Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Nước và vệ sinh, cơ hội để tái xây dựng, bảo vệ thế giới sau COVID-19

03/08/2020 00:00

Bảo vệ nguồn nước, đầu tư cho nước uống và vệ sinh môi trường là cần thiết để tái thiết thế giới sau đại dịch COVID-19, một lãnh đạo của Liên Hợp Quốc nhận định.

Cuối tháng 6/2020, ông Gilbert F. Hougbo, Chủ tịch Ủy Ban Về Nước của Liên Hợp Quốc, Chủ tịch Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế, đã phát biểu về các vấn đề đảm bảo nguồn nước và vệ sinh môi trường trong đại dịch COVID-19 hướng tới tái thiết thế giới sau đại dịch.


Ông Hougbo cho rằng, đại dịch đã khiến cả thế giới dừng lại và đe dọa đến cuộc sống của cả người giàu lẫn người nghèo, tuy nhiên khả năng tự bảo vệ bản thân của mỗi người lại khác nhau. Trong khi chúng ta chờ đợi sự phát triển của vắc-xin hoặc thuốc chữa trị hiệu quả, đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường an toàn chính là một phần của việc tự bảo vệ bản thân.


Khi COVID-19 lan rộng trên toàn cầu, hậu quả của việc không quan tâm đầu tư đầy đủ vào dịch vụ nước và vệ sinh cho hàng tỷ người đang trở nên rõ ràng. Nhưng ngay cả khi chúng ta vượt qua được đại dịch và nỗ lực cứu càng nhiều người càng tốt, chúng ta cũng cần phải xây dựng khả năng phục hồi cho tương lai.


Nếu không thay đổi tư duy đầu tư và có những hành động thiết thực, chúng ta vẫn dễ bị tổn thương và ngày càng nguy hiểm hơn trước một loạt các mối đe dọa khác ngày càng tăng như: Nhu cầu nước toàn cầu đang tăng vọt, trong khi nhiều nguồn nước đang trở nên ô nhiễm hơn; Đang ngày càng thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng; Biến đổi khí hậu đang khiến tài nguyên nước trở nên khan hiếm và khó lường, khó dự đoán hơn

trước có nguy cơ ảnh hưởng đến hàng triệu người.


Do vậy, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đã kêu gọi một phản ứng đa phương để có thể đạt được tăng trưởng dương (hai con số) tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu. Điều này cũng nhằm giải quyết cú sốc tài chính của suy thoái kinh tế toàn cầu do dịch bệnh.


Nhưng làm thế nào chúng ta có thể sử dụng khoản đầu tư đó để xây dựng một tương lai toàn diện và bền vững hơn. Thực thế, ở các nền kinh tế có quan tâm đầu tư vào nước uống, vệ sinh như tại các khu vực thành thị, mỗi 1 đô la Mỹ (USD) được đầu tư vào vệ sinh cơ bản sẽ tiết kiệm được 2,5 USD cho chi phí y tế và tăng năng suất. Đối với nước uống, lợi nhuận trung bình là 3.0 USD.


Lợi ích đầu tư này chỉ được tối đa hóa nếu các khoản đầu tư là một phần của kế hoạch dài hạn để đảm bảo quản lý bền vững tài nguyên nước. OECD tính toán khoảng 6,7 nghìn tỷ USD là cần thiết trong chi phí tài chính toàn cầu cho cơ sở hạ tầng nước. Nếu không có hệ thống nước và vệ sinh bảo đảm cũng như quản lý tổng hợp tài nguyên nước, chúng ta không thể đạt được tiến bộ về y tế, giáo dục, thực phẩm, năng lượng, biến đổi khí hậu và hòa bình.

Có thể nói, COVID-19 khiến cho chúng ta nhận thức sâu sắc về lỗ hổng chung cũng như số phận chung của toàn thế giới. Tuy nhiên, sự gián đoạn toàn cầu đặc biệt gây ra bởi đại dịch mang đến một cơ hội duy nhất và một hy vọng mới, để xây dựng lại tốt hơn. Với sự thay đổi về các ưu tiên, chúng ta có thể đưa thế giới đi đúng hướng để đưa ra các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) vào năm 2030, bao gồm cả SDG 6 - Nước và vệ sinh cho tất cả.

Đây là lý do tại sao hệ thống Liên Hợp Quốc đang thiết lập một khuôn khổ toàn cầu để đẩy nhanh tiến độ về thực hiện SDG 6. Sáng kiến này sẽ huy động hành động trên khắp các chính phủ, xã hội dân sự, khu vực tư nhân và hệ thống Liên Hợp Quốc. Cùng nhau, chúng ta sẽ liên kết tốt hơn các nỗ lực, tối ưu hóa tài chính và thúc đẩy thay đổi chuyển đổi về năng lực và quản trị.

Thông qua việc tăng tốc thực hiện, khuôn khổ sẽ mang lại kết quả nhanh chóng, góp phần thúc đẩy tiến trình trong Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, bao gồm cả các mục tiêu giảm nghèo, an ninh lương thực, sức khỏe, bình đẳng giới, hòa bình, bền vững và khả năng phục hồi khí hậu của cộng đồng, hệ sinh thái và hệ thống sản xuất.

Triển khai ứng phó với tình huống khẩn cấp COVID-19 một cách đúng đắn và tập trung sẽ là nguồn lực để cứu sống trên toàn thế giới. Nhưng chúng ta cũng cần tăng gấp đôi nỗ lực để đạt được Chương trình nghị sự 2030 và SDGs. Do vậy, đẩy nhanh tiến độ thực hiện SDG 6 sẽ giúp chúng ta vạch ra một lộ trình để có thể ra khỏi thời điểm khó khăn ngày hôm nay và ngăn chặn sự tàn phá cuộc sống con người nhiều hơn khỏi các đại dịch tiềm tàng trong tương lai.

Hơn bao giờ hết, con người trái đất đang phải đối mặt với các vấn đề toàn cầu, điển hình và rõ dàng nhất chính là nguồn nước, biến đổi khí hậu, và mới đây nhất là dịch COVID-19, đòi hỏi chúng ta cần chung tay giải quyết. Chủ tịch Ủy Ban Về Nước của Liên Hợp Quốc nhận định, trong khi chờ đợi sự phát triển của vắc-xin hoặc thuốc chữa trị hiệu quả, hãy bắt đầu hành động từ những việc cần làm ngay và đơn giản hơn: bảo vệ nguồn nước, đầu tư cho lĩnh vực nước uống và điều kiện vệ sinh môi trường an toàn.

HÀ THẮM (t/h)
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Khánh thành Vườn thông Hữu nghị chung tay bảo vệ nguồn nước

Khánh thành Vườn thông Hữu nghị chung tay bảo vệ nguồn nước

Kỷ niệm 35 năm thành lập Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị TP.HCM – HUFO (29/7/1989 - 29/7/2024), hơn 20 đại diện ngoại giao và 30 tổ chức thành viên đã gắn biển khánh thành Vườn thông Hữu nghị tại Công viên văn hoá lịch sử Suối Tiên, biểu tượng của tình đoàn kết hữu nghị, cùng nhau bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường.

Việt Nam – Indonesia: Ký kết biên bản ghi nhớ hỗ trợ nâng cao năng lực ngành nước

Việt Nam – Indonesia: Ký kết biên bản ghi nhớ hỗ trợ nâng cao năng lực ngành nước

Ngày 22/6/2024 tạị Indonesia, TS. Nguyễn Ngọc Điệp - Chủ tịch Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) và ngài Agus Fatoni - Cục trưởng Cục Tài chính Khu vực, Bộ Nội vụ Indonesia (MOHA); Quyền Thống đốc tỉnh Nam Sumatra đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác, hỗ trợ, nâng cao năng lực ngành nước Việt Nam – Indonesia.

Quốc tế 23/06/2024
Hội nghị thượng đỉnh Nước -  Môi trường Singapore 2024 “Vì khí hậu toàn cầu”

Hội nghị thượng đỉnh Nước - Môi trường Singapore 2024 “Vì khí hậu toàn cầu”

Sự kiện mang tính toàn cầu do Cơ quan Quản lý Nguồn nước Quốc gia Singapore (PUB) tổ chức với sự có mặt của nhiều nhà lãnh đạo đại diện chính phủ các nước cùng tìm giải pháp “Vì khì hậu toàn cầu”.

Quốc tế 21/06/2024
Ký kết MOU hợp tác giữa SAWACO và PUB Singapore

Ký kết MOU hợp tác giữa SAWACO và PUB Singapore

Ngày 19/6/2024 tại khuôn khổ Tuần lễ Nước Quốc tế Singapore 2024 đã diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) hợp tác giữa Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) và Cơ quan Quản lý Nguồn nước Quốc gia Singapore (PUB) nhằm tăng cường hợp tác ngành Nước giữa hai bên.

Doanh nghiệp 21/06/2024
10 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam cùng VWSA tham dự Hội nghị thượng đỉnh Môi trường - Nước quốc tế Singapore 2024

10 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam cùng VWSA tham dự Hội nghị thượng đỉnh Môi trường - Nước quốc tế Singapore 2024

Hội nghị Thượng đỉnh về Môi trường - Nước quốc tế Singapore 2024 kéo dài từ ngày 18 đến 22/6/2024 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Maria Bay Sands tập trung bàn các giải pháp môi trường, biến đổi khí hậu, nước biển dâng. VWSA sẽ giới thiệu 10 doanh nghiệp hàng đầu ngành nước Việt Nam cùng bài phát biểu quan trọng.

Quốc tế 21/06/2024
ADB ký kết hỗ trợ Bình Dương giải quyết thách thức biến đổi khí hậu

ADB ký kết hỗ trợ Bình Dương giải quyết thách thức biến đổi khí hậu

Ngày 11-6, ông Mai Hùng Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương và ông Shantanu Chakraborty - Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam đã ký kết biên bản ghi nhớ giải quyết thách thức do biến đổi khí hậu gây ra trong các lĩnh vực, trong đó có cấp thoát nước.

Lãnh đạo VWSA gặp gỡ đại diện Cơ quan Phát triển doanh nghiệp Singapore

Lãnh đạo VWSA gặp gỡ đại diện Cơ quan Phát triển doanh nghiệp Singapore

Sáng 11/6/2024, lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có buổi trao đổi và làm việc với đại diện Cơ quan Phát triển doanh nghiệp Singapore (Enterprise Singapore), cơ quan chính phủ trực thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore.

Cần 9 tỷ USD để đáp ứng các mục tiêu về cấp thoát nước đến năm 2030 tại Việt Nam

Cần 9 tỷ USD để đáp ứng các mục tiêu về cấp thoát nước đến năm 2030 tại Việt Nam

Theo bà Halla Maher Qaddumi, Chuyên gia kinh tế cấp cao về ngành Nước, Ngân hàng Thế giới (WB), để đáp ứng các mục tiêu về cấp thoát nước đến năm 2030, Việt Nam cần chi phí khoảng 9 tỷ USD, tương đương 213.948 tỉ đồng.

Việt Nam - Hàn Quốc: Triển vọng hợp tác phát triển ngành Nước

Việt Nam - Hàn Quốc: Triển vọng hợp tác phát triển ngành Nước

Cuối tháng 5 vừa qua, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã tiếp đón nhiều đoàn công tác đến từ các tỉnh thành của Hàn Quốc. Điều này thể hiện uy tín, vị thế của Hội cũng như mở ra triển vọng hợp tác sâu rộng trong ngành Nước giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

Top