
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtNăm 2022, mực nước biển ven biển của Trung Quốc cao hơn mức trung bình trong giai đoạn 1993-2011 là 94 mm (3,7 inch), mức cao nhất từ khi số liệu được ghi nhận năm 1980 và cao hơn 10 mm so với năm 2021, bản tin CNN ngày 13/4 dẫn lời một quan chức của Bộ Tài nguyên.
Ông Wang Hua, Vụ trưởng Vụ dự báo và giám sát biển của Bộ Tài nguyên Trung Quốc, cho hay nhiệt độ nước ở ven biển Trung Quốc đã tăng lên đáng kể do trái đất nóng lên, làm tăng tốc nước biển dâng.
Mực nước biển của Trung Quốc đã tăng trung bình 3,5 mm mỗi năm kể từ 1980 và tăng trung bình 4,0 mm/năm từ năm 1993, cao hơn tốc độ toàn cầu trong cùng giai đoạn, ông Wang cho biết.
Bờ biển của đảo Pingtan ở tỉnh Phúc Kiến phía Đông Nam Trung Quốc ngày 7/4/2023. (Ảnh: CNN)
Theo NASA, mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng 3,4 mm/năm trong ba thập kỷ qua.
"Trong 11 năm qua, từ 2012 đến 2022, mực nước biển ven biển của Trung Quốc ở mức cao nhất kể từ khi bắt đầu ghi nhận", ông Wang phát biểu tại cuộc họp báo công bố báo cáo thường niên mới nhất về mực nước biển của Trung Quốc.
Khoảng 45% dân số Trung Quốc và hơn một nửa sản lượng kinh tế của quốc gia này đến từ các vùng ven biển.
Ven biển Trung Quốc là nơi có các đô thị quan trọng bao gồm trung tâm tài chính Thượng Hải, thành phố cảng Thiên Tân và trung tâm công nghệ Thâm Quyến.
Trong bốn thập kỷ qua, nước biển dâng dọc bờ biển Trung Quốc đã gây ra những tác động lâu dài, bao gồm xói mòn hệ sinh thái ven biển và mất các bãi triều.
Mực nước biển ở Trung Quốc ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước ngầm, cũng như làm tăng thiệt hại do bão, lũ lụt và xâm nhập mặn.
Ông Wang thông tin thêm, khi nước biển dâng cao, đất ở các vùng duyên hải chìm xuống, làm vấn đề trầm trọng hơn.
Năm 2022, nước biển dâng cao ở ven biển Trung Quốc làm trầm trọng thêm tác động của các cơn bão, gây hậu quả nặng nề cho các tỉnh Quảng Đông, Chiết Giang và Sơn Đông.
Ngoài ra, nước biển dâng cũng góp phần khiến lũ lụt nghiêm trọng ở vùng ven biển tỉnh Chiết Giang và Hải Nam, dẫn tới thiệt hại lớn về kinh tế.
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Environmental Research Letters, dòng hải lưu mạnh nhất thế giới có thể suy giảm tới 20% vào năm 2050 nếu lượng khí thải tiếp tục ở mức cao, làm gia tăng tốc độ tan băng ở Nam Cực và mực nước biển dâng.
Theo CNN, đảo quốc Nauru ở Thái Bình Dương đã quyết định khởi xướng sáng kiến "hộ chiếu vàng" với mục đích gây quỹ tài trợ ứng phó với biến đổi khí hậu.
Liên Hợp Quốc công bố 2025 là Năm quốc tế bảo tồn sông băng, kèm theo tuyên bố Ngày nước thế giới năm nay có chủ đề Bảo tồn các dòng sông băng. Đây là dịp nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò của sông băng, tuyết và băng đối với khí hậu và chu trình thủy văn, cũng như tác động kinh tế, xã hội, môi trường.
Theo thống kê, tổng công suất các nhà máy cấp nước ở Việt Nam đạt 13,2 triệu m3/ngđ, tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch 94%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch 15,5%. Với nhu cầu xử lý nước ngày càng tăng, dư địa đầu tư vào thị trường ngành Nước của Việt Nam còn lớn, nhất là trong lĩnh vực công nghệ.
Sau một thập kỷ xây dựng, dự án "siêu cống" Thames Tideway của London cuối cùng đã hoàn thành. Hệ thống cống ngầm quy mô lớn này, với chi phí đầu tư đạt 5 tỷ bảng Anh (tương đương 6,3 tỷ USD), hứa hẹn sẽ cách mạng hóa hệ thống xử lý chất thải của thành phố.
Hội Cấp thoát nước Việt Nam (VWSA) và Hội nước Hungary vừa có buổi gặp gỡ, bàn bạc kế hoạch hợp tác trong thời gian tới.
Được sự giới thiệu của Đại sứ quán Bỉ, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có buổi làm việc với doanh nghiệp ngành Nước đến từ Bỉ nhằm kết nối và thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa doanh nghiệp hai nước.
Tuần lễ ngành Nước Việt Nam 2024 là năm thứ 3 được Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức. Qua thời gian, sự kiện ngày càng chứng minh được vị trí, khẳng định uy tín của thương hiệu Vietnam Water Week và xứng đáng là sự kiện tâm điểm của ngành Nước Việt Nam hàng năm.
Đây là nội dung chính được thảo luận trong cuộc gặp mặt giữa Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) với Hội Công trình Nước và Nước thải Hàn Quốc (Hội nước Hàn Quốc) và Tổng Công ty Tài nguyên Nước Hàn Quốc (K-Water) vào sáng 28/11 vừa qua.