Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Phát triển hệ thống cấp nước an toàn thích ứng với nguồn nước ô nhiễm

13/03/2024 22:29

Nguồn nước cấp, đặc biệt là nguồn nước mặt đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các hợp chất hữu cơ, các chất vi lượng do chất thải sinh hoạt, sản xuất và tác động của biến đổi khí hậu. Do đó, cần xây dựng hệ thống xử lý nước tiên tiến, đạt chuẩn quốc tế với giá thành phù hợp tại Việt Nam.

Chiều 13/3/2024, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội và Đại học Nagasaki Nhật Bản đã phối hợp tổ chức: Hội thảo khởi động và Khánh thành phòng thí nghiệm Dự án SATREPS: “Phát triển hệ thống cấp nước thích ứng với nguồn nước ô nhiễm”. 

Tham dự hội thảo, về phía Nhật Bản có bà Uno Junko – Đại diện JICA Nhật Bản; ông Shinoda Takanobu – Phó Trưởng đại diện JICA Việt Nam; PGS.TS Takahiro Fujioka – Đại học Nagasaki, Chủ nhiệm Dự án phía Nhật Bản cùng các chuyên gia là thành viên trong dự án. 

Về phía Việt Nam có ông Trần Hoài Anh – Phó Cục trưởng Cục Hạ tầng Kỹ thuật, Bộ Xây dựng; ông Nguyễn Ngọc Điệp – Chủ tịch Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA); PGS.TS Hoàng Tùng - Hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng; PGS.TS Nguyễn Hoàng Giang – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng, Giám đốc Dự án; GS.TS Nguyễn Việt Anh – Phó Chủ tịch VWSA, Trưởng Bộ môn Cấp Thoát nước Trường ĐH Xây dựng và đại diện các công ty cấp thoát nước, các trường đối tác.

Phát triển hệ thống cấp nước an toàn thích ứng với nguồn nước ô nhiễm- Ảnh 1.

PGS.TS Hoàng Tùng - Hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS Hoàng Tùng - Hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng cho biết, hiện nay, Việt Nam đang đối mặt với tình trạng suy giảm và ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là nước mặt. Do đó, Chính phủ đã đầu tư rất nhiều nguồn lực và ứng dụng công nghệ xử lý nước hiện đại nhằm phục vụ người dân. Tuy nhiên, nhìn chung chi phí vận hành và đầu tư rất cao nên chưa thể phát huy tối đa hệ thống cấp nước, đảm bảo mục tiêu cung ứng nguồn nước an toàn cho người dân. 

Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề, dự án SATREPS "Phát triển hệ thống cấp nước thích ứng với nguồn nước ô nhiễm" đã được Chính phủ Nhật Bản phê duyệt thuộc Danh sách hợp tác kỹ thuật đối với Việt Nam. Dự án được Trường ĐH Xây dựng và ĐH Nagasaki Nhật Bản thực hiện trong thời gian 5 năm (2023-2028) dưới sự hỗ trợ của JICA và JST. 

Ông Hoàng Tùng bày tỏ mong muốn sau khi nghiên cứu thành công, với sự hỗ trợ của Bộ Xây dựng cùng VWSA và các công ty, đối tác thì công nghệ xử lý nước tiên tiến với giá thành hợp lý này sẽ đi vào thực tế. 

Chia sẻ thêm về dự án, ông Takanobu – Phó Trưởng đại diện JICA Việt Nam bày tỏ tin tưởng về khả năng hợp tác giữa hai bên và kỳ vọng về những ý nghĩa quan trọng mà dự án mang lại trong tương lai. 

Phát triển hệ thống cấp nước an toàn thích ứng với nguồn nước ô nhiễm- Ảnh 2.

Ông Trần Hoài Anh – Phó Cục trưởng Cục Hạ tầng Kỹ thuật, Bộ Xây dựng

Ở góc độ quản lý, ông Trần Hoài Anh – Phó Cục trưởng Cục Hạ tầng Kỹ thuật, Bộ Xây dựng đánh giá cao dự án hợp tác lần này giữa Trường ĐH Xây dựng và Đại học Nagasaki Nhật Bản.

Ông Trần Hoài Anh cho biết, nước ta có khoảng 750 nhà máy nước sạch với tổng công suất 11,2 triệu m3/ngđ. Mặc dù, các nhà máy vận hành hết công suất nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho người dân.  

Cùng với đó, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng trong thời gian qua và tình trạng ô nhiễm nguồn nước đã kéo theo nhiều hệ lụy. Do đó, kết quả nghiên cứu sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo cấp nước an toàn cho người dân. 

Ông Trần Hoài Anh hoan nghênh và bày tỏ mong muốn triển khai thành công dự án và hai bên sẽ có thêm nhiều dự án hợp tác hiệu quả hơn nữa trong tương lai. 

Phát triển hệ thống cấp nước an toàn thích ứng với nguồn nước ô nhiễm- Ảnh 3.

Ông Nguyễn Ngọc Điệp, Chủ tịch Hội Cấp Thoát nước Việt Nam phát biểu

Về phía VWSA, ông Nguyễn Ngọc Điệp, Chủ tịch VWSA cho biết, cùng với 400 hội viên, Hội sẽ luôn cổ vũ, động viên và hỗ trợ trong khả năng có thể để nhân rộng dự án nhằm mang lại lợi ích cho ngành Cấp Thoát nước Việt Nam. Đây sẽ là tiền đề chuyển giao công nghệ vào thực tế, ứng dụng khoa học công nghệ sâu rộng trong cuộc sống, đảm bảo mục tiêu cấp nước an toàn. 

Mặt khác, ông Nguyễn Ngọc Điệp cho biết thêm, bên cạnh cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải cũng là vấn đề bức thiết hiện nay. Ông bày tỏ mong muốn trong thời gian tới, sẽ có cả các dự án nghiên cứu về lĩnh vực thoát nước. 

Phát triển hệ thống cấp nước an toàn thích ứng với nguồn nước ô nhiễm- Ảnh 4.

Các đại biểu tham quan Phòng thí nghiệm Dự án SATREPS

Dự án SATREPS là hướng nghiên cứu triển vọng nằm trong khuôn khổ đối tác nghiên cứu KHCN phục vụ Phát triển Bền vững. Đây cũng là dự án có quy mô lớn nhất dưới khuôn khổ tài trợ ODA của Chính phủ Nhật Bản cho các nghiên cứu có tính toàn cầu với mục tiêu là phát triển và ứng dụng công nghệ nhằm giải quyết các vấn đề toàn cầu và nâng cao năng lực cho các đơn vị nghiên cứu của Nhật Bản và các quốc gia đối tác.

Dự án được kỳ vọng sẽ trở thành bước đi đột phá, giải quyết các thách thức về các chất ô nhiễm mới cũng như giảm thiểu chi phí trong quá trình vận hành sản xuất. 

Nhằm hiện thực hóa mục tiêu này, Trường ĐH Xây dựng cam kết dành tất cả nguồn lực để tiến hành nghiên cứu, phát triển công nghệ xử lý nước bằng màng lọc nano tiên tiến có mức độ tiêu thụ năng lượng và hóa chất thấp; Hệ thống quan trắc chất lượng nước online hiệu quả đảm bảo cấp nước an toàn. 

Chung Anh

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Cấp nước Thủ Đức tối ưu hóa công tác cấp nước

Cấp nước Thủ Đức tối ưu hóa công tác cấp nước

Nước sạch luôn giữ vai trò thiết yếu trong đời sống con người. Hiểu rõ điều này, bên cạnh việc đảm bảo cung cấp nước ổn định, liên tục, công tác giảm thất thoát nước luôn được Công ty CP Cấp nước Thủ Đức quan tâm, nỗ lực thực hiện và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị.

Doanh nghiệp 16/07/2024
Công ty CP Cấp nước Tân Hòa: Chăm sóc khách hàng sử dụng nước thông qua nhiều kênh truyền thông

Công ty CP Cấp nước Tân Hòa: Chăm sóc khách hàng sử dụng nước thông qua nhiều kênh truyền thông

Trong thời gian qua, Công ty CP Cấp nước Tân Hòa (thuộc Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV) đã không ngừng nổ lực triển khai các giải pháp đổi mới, hiện đại hóa các quy chế, chuẩn hóa các quy trình giải quyết các công việc dựa trên việc ứng dụng các xu hướng công nghệ tiên tiến.

Doanh nghiệp 06/07/2024
HueWACO tổ chức hội thảo nâng cao hiệu quả trong công tác giảm thiểu nước không doanh thu NRW

HueWACO tổ chức hội thảo nâng cao hiệu quả trong công tác giảm thiểu nước không doanh thu NRW

Sáng 27/6/2024, tại thành phố Huế, HueWACO đã tổ chức Hội thảo “Nâng cao hiệu quả công tác giảm thiểu nước không doanh thu NRW” với sự tham dự của các đơn vị thuộc CLB các công ty cấp nước Bắc Trung Bộ; các công ty cấp nước: Sơn La, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Thủ Đức; công ty giải pháp ngành nước Hoàng Phát, DNP-HAWACO và HydroSCAND - Bỉ.

Doanh nghiệp 27/06/2024
Tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nước ngầm tại Việt Nam

Tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nước ngầm tại Việt Nam

Bài viết trình bày việc tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nguồn nước ngầm tại Việt Nam nhằm nâng cao độ chính xác và hợp lý trong tính toán, đánh giá; tối ưu cơ chế vận hành, khai thác nước ngầm; đồng thời thiết lập hiệu quả các chính sách quản lý có liên quan đảm bảo sử dụng nước ngầm bền vững.

“Nước ảo” quản lý nước thật

“Nước ảo” quản lý nước thật

Phương pháp “nước ảo” trong canh tác và chế biến cây trồng đang làm rõ và có thể giúp thay đổi sự khai thác và sử dụng nước ngầm quá mức trong nông nghiệp Việt Nam.

Ký kết MOU hợp tác giữa Công ty CP Cấp nước Hải Phòng và Cục Cấp Thoát nước thành phố Kitakyushu

Ký kết MOU hợp tác giữa Công ty CP Cấp nước Hải Phòng và Cục Cấp Thoát nước thành phố Kitakyushu

Sáng 20/5/2024, Công ty CP Cấp nước Hải Phòng và Cục Cấp Thoát nước thành phố Kitakyushu (Nhật Bản) đã thống nhất ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật toàn diện nhằm nâng cao năng lực quản lý cấp nước cho thành phố Hải Phòng.

Các nhà khoa học Trung Quốc tạo ra "pin nước" có thể chứa nhiều năng lượng hơn pin lithium

Các nhà khoa học Trung Quốc tạo ra "pin nước" có thể chứa nhiều năng lượng hơn pin lithium

Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết đã phát triển một loại "pin nước" có mật độ năng lượng mạnh hơn và không dễ cháy như pin lithium hiện nay.

Tìm ra nguyên do khiến Sao Kim trở nên "khô cằn"

Tìm ra nguyên do khiến Sao Kim trở nên "khô cằn"

Kết quả nghiên cứu mới đây về sự mất tích bí ẩn của nước trên Sao Kim đã mở ra kỳ vọng trong công cuộc tìm kiếm sự sống bên ngoài Trái Đất ở những hành tinh trong Hệ Mặt Trời.

Phát triển ứng dụng quản lý mạng lưới cấp nước dựa trên Bộ công cụ EPANET Toolkit và môi trường lập trình MATLAB

Phát triển ứng dụng quản lý mạng lưới cấp nước dựa trên Bộ công cụ EPANET Toolkit và môi trường lập trình MATLAB

Sự tích hợp của Bộ công cụ EPANET và MATLAB mở ra khả năng can thiệp vào mã nguồn của phần mềm tính toán thủy lực, cung cấp nền tảng cho việc phát triển các ứng dụng đa dạng.

Top