Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Phong thủy trong thể thao

18/05/2022 15:47

Nhân sự kiện Đại hội Thể thao Đông Nam Á - SEA Games 31 được tổ chức tại Việt Nam trong tháng 5/2022, Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam xin hân hạnh giới thiệu bài viết của nhà nghiên cứu Văn hoá Phương Đông Nguyễn Quang Minh, bàn về một số vấn đề trong phong thủy truyền thống liên quan đến thể thao.

Phong thủy trong thể thao - Ảnh 1.

Đua thuyền trên Hồ Tây. Ảnh: Đại Bàng

Tìm long - hổ để dự đoán kết quả

Dưới cách nhìn của các nhà kiến trúc ở mọi thời đại, thường xác định chủ thể - ở đây là địa phương hay quốc gia đăng cai - làm mốc. Họ lấy mốc đó để phân lập giữa trái và phải để tạo ra các dòng chảy. Đây là loại nước trường khí. Khi xác định được thế long - hổ, tương đương với trái - phải, các kiến trúc sư có thể dự đoán được tổng quát kết quả của các bộ môn.

Về bản chất, các lễ hội thể thao từ xưa tới nay đều giống nhau. Ngày xưa, khi không có sân vận động, sân đình được lấy để quy ước, tổ chức lễ hội thể thao. SEA Games là nơi các quốc gia Đông Nam Á được giao lưu văn hóa, thể thao cũng vậy.

Phong thủy trong thể thao - Ảnh 4.

Ảnh: Đại Bàng

Người ta xét trong cửu cung, năm châu, bốn biển, rồi lấy mốc là nước đăng cai, đại tượng là các châu lục, tiểu tượng là các quốc gia. Sau khi xác định được hướng long hổ - trái phải, người ta rút ra được một quy nạp: các đội thuộc thanh long tức các đội xuất phát từ trái thường có kết quả tốt hơn các đội xuất phát từ phía phải của mốc, ở đây là cổng chính nơi tổ chức.

Không khí chuyển động từ các nẻo tới tạo ra lực ma sát. Trong nguyên tắc của nước, nước đi đến đâu, khí tụ ở đó và tụ ở những nơi đông nhân khí. Nước tụ tại phương Đông khác với nước tại phương Tây. Khái niệm nước bao trùm 3/4 lực lượng vật chất giống như tỷ lệ quan sát được trên vỏ Trái Đất.

Phong thủy trong thể thao - Ảnh 3.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Minh

Từ đây, người ta tìm được một quy luật: người từ bên trái thường có kết quả tốt hơn người từ bên phải. Điều này dẫn đến luật công bằng: sau khi nghỉ giữa hiệp, phải đảo lại vị trí sân. Có lẽ do con người nhận ra, tuy về mặt cảm quan có vẻ công bằng, nhưng các kết quả không công bằng. Từ đấy người ta rút ra nếu tổ chức thi đấu hai hiệp, phải đảo vị trí sân.

Hết hiệp đổi sân, sao vẫn thua?

Tuy nhiên, sau khi đổi vẫn có người thắng, người thua. Thanh Long thuộc Mộc, nếu đội đó ngẫu nhiên mặc áo xanh da trời thuộc Thủy, Thủy - Mộc tương sinh, còn nếu các vận động viên (VĐV) mặc áo màu vàng (Thổ), Mộc - Thổ tương khắc. Vì vậy, dù đứng ở Thanh Long, kết quả cũng vẫn có thể bị ảnh hưởng do tương sinh, tương khắc trong ngũ hành. Tầm ảnh hưởng của ngũ hành cũng như dòng chảy của nước trong thể thao. Điều này trong hàng nghìn năm qua đã trở thành bất biến. Dù có môn thể thao không hề liên quan đến nước, tính của Thủy vẫn bao trùm tuyệt đối trong diễn biến kết quả.

Phong thủy trong thể thao - Ảnh 4.

Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình. Ảnh Hoàng Hà

Nơi thi đấu thể thao xưa

Ngày xưa, khi các sân vận động chưa hiện đại, ông cha ta thường chọn những nơi động làm các khu vui chơi, đặc biệt là các khu thể thao. Cung tĩnh gồm có cung Cấn và cung Khôn, nằm ở Đông Bắc và Tây Nam. Đây là 2 vị trí đối ứng, thường các hoạt động không được thiết kế ở đây. Còn hướng mang nhiều tính động nhất là hướng Đông và Đông Nam, cũng giống như mặt trời mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây. Các sân vận động hay nơi thi đấu được xây dựng về hướng động thường có kết quả tốt hơn. 

Đối kháng ở môi trường nước

Trong các vấn đề đối kháng liên quan đến nước, chúng ta thường nhớ về Sơn Tinh, Thủy Tinh. Đây là câu chuyện về ngũ hành tương sinh và cảm quan trong học thuật. Trong học thuật truyền thống, Thủy và Thổ thường khắc nhau. Nếu nước lớn khắc được thổ, giống như con sóng lớn lấn át con đê nhỏ, người ta gọi là nước đã chiến thắng thổ, và ngược lại. 

Phong thủy trong thể thao - Ảnh 3.

Ảnh: Đại Bàng

Nhưng câu chuyện trên còn có ý nghĩa triết học. Sơn nghĩa là thổ, biểu trưng cho con người, còn thủy quản tài, tài khí, tiền bạc. Nếu Sơn nằm ở Đông Bắc, người ta gọi là phúc của con người nằm ở hướng Đông Bắc, chính Bắc là Thủy, nước, tài khí thường nằm ở chính Bắc. Nơi nào có nhiều tài khí, mầm mống cũng nằm ở đấy. Những mầm mống này có thể bộc lộ rõ cho con người nhìn thấy, nhưng cũng có thể nằm sâu dưới đáy, con người không dò được. Vì vậy, người ta mới nói, Đông Bắc quản phúc, chính Bắc quản họa. Ở chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh, dù nước có lớn đến bao nhiêu, Sơn ở đây là phúc lớn, vẫn quản được nước. Ở đây người ta tôn vinh phúc của con người. Bản chất câu chuyện nằm ở điểm này.

Việt Nam là một đất nước có nhiều hạn chế do giặc ngoại xâm, tập tục bị chia cắt làm hai miền. Ông cha ta đã rất biết 'Sơn quản nhân, Thủy quản tài'. Muốn tài khí tiền bạc dư dả, sơn phải tĩnh, đàng hoàng, đĩnh đạc, nước phải chuyển động, uốn lượn. Nguyên tắc này của người Việt đã xây dựng nên một học thuyết dân gian. Mùa xuân, mùa động, mùa sinh sôi của năm, 90 ngày đầu thường được chọn làm thời điểm tổ chức các hoạt động liên quan đến nước. Nếu động nước mạnh, tài khí sẽ lớn. Muốn nước chuyển động, nhộn nhịp, nhiều bọt khí, người ta thường chọn hồ ao nằm ở vị trí và năm cụ thể. Mỗi vùng khác nhau đều có thời gian, địa điểm phù hợp riêng. Bằng những học thuật đó, người ta mong muốn có thể bổ sung may mắn trong công việc.

Nơi tổ chức đua thuyền, lướt ván phải dựa vào cung mệnh 

Như đã nói ở trên, nước phải động, tài khí mới xuất hiện. Tuy nhiên, cũng cần biết Hồ Tây nằm ở hướng Tây, hồ Gươm hay Hồ Lục Thủy và hồ Bảy Mẫu nằm ở những phương vị và cung khác nhau. Các cung khác nhau khi gây động sẽ ra các kết quả khác nhau. Nhìn chung, phàm những gì quản về tài khí đặt tại hướng Tây, Kim thuộc Tây mà Kim sinh Thủy, là nơi chứa tiền bạc. 

Hồ Bảy Mẫu, số bảy là cung đoài, cũng là số chứa tiền bạc, hai vị trí này là hai nơi quản tài khí, một nơi hướng bắc, một nơi hướng nam. Nơi nào cần tĩnh chọn Hồ Tây, còn vị trí động chọn Hồ Bảy Mẫu. Điều này áp dụng cả với con người, nếu một nhóm người thuộc Đông tứ mệnh, người ta sẽ chọn Hồ Bảy Mẫu vì nơi này thuộc Nam. Còn nếu nhóm này thuộc Tây tứ mệnh, chọn Hồ Tây làm nơi phát động. Vì vậy, dựa trên các thông tin trên, người ta phát động năm, mùa, nơi tổ chức các cuộc đua thuyền, hội hè.

Thể thao ở Hồ Gươm

Hồ Gươm là trái tim của thủ đô. Ở khu vực Hồ Gươm 30 năm trước, nơi đây có lướt ván nhưng nay đã không còn. 

Hồ Gươm là nơi nhân tài tập trung. Tháp Bút biểu trưng cho trí tuệ. Vì vậy, muốn trở thành người hiền tài phải gây động ở đây. Có một minh chứng là 30 năm qua, chúng ta đã rất cố gắng để phát triển ngành giáo dục, bao gồm cả du nhập văn hóa toàn cầu nhưng những kết quả thực sự nổi trội không nằm ở lãnh địa nước ta mà nằm ở nhiều nơi trên thế giới. 

Hồ Gươm được chọn lựa rất tỉ mỉ trong cả một quá trình. Vì vậy, giữ được tính truyền thống, khoa học, những nhận định từ xưa, Thăng Long là nơi luyện người tài. Đây là sự vô hình, may mắn mà ngũ quan của con người không cảm nhận hết được. Vì vậy, cần kết hợp với khoa học thực tiễn để khôi phục, gìn giữ, phát triển nhưng vẫn giữ được nét đẹp nhiều đời nay của Thăng Long. Đây cũng là lời nhắc nhở của cha ông ta với các thế hệ sau. 

Phong thủy trong thể thao - Ảnh 2.

Đua thuyền trên Hồ Gươm, ảnh chụp năm 1985. Ảnh tư liệu: Trần Tuấn/TTXVN

Khoảng 30 năm trước đây, trên Hồ Gươm đã từng tổ chức môn lướt ván. Đây không chỉ là một lễ hội thể thao đơn thuần, mà còn là ý nhắc nhở của ông cha ta về việc gìn giữ các di sản truyền thống để bảo tồn văn hóa dân tộc, nuôi dưỡng người tài.

Trong vòng 30 năm trở lại đây, Việt Nam không còn xuất hiện những tài năng nổi bật, mặc dù chúng ta đã bỏ ra nhiều công sức phát triển ngành giáo dục, bao gồm việc du nhập văn hóa toàn cầu.

Việc xây dựng Tháp Bút, biểu trưng cho trí tuệ, học hành, thi cử gần Hồ Gươm không phải là ngẫu nhiên. Ông cha ta đã lựa chọn vị trí này một cách tỉ mỉ, vì việc thi cử, đỗ đạt khoa bảng thời đó cũng kỹ không khác gì bây giờ. Nhưng lúc đó, họ giữ được cái cốt cách của dân tộc qua những lễ hội tổ chức trên hồ.

Cốt cách của dân tộc phải dựa vào cả một quá trình xây đắp về văn hóa. Nên theo quan điểm của tôi, để Thăng Long có những nhân tài, tài năng mới, thì phải khôi phục lại những nét văn hóa truyền thống đó.

Bể bơi nên đặt ở đâu?

Để bảo đảm an toàn, phát triển cho trẻ, các gia đình có bể bơi, hoặc cộng đồng xây dựng bể bơi cần chú ý, ở bất kì vùng tự nhiên nào hay sự sáng tạo trong kiến trúc đều phải tuân theo định luật nước phải thấp hơn đất. Do nhiều yếu tố về mặt thẩm mỹ, sáng tạo, người ta mang bể bơi lên trên cao, chẳng hạn như nóc nhà hay đằng sau lưng nhà, cao hơn so với mặt cốt. 

Theo nghiên cứu, điều này sẽ gây khó khăn cho chính con người. Còn nếu xét kĩ, điều này đã chống lại phong thủy truyền thống. Theo đó bất luận ở công trình nào hay cuộc lựa chọn vùng đất tự nhiên nào, nước phải thấp hơn mặt cốt. Đây là nguyên tắc bắt buộc.

Đạo đức và phúc đức phải to dày hơn tiền bạc, tiền bạc không thể mua được, sánh ngang được với giá trị con người.

Tác giả:
Nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Minh
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố Danh mục tạp chí ngành Xây dựng - Kiến trúc được tính điểm năm 2024

Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố Danh mục tạp chí ngành Xây dựng - Kiến trúc được tính điểm năm 2024

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công bố Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm của 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2024; trong đó có danh mục tạp chí ngành Xây dựng - Kiến trúc.

Tập đoàn Bình Minh Việt ra đời từ lòng tự tôn dân tộc

Tập đoàn Bình Minh Việt ra đời từ lòng tự tôn dân tộc

Sẵn sàng từ bỏ sự ổn định về kinh tế để dấn thân vào một hành trình mới với tinh thần dân tộc và khát vọng nâng tầm thương hiệu Việt, Tập đoàn Bình Minh Việt (BVG) quyết tâm đặt mục tiêu trở thành thương hiệu quốc gia, định hình doanh nghiệp Việt.

Doanh nghiệp 20/07/2024
EURO 2024 "uống nước" như thế nào?

EURO 2024 "uống nước" như thế nào?

Rút kinh nghiệm từ Euro 2020, Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) đã bố trí các loại nước “thân thiện” hơn với sức khỏe con người tại các buổi họp báo ở vòng chung kết Euro 2024 nhằm tạo sự cân bằng giữa giá trị thương mại và mối quan tâm của công chúng.

Nghe nhìn 16/07/2024
Tổ công tác ADB - VWSA bắt đầu chương trình làm việc tại Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh

Tổ công tác ADB - VWSA bắt đầu chương trình làm việc tại Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh

Sáng 10/7/2024, tổ công tác ADB - VWSA đã bắt đầu chương trình làm việc tại Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh nhằm giới thiệu và tập huấn nội dung khảo sát chuyên sâu về GEARS.

Văn hóa nước 11/07/2024
Khánh thành Vườn thông Hữu nghị chung tay bảo vệ nguồn nước

Khánh thành Vườn thông Hữu nghị chung tay bảo vệ nguồn nước

Kỷ niệm 35 năm thành lập Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị TP.HCM – HUFO (29/7/1989 - 29/7/2024), hơn 20 đại diện ngoại giao và 30 tổ chức thành viên đã gắn biển khánh thành Vườn thông Hữu nghị tại Công viên văn hoá lịch sử Suối Tiên, biểu tượng của tình đoàn kết hữu nghị, cùng nhau bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường.

Đồng hành chăm lo sức khỏe cộng đồng, an sinh xã hội

Đồng hành chăm lo sức khỏe cộng đồng, an sinh xã hội

Chiều 6/7/2024, tại Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Tân Hưng (Bình Phước), Khối thi đua 12 - UBND Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Cụm Xây dựng – Giao thông - Thành Đoàn TP.HCM đã cùng huyện Đoàn Đồng Phú tổ chức Chương trình An sinh xã hội và sức khỏe cộng đồng năm 2024.

Doanh nghiệp 08/07/2024
Sôi nổi các hoạt động giao lưu giữa các công ty cấp nước khu vực Bắc Trung Bộ mở rộng 2024

Sôi nổi các hoạt động giao lưu giữa các công ty cấp nước khu vực Bắc Trung Bộ mở rộng 2024

Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “Ngày hội Gia đình HueWACO lần thứ III năm 2024”, từ ngày 27 – 28/6/2024, tại thành phố Huế, Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế (HueWACO) đăng cai tổ chức Hội thao – Hội diễn văn nghệ CLB các Công ty cấp nước Bắc Trung bộ mở rộng lần thứ II.

Doanh nghiệp 28/06/2024
VWSA họp chuẩn bị tổ chức Tuần lễ ngành Nước Việt Nam (Vietnam Water Week 2024)

VWSA họp chuẩn bị tổ chức Tuần lễ ngành Nước Việt Nam (Vietnam Water Week 2024)

Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) vừa tổ chức cuộc họp với đại diện VIETFAIR nhằm rà soát công tác chuẩn bị cho sự kiện Tuần lễ ngành Nước Việt Nam (Vietnam Water Week 2024).

Cần 9 tỷ USD để đáp ứng các mục tiêu về cấp thoát nước đến năm 2030 tại Việt Nam

Cần 9 tỷ USD để đáp ứng các mục tiêu về cấp thoát nước đến năm 2030 tại Việt Nam

Theo bà Halla Maher Qaddumi, Chuyên gia kinh tế cấp cao về ngành Nước, Ngân hàng Thế giới (WB), để đáp ứng các mục tiêu về cấp thoát nước đến năm 2030, Việt Nam cần chi phí khoảng 9 tỷ USD, tương đương 213.948 tỉ đồng.

Top