Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Quản trị nguồn nước ở Đồng bằng sông Cửu Long

27/10/2022 11:13

Nông nghiệp đã giúp biến Đồng bằng sông Cửu Long thành một vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam.

Quản trị nguồn nước ở Đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 1.

Những cánh đồng lúa được chụp tại vùng Tri Tôn thuộc tỉnh An Giang. Ảnh: Shutterstock

Nông nghiệp giúp quản lý nguồn nước ở Đồng bằng sông Cửu Long

Sau hơn ba thập kỷ, vùng đất màu mỡ từng giúp đưa Việt Nam từ một nước phụ thuộc vào nhập khẩu gạo thành một trong các nước xuất khẩu lớn nhất thế giới lại là một trong những nơi chịu hậu quả nặng nề nhất trên Trái đất từ biến đổi khí hậu.

“ĐBSCL chỉ cao hơn mặt nước biển chưa tới 5 mét, khiến nó là một trong ba đồng bằng dễ tổn thương nhất thế giới” báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á công bố từ tháng 12/2011 đã nhận định. Nếu nước biển dâng 1 m, 38% diện tích đồng bằng sẽ bị ngập, báo cáo dẫn kết quả nghiên cứu của Trung tâm Quốc tế về Quản lý Môi trường ICEM.

Việc sử dụng đất và điều tiết nguồn nước ở ĐBSCL để trồng ba vụ lúa một năm đã đưa vùng đồng bằng này thành nơi sản xuất lúa lớn nhất cả nước, chiếm một nửa sản lượng quốc gia và hơn 90% tổng khối lượng xuất khẩu hàng năm.

Năm 1989 Việt Nam bắt đầu xuất khẩu gạo và trong vài năm gần đây luôn chia nhau vị trí thứ nhì thế giới với Thái Lan về lượng gạo bán ra thị trường thế giới, chỉ sau Ấn Độ.

Tuy nhiên, khi hiện tượng biến đổi khí hậu ngày một rõ rệt, các tác động như hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng ngày một tiêu cực, các chuyên gia trong và ngoài nước đều đồng quan điểm rằng chỉ có qua nông nghiệp mới có thể giúp quản lý hiệu quả nguồn nước ở ĐBSCL, từ đó hạn chế các tác động từ thiên nhiên và con người.

“Chìa khóa của việc quản lý nước ở đồng bằng sông Cửu Long nằm ở nông nghiệp”, Thạc sỹ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập về sinh thái ĐBSCL, chỉ ra trong một bài viết cho báo Nhân Dân tháng 9/2022.

Dẫn định hướng về cải cách nông nghiệp theo tinh thần của Nghị quyết 13 do Bộ Chính trị ban hành tháng 5/2022 “theo hướng giảm thâm canh, chú trọng chất lượng, sẽ giảm được phân bón thuốc trừ sâu, giảm được những công trình can thiệp thô bạo vào quy luật tự nhiên”, ông Thiện viết trong bài báo đăng ngày 16/9/2022.

Đồng quan điểm trên, Giám đốc Quốc gia của Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV tại Việt Nam Peter Loach nhận định biến đổi khí hậu đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất nông nghiệp. “Do vậy, đã đến lúc cần đổi mới nông nghiệp để thích ứng với biến đổi khí hậu”, một bài đăng báo Nhân Dân hồi tháng 8/2022 dẫn lời ông Loach.

Quản trị nguồn nước ở Đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 2.

Quản lý nước ở ĐBSCL nghĩa là phải đạt các mục tiêu bảo đảm sức khỏe của hệ thống, giảm rủi ro thiệt hại sản xuất, và đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt. Ảnh: Shutterstock

Do những điều chỉnh về thủy lợi, một hệ thống đê bao bảo vệ lúa và cây trái đã được xây dựng ở ĐBSCL, tuy nhiên chính hệ thống này đã đẩy nước lũ hàng năm chảy nhanh ra biển, khiến các cánh đồng không có nước bổ sung để cân bằng mặn ngọt vào mùa khô, dẫn tới ngập mặn xâm nhập sâu vào đồng bằng, ông Thiện viết trong bài báo. 

“Sức khỏe của đồng bằng bao gồm sức khỏe của đất đai, sông ngòi, và biển, trong đó về loại nước thì có nước ngọt, nước mặn, nước lợ và về nguồn nước thì có nước từ thượng nguồn Mê Công chảy về, nước mưa, nước ngầm, nước biển trong một hệ thống tổng thể vận hành hài hòa”, ông Thiện viết.

Do đó, quản lý nước ở ĐBSCL nghĩa là phải đạt các mục tiêu bảo đảm sức khỏe của hệ thống, giảm rủi ro thiệt hại sản xuất, và đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt.

Trước mắt, ông Thiện đề xuất giảm bớt một vụ lúa ở Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười – là khu vực đầu nguồn - để đưa lũ vào; Với vùng giữa đồng bằng phải cải thiện lưu thông nước giữa sông ngòi và ruộng vườn; Ở vùng ven biển cần chuyển đổi hệ thống canh tác thuận với mùa mặn ngọt tự nhiên.

Thực hiện đúng các định hướng về phát triển ĐBSCL sẽ giúp giải quyết các vấn đề nội tại về quản lý nước, từ đó phục hồi sông ngòi, giảm sử dụng nước ngầm, liên thông sông-biển thì thủy sản sẽ sinh sôi trở lại, góp phần tích cực phát triển giao thông đường thủy và cả các giá trị văn hóa vùng sông nước, ông Thiện nêu trong bài viết.

Hợp tác quốc tế

Quản lý nguồn nước ĐBSCL cần những giải pháp cụ thể và lâu dài.

Quyết định 287/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/02/2022 nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ các hệ sinh thái rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển và các hệ sinh thái đầm, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và chủ động phòng, tránh giảm thiểu rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Bên cạnh việc quản lý nguồn nước nhờ nông nghiệp, hợp tác quốc tế cũng cần chú trọng, đặc biệt khi Việt Nam với Hà Lan có thỏa thuận đối tác chiến lược về thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước. 

Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Kinh tế và Bảo vệ Khí hậu (Cộng hòa Liên bang Đức) đã khởi động xây dựng dự án các giải pháp dựa vào thiên nhiên của Việt Nam nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu trong nông nghiệp thông qua chuyển đổi khu vực tư nhân (VN-ADAPT), TTXVN đưa tin. 

Quản trị nguồn nước ở Đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 3.

ĐBSCL có ba vùng nước mặn, nước ngọt và nước lợ, và đây chính là nguồn tài nguyên. Ảnh: Shutterstock

Để sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, ĐBSCL cần nghiên cứu giống cây chịu hạn mặn, phòng chống sạt lở, thành lập hành lang đa dạng sinh học, nâng cao năng lực thích ứng biến đổi khí hậu cho hợp tác xã trong vùng, TTXVN dẫn lời chuyên gia Hà Lan Peter Smeets phát biểu tại một cuộc tọa đàm trực tuyến hôm 6/9/2022.

Hiện ĐBSCL có ba vùng nước mặn, nước ngọt và nước lợ, và đây chính là nguồn tài nguyên, do đó không nên ngăn nước mặn mà cần kiểm soát nước mặn để khai thác, bên cạnh việc đầu tư vào hạ tầng đồng thời với việc xây dựng mô hình sản xuất cho nông dân phù hợp với từng vùng nước, ông Smeets nhận định.

Tác giả:
Nam Phương
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

SAWACO bảo đảm cấp nước an toàn trong mùa khô 2024

SAWACO bảo đảm cấp nước an toàn trong mùa khô 2024

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đảm bảo cấp nước được ổn định, liên tục, đáp ứng nhu cầu dùng nước của người dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM); không để xảy ra sự cố lớn, gây yếu, thiếu nước trên diện rộng hoặc ảnh hưởng đến chất lượng nước trong mùa khô 2024.

Doanh nghiệp 26/03/2024
Đồng bằng sông Cửu Long đứng trước thách thức hạn mặn

Đồng bằng sông Cửu Long đứng trước thách thức hạn mặn

Mùa hạn năm 2024 được dự báo sẽ kéo dài khiến nước mặn có điều kiện xâm nhập sâu vào đất liền và gây nên rủi ro cạn kiệt nguồn nước tại ĐBSCL. Các giải pháp tình thế được nhiều địa phương triển khai nhưng chỉ có thể áp dụng trong thời gian ngắn.

Công binh Việt Nam giải "cơn khát" giữa nơi đất cằn

Công binh Việt Nam giải "cơn khát" giữa nơi đất cằn

Cứ bước vào mùa khô, người dân Abyei (Châu Phi) lại phụ thuộc vào nguồn nước từ các vũng tù đọng hay di chuyển quãng đường rất xa để lấy nước từ sông, hồ. Thấu hiểu nỗi vất vả của bà con nơi đây, những người lính mũ nồi xanh Việt Nam đã lắp đặt một trạm nước sạch miễn phí, giải "cơn khát" giữa nơi đất cằn.

Nghe nhìn 07/03/2024
Nước mặn xâm nhập sâu, nhiều tỉnh miền Tây tính chuyện dùng xà lan chở nước ngọt về nhà máy xử lý

Nước mặn xâm nhập sâu, nhiều tỉnh miền Tây tính chuyện dùng xà lan chở nước ngọt về nhà máy xử lý

Đài khí tượng thuỷ văn khu vực Nam Bộ và lãnh đạo ngành Nông nghiệp một số tỉnh cho biết nước mặn theo các cửa sông đã xâm nhập sâu vào đất liền, đi xa hơn 50 km. Độ mặn có nơi vượt 19‰. Nhiều tỉnh chuẩn bị dùng xà lan chở nước ngọt về các nhà máy nước xử lý, bơm cho dân sử dụng.

Đà Nẵng: Nguy cơ thiếu nước sinh hoạt vì nước sông nhiễm mặn

Đà Nẵng: Nguy cơ thiếu nước sinh hoạt vì nước sông nhiễm mặn

Hạ lưu sông Vu Gia bị xâm nhập mặn trong khi mực nước sông Yên hạ thấp, dẫn đến nguy cơ thiếu nước sinh hoạt tại TP. Đà Nẵng.

Chủ đầu tư khu công nghiệp 5 tháng chưa trả tiền nước, 41 doanh nghiệp sắp bị cắt nước

Chủ đầu tư khu công nghiệp 5 tháng chưa trả tiền nước, 41 doanh nghiệp sắp bị cắt nước

41 doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Mỹ Xuân A2 (Bà Rịa-Vũng Tàu) xác nhận đã đóng đủ tiền nước hàng tháng. Nhưng do chủ đầu tư không chi trả cho nhà cung cấp là Công ty CP Cấp nước Phú Mỹ, khiến cho trên 11 ngàn lao động tại 41 doanh nghiệp trong KCN như ngồi trên đống lửa vì sắp bị dừng việc do bị cắt nước.

Thành phố Thủ Dầu Một, họp mặt, khen thưởng báo chí đầu xuân

Thành phố Thủ Dầu Một, họp mặt, khen thưởng báo chí đầu xuân

Ngày 17/2/2024 Thành uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương tổ chức họp mặt, khen thưởng các cơ quan báo chí, địa phương có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền, xây dưng và phát triển thành phố ngày càng văn minh hiện đại.

Nhiều kết quả nghiên cứu mới trong lĩnh vực Cấp Thoát nước, Kỹ thuật và Môi trường

Nhiều kết quả nghiên cứu mới trong lĩnh vực Cấp Thoát nước, Kỹ thuật và Môi trường

Sáng ngày 29/1/2024, Bộ môn Cấp Thoát nước - Khoa Kỹ thuật môi trường, Trường ĐH Xây dựng, đã tổ chức Hội thảo trao đổi chuyên môn: Các kết quả nghiên cứu mới trong lĩnh vực Cấp Thoát nước, Kỹ thuật hạ tầng và môi trường. GS.TS.NGƯT Nguyễn Việt Anh, Phó Chủ tịch VWSA chủ trì hội thảo.

Giải pháp thống nhất quản lý nhà nước về cấp nước đô thị và nông thôn

Giải pháp thống nhất quản lý nhà nước về cấp nước đô thị và nông thôn

Nước sạch là một loại thực phẩm, hàng hóa đặc biệt, có tác động trực tiếp đến sức khỏe và mọi hoạt động thiết yếu khác của cuộc sống con người. Do đó, để các giải pháp thống nhất quản lý nhà nước về cấp nước đô thị và nông thôn đáp ứng mục tiêu, cần xây dựng hoàn thiện thể chế pháp luật về cấp nước.

Top