Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Pháp sẽ thắt chặt quản lý nước sau hạn mùa đông nghiêm trọng

04/05/2023 10:07

Nước Pháp vừa công bố một kế hoạch xử lý khủng hoảng nước sau khi đợt hạn hán mùa đông nghiêm trọng gây ra những lo ngại đáng kể về an ninh nguồn nước.

Cơ quan dự báo thời tiết Meteo-France ghi nhận nước Pháp tới 21/2/2023 đã trải qua tròn một tháng không có mưa, đánh dấu đợt hạn hán mùa đông tồi tệ nhất trong lịch sử kể từ kỷ lục năm 1959, kênh truyền hình quốc gia France24 đưa tin. Meteo-France cũng cho hay, Pháp kết thúc tháng 2 với lượng mưa thiếu hụt đến khoảng 75%. 

Lượng tuyết ở các dãy núi của Pháp cũng thấp hơn nhiều mức bình thường các năm trước cùng thời điểm. Tuyết tan đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước, lấp đầy cho các con sông và hồ chứa, bản tin hãng AP ngày 2/3 dẫn số liệu thống kê dịch vụ thời tiết quốc gia cho biết. 

Bộ trưởng Môi trường Pháp Christophe Bechu nói việc tưới tiêu đã bị hạn chế ở 87 thành phố ở miền Nam, một việc thường chỉ xảy ra vào mùa hè chứ không phải mùa đông như năm nay. 

“Đó là điều chưa từng có vào thời điểm này trong năm. Pháp đang trong tình trạng báo động”, bản tin Reuters ngày 22/2 trích lời Bộ trưởng nói với đài truyền hình Franceinfo.

Hệ thống sông hồ cạn kiệt

Trong tháng 2, vùng Ariege nơi có hồ Montbel đã thiếu hụt tới 80% lượng mưa. Montbel là hồ lớn nổi tiếng ở phía Tây Nam nước Pháp với làn nước màu ngọc lam, đời sống thủy sinh phát triển mạnh. Thế nhưng vào mùa xuân năm nay, phần lớn khu vực này lại biến thành một vùng đất hoang bùn, thuyền mắc cạn trên đất khô ven sông sau một mùa đông khô hạn nhất trong 64 năm, khiến cho hồ nước gần như cạn kiệt. 

Hôm 18/3, tỷ lệ lấp đầy của hồ chỉ ở khoảng 25%, so với 60% vào thời điểm này hằng năm, Xavier Rouja, người quản lý đập của hồ, nói với Reuters.

Pháp sẽ thắt chặt quản lý nước sau hạn mùa đông nghiêm trọng - Ảnh 1.

Ảnh: Shutterstock

Không chỉ hồ Montbel, Loire - con sông dài nhất nước Pháp - cũng rơi vào tình trạng thiếu nước do đợt hạn hán mùa đông. Thông thường, sông Loire sẽ đầy nước vào cuối tháng 2 sau khi tuyết tan, nhưng sự khắc nghiệt của mùa đông năm nay khiến người dân địa phương phải lo lắng về tình trạng thiếu nước của con sông. 

“Tôi sợ, tôi cảm thấy như chúng ta sẽ thiếu nước, không thể chấp nhận được. Tôi chưa bao giờ thấy điều này. Thông thường, vào thời điểm này trong năm khi tuyết tan sẽ có rất nhiều nước. Nhưng hiện tại thật sốc, nước sông Loire thấp quá”, một người dân địa phương chia sẻ.

“Không còn câu cá được nữa. Ngày trước, mực nước cao và chúng tôi bắt được cá. Hiện tại thì không ổn, chúng tôi không thể bắt cá được nữa, nước quá thấp”, một ngư dân nói với Reuters hôm 2/3.

Tăng cường quản lý nguồn nước

Lượng mưa đã giảm khoảng 75% trên khắp nước Pháp so với bình thường trong tháng 2 và có xu hướng kéo dài cả năm, tờ báo The Guardian dẫn lời nhà khí hậu học Simon Mitelberger cho hay. 

Hồi đầu năm, Bộ trưởng Môi trường Bechu đã công bố một kế hoạch chống hạn hán, kêu gọi tất cả các ngành cắt giảm sử dụng nước.

Theo đó, mức tiêu thụ nước trung bình 150 lít mỗi người một ngày là không bền vững. Kế hoạch chỉ ra phải giảm ít nhất 10% lượng nước lấy từ lòng đất vào năm 2027 và đẩy mạnh việc tái xử lý nước thải. Hiện tại, chỉ có 77 trong tổng số 33.000 nhà máy xử lý nước thải của Pháp có hệ thống xử lý tái chế.

Ngày 30/3 vừa qua, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công bố một kế hoạch tổng thể nhằm tăng cường quản lý nguồn nước, ứng phó với nguy cơ khô hạn trong năm nay. 

Tổng thống nhấn mạnh biến đổi khí hậu đang gây ra những tác động to lớn đối với nước Pháp. Tình trạng thiếu mưa và khô hạn diễn biến ngày càng trầm trọng, đặc biệt là mùa hè năm 2022 khi nước Pháp trải qua gần 2 tháng nắng nóng và khô hạn kỷ lục.

Pháp sẽ thắt chặt quản lý nước sau hạn mùa đông nghiêm trọng - Ảnh 2.

Ảnh: Shutterstock

Để ứng phó với nguy cơ khô hạn kéo dài trong thời gian tới, ông Macron công bố “Kế hoạch tiết kiệm nước” được thực hiện từ mùa hè 2023 để cải thiện công tác quản lý và và sử dụng nguồn tài nguyên nước trong dài hạn. 

Ngoài ra, bài phát biểu của ông cũng nhắc tới nguồn nước tái tạo sẵn có đang cạn dần ở Pháp do lượng nước mưa không đủ, các dòng sông cạn kiệt và mực nước ngầm suy giảm ở hầu hết các tầng ngậm nước. 

“Nguồn tài nguyên này đã giảm 14% trong hai thập kỷ qua so với 10 năm trước và dự kiến sẽ giảm thêm 30-40% vào năm 2050. Không có mô hình khoa học triển vọng nào có thể cho chúng ta biết chắc rằng tình hình sẽ được cải thiện”, Tổng thống nêu trong kế hoạch.

“Nước một lần nữa trở thành vấn đề chiến lược của cả quốc gia”, Tổng thống Pháp nói, đồng thời bày tỏ hy vọng rằng người Pháp sẽ nỗ lực tiết kiệm nguồn nước. 

Pháp hướng đến mục tiêu tiết kiệm nước, nâng lượng nước có thể tái sử dụng lên 10% vào năm 2030 từ 1% hiện nay. Để đạt được mục tiêu này Pháp sẽ khởi động 1.000 dự án trong vòng 5 năm tới. Lượng nước mong muốn được tái sử dụng là 300 triệu m3, tương đương với 3.500 chai nước/người/năm. 

Đồng thời, Pháp sẽ tăng cường đầu tư và nâng cấp công nghệ cho các nhà máy điện nguyên tử. Số liệu thống kê cho thấy 51% nguồn nước tại Pháp đang được sử dụng để sản xuất điện nguyên tử và thủy điện. 

Kế hoạch tổng thể của Tổng thống Macron bao gồm 50 biện pháp nhằm vào các lĩnh vực khác nhau: năng lượng, công nghiệp, du lịch, giải trí… cũng như hướng đến các cá nhân. Chẳng hạn như sửa chữa các đường ống bị rò rỉ, điều chỉnh cách nông dân và ngành công nghiệp hạt nhân sử dụng nước và khiến nước trở nên đắt đỏ hơn đối với những người dùng quá nhu cầu cơ bản.

Khoảng 58% lượng nước được sử dụng ở Pháp dành cho nông nghiệp, 26% là nước uống được, 12% để làm mát các lò phản ứng hạt nhân và 4% được sử dụng trong công nghiệp.

Ở một số thị trấn, một nửa lượng nước bị thất thoát do rò rỉ, với tỷ lệ trung bình trên toàn quốc là 20%. Ông Macron cho biết, trong trường hợp khẩn cấp, Pháp sẽ dành 180 triệu euro (196 triệu USD) để nâng cấp mạng lưới, khắc phục rò rỉ ở các thị trấn có nguy cơ cao nhất.

Ngoài ra, các biện pháp khác như tăng giá nước sau khi đáp ứng các nhu cầu cơ bản nhằm khuyến khích người dân và doanh nghiệp sử dụng ít hơn, ông nói.

“Trước sự thay đổi có những ràng buộc cần thiết, chúng ta phải giải thích, chia sẻ và làm cho mỗi người nhận thức rõ trách nhiệm của mình”, Tổng thống Macron nói trong bài phát biểu ngày 30/3 và được đăng trên kênh France 24.

Tác giả:
Hồng Giang
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Nhìn lại 3 năm tổ chức Tuần lễ ngành Nước Việt Nam - Vietnam Water Week

Nhìn lại 3 năm tổ chức Tuần lễ ngành Nước Việt Nam - Vietnam Water Week

Tuần lễ ngành Nước Việt Nam 2024 là năm thứ 3 được Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức. Qua thời gian, sự kiện ngày càng chứng minh được vị trí, khẳng định uy tín của thương hiệu Vietnam Water Week và xứng đáng là sự kiện tâm điểm của ngành Nước Việt Nam hàng năm.

Việt Nam - Hàn Quốc: Hợp tác nâng cao năng lực ngành Nước

Việt Nam - Hàn Quốc: Hợp tác nâng cao năng lực ngành Nước

Đây là nội dung chính được thảo luận trong cuộc gặp mặt giữa Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) với Hội Công trình Nước và Nước thải Hàn Quốc (Hội nước Hàn Quốc) và Tổng Công ty Tài nguyên Nước Hàn Quốc (K-Water) vào sáng 28/11 vừa qua.

Quốc tế 01/12/2024
SAWACO: Chuyển mình cùng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế

SAWACO: Chuyển mình cùng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế

Với mục tiêu triển khai chương trình “Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng giai đoạn 2022 - 2026”, SAWACO và các đơn vị cấp nước thành viên đã mạnh dạn ứng dụng các giải pháp khoa học - công nghệ, giao lưu hợp tác quốc tế nhằm bảo đảm cấp nước an toàn, phát triển khách hàng và giảm thất thoát nước trên địa bàn TPHCM.

Doanh nghiệp 19/11/2024
Vietnam Water Week 2024 khép lại với nhiều khoảnh khắc đáng nhớ

Vietnam Water Week 2024 khép lại với nhiều khoảnh khắc đáng nhớ

Sau ba ngày diễn ra, sự kiện Vietnam Water Week (VWW) 2024 đã chính thức khép lại với nhiều khoảnh khắc đáng nhớ. Cũng trong buổi lễ bế mạc, lãnh đạo VWSA cũng bày tỏ niềm vui khi sự kiện VWW năm nay được báo chí, truyền thông và các tổ chức quốc tế đánh giá cao

Diễn đàn 11/11/2024
Nhiều công nghệ kỹ thuật mới được giới thiệu tại Vietnam Water Week 2024

Nhiều công nghệ kỹ thuật mới được giới thiệu tại Vietnam Water Week 2024

Chiều 7/11, các doanh nghiệp ngành Nước đến từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có phần giới thiệu, trình bày về các công nghệ thiết bị tiên tiến, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Luật Cấp Thoát nước được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những vướng mắc hiện thời

Luật Cấp Thoát nước được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những vướng mắc hiện thời

Nghị định số 117/2007/NĐ-CP và Nghị định số 80/2014/NĐ-CP quy định về Cấp Thoát nước đã tồn tại gần hai thập kỷ. Do đó, dự thảo Luật Cấp Thoát nước sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần thứ nhất tại kỳ họp tháng 5/2025 và thông qua tại kỳ họp tháng 10/2025 với mong muốn tháo gỡ những khó khăn hiện thời.

Diễn đàn 07/11/2024
HueWACO và Cục nước Đài Bắc (TWD) ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác

HueWACO và Cục nước Đài Bắc (TWD) ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác

Thực hiện mục tiêu đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường kết nối và chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn trong các lĩnh vực thuộc ngành Nước, chiều ngày 06/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận Hợp tác (MOU) giữa Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế (HueWACO) và Cục nước Đài Bắc (TWD), giai đoạn 2024 – 2027.

Quốc tế 06/11/2024
Hơn 1.000 đại biểu tham dự Lễ khai mạc sự kiện Vietnam Water Week 2024

Hơn 1.000 đại biểu tham dự Lễ khai mạc sự kiện Vietnam Water Week 2024

Sáng 6/11, Tuần lễ ngành Nước Việt Nam - Vietnam Water Week 2024 đã chính thức khai mạc trong thể tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia. Sự kiện do Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức thu hút sự tham gia của hơn 1.000 đại biểu trong nước và quốc tế.

Diễn đàn 06/11/2024
Chế độ ăn nhanh của người Mỹ đang làm quá tải nguồn nước ngầm

Chế độ ăn nhanh của người Mỹ đang làm quá tải nguồn nước ngầm

Chế độ ăn nhanh với nhiều thịt gà, pho mát đang dần trở nên phổ biến hơn trên toàn nước Mỹ. Điều này tạo ra sự thay đổi lớn đối với nền nông nghiệp xứ cờ hoa và tạo ra sức ép lớn cho nguồn nước ngầm quý giá trong cả nước.

Quốc tế 04/11/2024
Top