẻ, cảnh đẹp để thưởng thức chứ cứ xây thêm nhiều thứ nữa, rồi lấp cái hồ đi thì tiếc lắm, có khi sau này còn ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. (Anh Nguyễn Mạnh Thắng, 52 tuổi, sống ở phố Yên Duyên, quận Hoàng Mai)


2. Tôi có nghe người ở đây bảo nhau là 1, 2 năm nay có công ty có ý định lấp hồ để thực hiện dự án. Tôi sợ nếu lấp hồ đi thì lấy đâu ra chỗ để thoát nước.

Gần đây khu vực này cũng trải qua việc cứ mưa là ngập đến đầu gối. Tuy chưa đến mức vào nhà, chỉ ngập ở ngoài đường thôi nhưng thế cũng đã quá bất tiện rồi, mới thấy được là hồ quan trọng như thế nào. (Anh Lê Châu, 35 tuổi, làm nghề tự do, sống ở đường Tam Trinh, quận Hoàng Mai)

3. Về dự án xây chung cư, lấp hồ ở đây, tôi nghe nói sẽ có thêm một đường chạy qua khu này, đằng sau ao cá. Tất nhiên xây dựng đường là tốt, có chỗ đi lại thuận tiện cho bà con, nhưng lấp hồ đi thì tôi không ủng hộ.

Có hồ thì có chỗ cho trẻ em vui chơi, biết được thế nào là hồ, thế nào là sinh vật dưới nước, có chỗ cho người già đi tập thể dục hàng ngày, có bầu không khí trong lành để hít thở. (Anh Vũ Ngọc Đức, 40 tuổi, nhân viên văn phòng, sống ở phố Yên Duyên, quận Hoàng Mai)

4. Mọi người đều gọi hồ là “lá phổi xanh điều hòa không khí”, công dụng của nó là như vậy. Tôi nghĩ là đô thị hóa là điều tất yếu, việc dân cư kéo đến rồi nhà cửa xây lên liên tục là điều dễ hiểu. Nhưng dù gì tôi cũng mong sẽ giữ lại hồ, hạn chế lấp nó đi, để tốt cho môi trường, tốt cho người dân.

Tôi thấy dạo gần đây mưa liên tục, mỗi khi mưa là khu này lại ngập, nghĩ một phần cũng từ việc thu hẹp diện tích hồ đi, người dân lại bị ảnh hưởng do kết quả của việc xây lấp. (Bà Đỗ Thị Hoa, 60 tuổi, sống tại phố Yên Sở, quận Hoàng Mai)

5. Đợt trước có hồ thì tôi thấy người dân còn có chỗ thả cá. Tuy không làm như vậy nhưng tôi cũng hiểu là hồ cũng giúp phần nào về công việc, về chăn nuôi. Bây giờ mà thu hồi hồ để xây chung cư thì không rõ là những người dân ấy sẽ ra sao.

Thấy mọi người ở đây bảo từ trước tới giờ khu vực này không biết ngập là gì. Vậy mà vài tháng gần đây tôi mới chuyển về là chứng kiến không ít lần ngập rồi. Nên tôi cũng mong giữ được lại hồ thì sẽ tốt hơn cho cuộc sống mưu sinh của người dân. (Anh Trần Minh Tiến, 26 tuổi, sống tại đường Tam Trinh, quận Hoàng Mai)

6. Tôi sinh ra, lớn lên tại tổ 11 phường Ngọc Thuỵ, Ngọc Lâm. Trước kia người dân Ngọc Thụy còn sống bằng nghề nuôi trồng thuỷ sản, trồng sen để bán vì có hàng chục ao hồ tự nhiên như hồ Bà Đồ, hồ Đầm Nấm…

Ngoài giúp người dân làm kinh tế thì những ao hồ này có chức năng chứa nước, tránh ngập lụt cho khu vực tôi sinh sống.

Chúng tôi chẳng biết lấp hồ để làm dự án gì, chỉ thấy hồ bị lấp thì rất tiếc. Vì có ao hồ, mưa không ngập, không khí trong lành hơn, giờ ao hồ cứ bị lấp dần như thế này thì vào những mùa mưa bão, nước không biết thoát đi đâu lại ngập hết vào nhà dân chúng tôi. (Chị Nguyễn Thị Hoa, 45 tuổi, làm nghề kế toán, sinh sống tại phường Ngọc Thụy, quận Long Biên)

7. Gia đình tôi sinh sống qua rất nhiều thế hệ tại phường Ngọc Thụy này, ngày xưa phường có rất nhiều ao hồ nhưng hiện nay đã bị san lấp và chuyển đổi thành đất ở.

Tôi thấy giá đất khu vực này rất cao, giá vài chục đến gần cả trăm triệu đồng 1 m2.

Nếu bị san lấp và bán chia ô như vậy thì số tiền sẽ lên tới cả nghìn tỷ đồng, không biết chảy vào túi của ai.

Cứ tình trạng san lấp hồ để bán đất như thế này vài năm nữa chẳng còn cái hồ nào bà con hóng mát, để thoát nước mỗi dịp mưa bão, khu dân cư chúng tôi lại ngập như nội thành thì khổ cực lắm. (Anh Trần Hữu Tráng, 38 tuổi, kinh doanh nhà hàng, sinh sống tại phường Ngọc Thụy, Ngọc Lâm)

8. Tôi sống ở đây từ bé đến giờ, rất nhiều hộ gia đình cùng ở đây đều gắn bó với các hồ nước này. Dù có hồ nhưng mỗi khi mưa lụt thì khu vực này luôn xảy ra trình trạng ngập.

Bây giờ có chủ trương là san lấp hồ để làm dự án thì dân cư chúng tôi có lẽ sẽ gay go, khổ sở vì ngập lụt, dân chúng tôi phải đi thuyền hết.

Hồ nước này cũng như lá phổi xanh, mùa hè điều hoà không khí thoáng mát hơn. Tôi đề nghị UBND TP. Hà Nội xem xét, giải quyết mong muốn của người dân chúng tôi để thoát khỏi cảnh ngập lụt khi mưa lũ. (Ông Đặng Đình Dung, 63 tuổi,đã nghỉ hưu, sống gần hồ Xuân Quế, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên)

9. Tổ 11, 12 chúng tôi là khu vực trũng nhất của phường Ngọc Thụy, mà phường Ngọc Thụy là trũng nhất của quận Long Biên, nếu bây giờ lấp hết các hồ đi thì dân chúng tôi rất khổ, ảnh hưởng đến sinh hoạt của chúng tôi rất nhiều trong mùa mưa bão.

Người dân chúng tôi hoàn toàn không đồng ý lấp hồ, nếu lấp hết hồ đi thì không khí, môi trường rất bí bách, ngột ngạt. Mà đời con, đời cháu chúng tôi sẽ không còn có môi trường sống trong lành, thoáng đãng nữa.

Bây giờ chủ trương của Thành phố là giữ lại ao hồ, thậm chí là đầu tư làm các hồ để đảm bảo môi trường, cảnh quan, thế thì vì sao quận Long Biên lại lấp các hồ tự nhiên đi để làm dự án? Mong các cấp chính quyền xem xét và giải quyết cho người dân tại phường Ngọc Thuỵ chúng tôi. (Bà Nguyễn Lệ Thủy, 56 tuổi, đã nghỉ hưu, sống tại tổ 12 phường Ngọc Thụy, quận Long Biên)

10. Những hồ này từ xưa đến nay là để điều hòa không khí, thoát nước cho khu vực. Vừa rồi có thông tin Nhà nước thu hồi làm dự án, người dân chúng tôi rất hoang mang và bức xúc.

Người dân chúng tôi có kiến nghị thành phố xem xét, đánh giá lại hiện trạng khu vực này, chứ không thì dân chúng tôi mất hết không gian môi trường trong lành, thoáng đãng và nơi thoát nước mỗi khi mùa mưa tới

Chúng tôi chỉ chấp nhận phương án cải tạo, xây dựng lan can vỉa hè xung quanh hồ để có nơi đi dạo thể dục và hóng mát cho người dân chứ không đồng ý lấp hồ. (Ông Đỗ Văn Trường, 67 tuổi, đã nghỉ hưu, sống ở tổ dân phố 10, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên)

Tác giả:
Tuấn Anh - Tiến Thành
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Đã tìm ra bãi biển có màu nước xanh nhất thế giới

Đã tìm ra bãi biển có màu nước xanh nhất thế giới

Dựa trên hình ảnh thu thập được từ bản đồ vệ tinh và đối chiếu với mã màu xanh lam YInMn Blue, nhóm nghiên cứu của CV Villas (Anh) đã xác định bãi biển Pasqyra ở Albania có màu nước xanh nhất thế giới.

Nghe nhìn 17/04/2024
Hơn 600 học sinh TP.HCM hưởng ứng tham gia vẽ tranh về chủ đề “Nước và sự sống”

Hơn 600 học sinh TP.HCM hưởng ứng tham gia vẽ tranh về chủ đề “Nước và sự sống”

Sáng 14/4/2024, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) phối hợp Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ - Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức cuộc thi vẽ tranh chủ đề “Nước và sự sống”.

Doanh nghiệp 14/04/2024
Lãnh đạo VWSA tham dự chương trình "Về nguồn" tại Phú Thọ

Lãnh đạo VWSA tham dự chương trình "Về nguồn" tại Phú Thọ

Sáng 13/4/2024, tại Phú Thọ, các ông Nguyễn Văn Bút và Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã gặp mặt đoàn công tác SAWACO trong khuôn khổ chuyến thăm Phú Thọ nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2024 và tham dự chương trình “Về nguồn” do Trường Đại học Thủy lợi tổ chức.

100% sinh viên Cấp Thoát nước có việc làm sau khi tốt nghiệp

100% sinh viên Cấp Thoát nước có việc làm sau khi tốt nghiệp

Kỹ thuật Cấp Thoát nước và Môi trường vốn là chuyên ngành cốt lõi trong xây dựng, quản lý đô thị thông minh với cơ hội việc làm rộng mở. Khi BĐKH ngày càng diễn biến phức tạp, áp lực lên hạ tầng cấp nước và thoát nước ở các đô thị, khu công nghiệp ngày càng gia tăng, thì nguồn nhân lực ngành Cấp Thoát nước càng cần thiết.

Tuần lễ ngành Nước Việt Nam 2024 tổ chức tại Thủ đô Hà Nội

Tuần lễ ngành Nước Việt Nam 2024 tổ chức tại Thủ đô Hà Nội

Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến sẽ là nơi diễn ra Tuần lễ ngành Nước Việt Nam 2024 (Vietnam Water Week 2024) vào tháng 11 năm nay.

Thúc đẩy bình đẳng giới và hòa nhập xã hội trong ngành Cấp Thoát nước

Thúc đẩy bình đẳng giới và hòa nhập xã hội trong ngành Cấp Thoát nước

Sáng ngày 5/4/2024, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) và Cơ quan hợp tác ngành nước Úc (AWP), Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT) cùng một số đơn vị khác đã tổ chức hội thảo trực tuyến chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy bình đẳng giới và hòa nhập xã hội trong ngành Cấp Thoát nước.

Quốc tế 09/04/2024
Đồng bằng sông Cửu Long: Nhiều giải pháp tình thế đảm bảo nước sạch

Đồng bằng sông Cửu Long: Nhiều giải pháp tình thế đảm bảo nước sạch

Thực hiện công điện của Thủ tướng Chính phủ về chủ động ứng phó hạn hán và xâm nhập mặn, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã tích cực triển khai nhiều giải pháp tình thế, quyết tâm không để xảy ra thiếu nước sạch.

Trung bình một lít nước đóng chai có thể chứa đến 1/4 triệu mảnh nhựa nano

Trung bình một lít nước đóng chai có thể chứa đến 1/4 triệu mảnh nhựa nano

Đó là kết quả nghiên cứu được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ, giúp người tiêu dùng hiểu rõ ảnh hưởng sức khỏe của nhựa nano và những có thể làm để giảm bớt mức độ phơi nhiễm.

Phát động Cuộc thi ảnh “Nét đẹp ngành Cấp nước TPHCM”

Phát động Cuộc thi ảnh “Nét đẹp ngành Cấp nước TPHCM”

Cuộc thi ảnh “Nét đẹp ngành cấp nước TPHCM” sẽ góp phần lan tỏa nét đẹp của ngành cấp nước trong chặng đường hình thành, xây dựng và phát triển nhân dịp kỷ niệm 150 năm ngành cấp nước Sài Gòn – TPHCM.

Doanh nghiệp 12/03/2024
Top