Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Nước với bộ đội Trường Sơn

29/04/2023 09:58

Bộ đội Trường Sơn đã chiến thắng không chỉ bằng cách vượt qua con đường Bắc Nam gian khổ đầy bom đạn mà còn nhờ biết khắc phục những thiếu thốn với nước uống.

Nước với bộ đội Trường Sơn - Ảnh 1.

Dãy Hoàng Liên Sơn - Ảnh: Shutterstock

Trong các cuộc chiến tranh, chuẩn bị hậu cần đầy đủ, từ đồ ăn, đồ uống tới quân trang, luôn là điều kiện tiên quyết để giành chiến thắng. Vũ khí, đồ ăn có thể đem theo, nhưng nước chủ yếu phải dựa vào nguồn tại chỗ.

Với Quân đội Nhân dân Việt Nam, trong kháng chiến chống Pháp, cái “bình toong” (bidon) chưa thông dụng, người lính thường phải sáng tác đủ các dụng cụ để đem nước theo khi chiến đấu, như túi nilon, ống tre, bao da, gùi sơn kín… Sang thời chống Mỹ, trang bị của bộ đội đã có chiếc “bình toong” nhưng cũng chỉ chứa được một lít nước. Trong hành quân đường dài chắc chắn nó không đủ phục vụ nhu cầu uống của người lính, chưa nói tới những nhu cầu khác như tắm rửa, nấu nướng, giặt giũ.

Do đó, những người lính luôn được truyền lại các kinh nghiệm để tiết kiệm nước, không dùng nhanh hết nước trong bidon. Vì chỉ cần qua vài cuộc hành quân, vượt những sườn núi khô cằn, người lính sẽ hiểu giọt nước quý giá thế nào.

Nước với bộ đội Trường Sơn - Ảnh 2.

Trong hồi ký “Miền sóng vỗ”, Phó Đô đốc Hải quân Mai Xuân Vĩnh, khi còn là cán bộ bộ binh ở Tiểu đoàn 436, Trung đoàn 101, tách từ Đại đoàn 325 đi làm nhiệm vụ độc lập tại Lào, viết: “Hành quân trên chiến trường Lào và Campuchia hầu hết là đi đường trong rừng, chủ yếu là rừng thưa có nhiều cây dầu rái và ụ mối. Mùa khô nắng nóng cháy cỏ cây, có khi đi cả ngày không hề gặp một khe suối nào còn nước. Mùa mưa anh em phải vượt suối vượt khe, nước chảy xiết. Hành quân từ Vơn Xai đến Xiêm Pạng gặp hôm trời nóng như nung, từ sáng sớm đến chiều tối vẫn không tìm đâu ra một ít nước để nấu cơm. Bộ đội khát nước quá, nhiều người khi gần đến đích đã lả đi. Người tới trước gặp suối phải quay lại tiếp nước cho người đi sau”.

Trong cuốn hồi ức “Chiến sĩ trinh sát”, tác giả Từ Văn Chiến, nguyên Tiểu đội trưởng tiểu đội trinh sát, Đại đội trinh sát thuộc Sư đoàn 2, quân giải phóng miền Nam, đã kể lại về nỗi cực nhọc khi hành quân trên đường thiếu nước. Cảm giác của người lính sau những ngày khát khô cổ họng, bỗng gặp nước, thật không hạnh phúc nào bằng: “Tôi nghe như có tiếng nước róc rách, mừng rơn, sờ tay xuống đất đá cỏ cây lổn nhổn, ẩm ướt. Nhấc một hòn đá ra tạo thành cái vuông có nước đọng lại, tôi khum hai bàn tay vục uống mấy ngụm, tuy có ngang một chút nhưng mát cổ họng, mát tận ruột, nhẹ cả người, mệt mỏi gần như biến hết”.

Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp trong hồi ký “Ký ức Tây Nguyên” cũng kể về những gian nan, vất vả của người lính chiến Trung đoàn 33, khi bước vào trận Pleime tháng 10/1965: “Tôi còn nhớ Chính trị viên phó Đại đội 1 nắm được bốn chiến sĩ khi về đến Sở chỉ huy Trung đoàn giơ hai tay nói: “Trận địa đã biến thành sa mạc rồi!”.

“Anh ta nào có biết, trong khi đó cán bộ, chiến sĩ Tiểu đội 9 Trung đội 3 thuộc Đại đội 1 vẫn kiên cường dựa chắc vào công sự hàm ếch trong những bụi cây mắc cỡ kín đáo chịu đói, chịu khát. Anh em phải dùng nước tiểu của nhau uống lấy sức chờ địch đến gần 20, 25 mét mới nổ súng diệt hàng chục tên”.

Nước với bộ đội Trường Sơn - Ảnh 3.

Đại úy Lê Ngọc Túc, nguyên cán bộ Viện Kỹ thuật, Cục Xăng dầu, Tổng Cục Hậu cần, người thường xuyên theo các tuyến đường ống xăng dầu dọc dãy Trường Sơn cũng cho biết, trên con đường nghìn dặm của bộ đội đường ống, nước là thứ quan trọng nhất. Vì ăn có thể thiếu, hết lương thực còn có thể tìm được củ, quả, thậm chí cây rừng để ăn chống đói. Nhưng nước luôn phải đủ, vì không được cung cấp đủ nước, bộ đội sẽ kiệt sức. 

Ông kể: “Mùa nắng, một tuần hay nửa tháng bộ đội mới được “tắm khô” một lần. Người này dùng áo chà xát lên lưng người kia cho đã ngứa và bong hết ghét. Một lúc sau, chỉ cần phơi lưng ra nơi gió mạnh là sạch bong!

Chúng tôi vừa kì khô cho nhau, miệng vừa ca:

Áo anh rách... té tua

Quần dăm nơi buộc túm

Khác loài người cả tháng

Đỉnh Trường Sơn huy hoàng…

Cứ thế, dù gian khổ, nhưng cuộc đời người lính chúng tôi nụ cười luôn được nở như hoa phong lan tươi thắm nở đầy trên các thân cây cổ thụ giữa đại ngàn Trường Sơn”.

Trong khi đó, bộ đội ở chiến trường Tây Nguyên nhiều lần chứng kiến các vị trí đóng quân của lính Mỹ, chiều chiều có máy bay trực thăng chở nước tới phục vụ, có khi máy bay còn “bay treo” xả nước để binh lính tắm táp. Hoặc khi thu được chiến lợi phẩm từ lính Mỹ, bộ đội nhận thấy họ có những gói thuốc dùng để lọc nước suối, nước đọng từ hố… cho sạch rồi mới sử dụng.

Ông Lê Ngọc Túc kể lại hành trình lấy nước của bộ đội Trường Sơn, ở những trạm đóng quân trên sườn núi không gần con suối nào. 

“Khi đóng quân ở những vị trí không có nước, để có nước uống, chúng tôi đều phải thay nhau từ trên đỉnh Trường Sơn cao hơn cả cây số, xuống Đá Bàn, thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam, để đi tìm nước. Có đến ba, bốn chỏm núi vây quanh lấy một thung lũng ở giữa. Ở đó có cây, cỏ thấp, xanh non tươi tốt trong khi chỗ khác cây úa vàng, nhìn là biết chỉ ở đây mới có nước. Chúng tôi đào khoét từng hố sâu 30-50 cm, và phải đào 15-20 hố mới gặp một vài hố có nước. Ban đầu nước chỉ rỉ ra từng giọt, tí tách. Chúng tôi dùng đá đánh dấu, năm, bảy hôm sau quay lại, có hố vẫn khô reng, nhưng có ‘giếng’ nước trong vắt tràn ra xa. Mỗi tiểu đội đều chuẩn bị 2-3 giếng, cách xa nhau tới 5-7 km. Nhờ những giếng này mà chúng tôi đủ cho nhu cầu tắm giặt tại giếng, sau đó múc vào bidon, ống tre… tải về nơi đóng quân để nấu nướng”.

Ngoài ra, những cơn mưa rào giữa đại ngàn Trường Sơn cũng thường xuyên cung cấp cho bộ đội lượng nước để sinh hoạt. Mỗi khi trời mưa, bộ đội dùng áo mưa, tăng bạt căng ra để hứng nước. Tuy nhiên nếu ở dưới tán rừng, thì trên lá cây có thể còn dính nhiều chất độc hóa học do không quân Mỹ rải, vì vậy, bộ đội phải bỏ đi những đợt nước đầu, phải chờ mưa một lúc mới lấy nước để dùng. Nước sạch sẽ được trữ vào ống tre, hoặc đào hố lót nilon, có nắp đậy để dự trữ, dùng dần.

Nước với bộ đội Trường Sơn - Ảnh 4.

Còn nếu địa bàn đóng quân gần suối thì quá tiện. Nhưng vào mùa mưa, dưới suối có nhiều loại lá cây có thể có độc như lá cây gỗ lim... Muốn lấy nước ăn, bộ đội phải để một người uống thử một ít trước, sau khoảng 30-40 phút, nếu không bị đau bụng hay khó chịu, mới để cả đơn vị dùng. 

Dọc tuyến đường ống xăng dầu xuyên dải Trường Sơn, những trạm bơm ở vị trí thấp, dễ tiếp cận nguồn nước, chỉ huy thường bố trí chị em nữ, nhờ đó, tuy chị em trong chiến tranh cũng chịu nhiều cực khổ, nhưng phần nào đỡ hơn cảnh thiếu nước của anh em ở tuyến trên cao.

“Bộ đội hành quân, đóng quân, lập trạm xuyên rừng, trên núi cao trên ngàn mét. Vậy mà duy trì được tuyến đường Hồ Chí Minh, gồm cả đường hành quân, đường xe tải chở hàng, cả đường ống xăng dầu suốt bao năm tháng, nghĩ lại về chuyện khắc phục cái ăn cái uống cho bộ đội, thật sự chúng tôi nghĩ bộ đội ta quả là ngoan cường biết bao. Phải trải qua bao hy sinh, bao xương máu mới có ngày toàn thắng”, ông Túc bùi ngùi nhớ lại.

Tác giả:
Lê Tiên Long
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

SAWACO kỷ niệm 150 năm thành lập, đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

SAWACO kỷ niệm 150 năm thành lập, đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Tối 27/12/2024, Tổng Công ty TNHH MTV Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) tổ chức Lễ kỷ niệm 150 năm thành lập (1874 - 2024) và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Doanh nghiệp 30/12/2024
Hội nghị Ban Chấp hành Chi hội Cấp Thoát nước miền Bắc lần thứ II thành công tốt đẹp

Hội nghị Ban Chấp hành Chi hội Cấp Thoát nước miền Bắc lần thứ II thành công tốt đẹp

Ngày 15/12/2024, tại Hà Giang, Chi hội Cấp Thoát nước (CTN) miền Bắc đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ II nhiệm kỳ 2023-2025. Hội nghị đã thành công tốt đẹp với sự tham gia của các đại biểu miền Bắc.

Thúc đẩy công tác Bình đẳng giới trong ngành Nước

Thúc đẩy công tác Bình đẳng giới trong ngành Nước

Trong 17 mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, mục tiêu về Bình đẳng giới (BĐG) toàn cầu đứng vị trí thứ 5. Điều đó cho thấy, BĐG là vấn đề rất quan trọng, giúp đỡ mọi người thể hiện rõ năng lực của mình trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái.

Văn hóa nước 12/12/2024
Đại hội Chi bộ Cơ quan Hội Cấp Thoát nước Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2027

Đại hội Chi bộ Cơ quan Hội Cấp Thoát nước Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2027

Sáng ngày 04/12/2024, Đại hội Chi bộ Cơ quan Hội Cấp Thoát nước Việt Nam nhiệm kỳ 2025 - 2027 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Đồng chí Nguyễn Văn Tươi được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Chi bộ.

Lắp đặt hệ thống cấp nước cho người dân Làng Nủ

Lắp đặt hệ thống cấp nước cho người dân Làng Nủ

Với mong muốn giúp đỡ thiết thực về tinh thần, vật chất, làm vơi bớt những mất mát đau thương mà bà con thôn Làng Nủ đã phải hứng chịu trong thời gian qua, Hội Cấp Thoát nước (CTN) Việt Nam và Chi hội CTN miền Bắc đã lắp đặt hệ thống cấp nước cho bà con vùng lũ thôn Làng Nủ.

Cấp nước Bến Thành diễn tập cấp nước an toàn, ứng phó sự cố

Cấp nước Bến Thành diễn tập cấp nước an toàn, ứng phó sự cố

Thực hiện Kế hoạch liên tịch số 4251/KH-CNBT-KT ngày 06/11/2024 giữa UBND Phường 1, Quận 03, Thành phố Hồ Chí Minh, vào sáng ngày 15/11/2024, Công ty CP Cấp nước Bến Thành đã thực hiện diễn tập cấp nước an toàn tại chung cư Nguyễn Thiện Thuật với tình huống “Bể tuyến ống Ø200DI hẻm 251 Nguyễn Thiện Thuật (đoạn từ số 22 Lô G đến số 26 Lô G)”.

Doanh nghiệp 03/12/2024
Việt An: 14 năm bền bỉ mang tới các giải pháp đo lường

Việt An: 14 năm bền bỉ mang tới các giải pháp đo lường

Với hơn 1.000 trạm quan trắc và 14 năm kinh nghiệm hợp tác cùng 1.500 tổ chức, Công ty CP Kỹ thuật Môi trường Việt An luôn nỗ lực mang tới các giải pháp công nghệ trong lĩnh vực quan trắc môi trường và thiết bị đo lường công nghiệp.

Doanh nghiệp 03/12/2024
Việt Nam - Hàn Quốc: Hợp tác nâng cao năng lực ngành Nước

Việt Nam - Hàn Quốc: Hợp tác nâng cao năng lực ngành Nước

Đây là nội dung chính được thảo luận trong cuộc gặp mặt giữa Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) với Hội Công trình Nước và Nước thải Hàn Quốc (Hội nước Hàn Quốc) và Tổng Công ty Tài nguyên Nước Hàn Quốc (K-Water) vào sáng 28/11 vừa qua.

Quốc tế 01/12/2024
Mạnh dạn trao quyền cho nữ giới trong ngành Cấp Thoát nước

Mạnh dạn trao quyền cho nữ giới trong ngành Cấp Thoát nước

Cấp Thoát nước là ngành kỹ thuật đặc thù, độc hại, nặng nhọc với số đông lãnh đạo và lao động là nam giới. Song thực tế làm việc chứng minh, phụ nữ dù là “phái yếu” nhưng vẫn đảm đương tốt vai trò và nhiệm vụ của mình.

Văn hóa nước 28/11/2024
Top