Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Nhật Bản xả nước thải hạt nhân ra biển

25/08/2023 10:59

Nhật Bản tiến hành đợt đầu tiên xả nước thải hạt nhân ra Thái Bình Dương, trong bối cảnh nhận nhiều phản ứng từ các nước láng giềng và ngư dân.

Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, nơi bắt đầu xả nước phóng xạ đã qua xử lý ra Thái Bình Dương, tại thị trấn Okuma, quận Fukushima, Nhật Bản (Ảnh: Reuters).

Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, nơi bắt đầu xả nước phóng xạ đã qua xử lý ra Thái Bình Dương, tại thị trấn Okuma, quận Fukushima, Nhật Bản (Ảnh: Reuters).

Vào 13h (11h giờ Hà Nội), Nhật Bản tiến hành xả nước thải hạt nhân đã qua xử lý từ nhà máy Fukushima Daiichi qua một cống ngầm dài khoảng một km ra biển. Đơn vị vận hành nhà máy là Tập đoàn Điện lực Tokyo (TEPCO), thực hiện hoạt động này khi điều kiện biển và thời tiết không có biến động.

TEPCO sẽ thải tổng cộng 7.800 tấn nước ra biển trong 17 ngày tới, liên tục 24h/ngày kể từ hôm nay. Đây là đợt xả thải đầu tiên trong 4 lần xả được lên kế hoạch trong năm tài khóa 2023 (từ nay đến tháng 3/2024), dự kiến xả 31.200 tấn nước.

Các giám sát viên của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) có mặt tại nhà máy thực hiện các thủ tục liên quan. Nhân viên TEPCO lấy mẫu nước và cá sau đó để phân tích, dự kiến công bố kết quả "sớm nhất vào ngày mai".

Nhật Bản xả nước thải hạt nhân ra biển - Ảnh 1.

Nhà máy Fukushima nhìn từ Namie ngày 24/8.

Nhật Bản tháng 3/2011 hứng chịu thảm họa kép động đất và sóng thần, khiến nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi bị ảnh hưởng. TEPCO, đơn vị vận hành nhà máy, phải xử lý khoảng 1.000 bể thép chứa 1,34 triệu tấn nước ô nhiễm dùng để làm mát lò phản ứng.

Khi không còn đất xây bể chứa và cần giải phóng không gian, giới chức Nhật Bản từ năm 2021 bắt đầu lên kế hoạch xả dần nước thải qua xử lý xuống biển. Nước được lọc, pha loãng triệt để, loại bỏ các đồng vị phóng xạ, chỉ để lại tritium, một trong hai đồng vị phóng xạ của hydro.

Nhật Bản quy định giới hạn nồng độ tritium trong nước thải là 1.500 Bq/l (becquerel/lít), thấp hơn 7 lần so với mức khuyến cáo của WHO là 10.000 Bq/l đối với nước uống.

Tokyo và IAEA cho biết nước sẽ được xả từ từ trong nhiều thập kỷ. Với kế hoạch xả 31.200 tấn nước thải ra biển trong năm tài khóa 2023, lượng tritium giải phóng ra biển sẽ vào khoảng 5 nghìn tỷ Bq.

Nhật Bản xả nước thải hạt nhân ra biển - Ảnh 2.

Hệ thống xả nước thải hạt nhân ra biển tại nhà máy Fukushima. Đồ họa:

Kế hoạch xả thải của Nhật Bản vấp phải phản đối từ phía các nghiệp đoàn đánh cá nước này, cũng như các láng giềng như Trung Quốc hay phe đối lập Hàn Quốc.

Sau khi Thủ tướng Fumio Kishida thông báo ấn định ngày bắt đầu xả thải, Trung Quốc đã triệu Đại sứ Nhật để "giao thiệp nghiêm khắc" và cảnh báo Bắc Kinh sẽ "triển khai các biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường biển, an toàn thực phẩm và sức khỏe người dân".

Đại sứ Nhật Hideo Tarumi cảm thấy tiếc trước lập trường của Trung Quốc, nhưng khẳng định Tokyo sẵn sàng duy trì liên lạc với Bắc Kinh ngay cả sau khi xả thải.

Nhật Bản xả nước thải hạt nhân ra biển - Ảnh 3.

Các bể chứa nước thải hạt nhân tại nhà máy Fukushima nhìn từ trên cao, ngày 31/5. Ảnh:


Nguồn: vnexpress.net
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Khánh thành Vườn thông Hữu nghị chung tay bảo vệ nguồn nước

Khánh thành Vườn thông Hữu nghị chung tay bảo vệ nguồn nước

Kỷ niệm 35 năm thành lập Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị TP.HCM – HUFO (29/7/1989 - 29/7/2024), hơn 20 đại diện ngoại giao và 30 tổ chức thành viên đã gắn biển khánh thành Vườn thông Hữu nghị tại Công viên văn hoá lịch sử Suối Tiên, biểu tượng của tình đoàn kết hữu nghị, cùng nhau bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường.

Việt Nam – Indonesia: Ký kết biên bản ghi nhớ hỗ trợ nâng cao năng lực ngành nước

Việt Nam – Indonesia: Ký kết biên bản ghi nhớ hỗ trợ nâng cao năng lực ngành nước

Ngày 22/6/2024 tạị Indonesia, TS. Nguyễn Ngọc Điệp - Chủ tịch Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) và ngài Agus Fatoni - Cục trưởng Cục Tài chính Khu vực, Bộ Nội vụ Indonesia (MOHA); Quyền Thống đốc tỉnh Nam Sumatra đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác, hỗ trợ, nâng cao năng lực ngành nước Việt Nam – Indonesia.

Quốc tế 23/06/2024
Hội nghị thượng đỉnh Nước -  Môi trường Singapore 2024 “Vì khí hậu toàn cầu”

Hội nghị thượng đỉnh Nước - Môi trường Singapore 2024 “Vì khí hậu toàn cầu”

Sự kiện mang tính toàn cầu do Cơ quan Quản lý Nguồn nước Quốc gia Singapore (PUB) tổ chức với sự có mặt của nhiều nhà lãnh đạo đại diện chính phủ các nước cùng tìm giải pháp “Vì khì hậu toàn cầu”.

Quốc tế 21/06/2024
Ký kết MOU hợp tác giữa SAWACO và PUB Singapore

Ký kết MOU hợp tác giữa SAWACO và PUB Singapore

Ngày 19/6/2024 tại khuôn khổ Tuần lễ Nước Quốc tế Singapore 2024 đã diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) hợp tác giữa Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) và Cơ quan Quản lý Nguồn nước Quốc gia Singapore (PUB) nhằm tăng cường hợp tác ngành Nước giữa hai bên.

Doanh nghiệp 21/06/2024
10 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam cùng VWSA tham dự Hội nghị thượng đỉnh Môi trường - Nước quốc tế Singapore 2024

10 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam cùng VWSA tham dự Hội nghị thượng đỉnh Môi trường - Nước quốc tế Singapore 2024

Hội nghị Thượng đỉnh về Môi trường - Nước quốc tế Singapore 2024 kéo dài từ ngày 18 đến 22/6/2024 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Maria Bay Sands tập trung bàn các giải pháp môi trường, biến đổi khí hậu, nước biển dâng. VWSA sẽ giới thiệu 10 doanh nghiệp hàng đầu ngành nước Việt Nam cùng bài phát biểu quan trọng.

Quốc tế 21/06/2024
ADB ký kết hỗ trợ Bình Dương giải quyết thách thức biến đổi khí hậu

ADB ký kết hỗ trợ Bình Dương giải quyết thách thức biến đổi khí hậu

Ngày 11-6, ông Mai Hùng Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương và ông Shantanu Chakraborty - Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam đã ký kết biên bản ghi nhớ giải quyết thách thức do biến đổi khí hậu gây ra trong các lĩnh vực, trong đó có cấp thoát nước.

Lãnh đạo VWSA gặp gỡ đại diện Cơ quan Phát triển doanh nghiệp Singapore

Lãnh đạo VWSA gặp gỡ đại diện Cơ quan Phát triển doanh nghiệp Singapore

Sáng 11/6/2024, lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có buổi trao đổi và làm việc với đại diện Cơ quan Phát triển doanh nghiệp Singapore (Enterprise Singapore), cơ quan chính phủ trực thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore.

Cần 9 tỷ USD để đáp ứng các mục tiêu về cấp thoát nước đến năm 2030 tại Việt Nam

Cần 9 tỷ USD để đáp ứng các mục tiêu về cấp thoát nước đến năm 2030 tại Việt Nam

Theo bà Halla Maher Qaddumi, Chuyên gia kinh tế cấp cao về ngành Nước, Ngân hàng Thế giới (WB), để đáp ứng các mục tiêu về cấp thoát nước đến năm 2030, Việt Nam cần chi phí khoảng 9 tỷ USD, tương đương 213.948 tỉ đồng.

Việt Nam - Hàn Quốc: Triển vọng hợp tác phát triển ngành Nước

Việt Nam - Hàn Quốc: Triển vọng hợp tác phát triển ngành Nước

Cuối tháng 5 vừa qua, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã tiếp đón nhiều đoàn công tác đến từ các tỉnh thành của Hàn Quốc. Điều này thể hiện uy tín, vị thế của Hội cũng như mở ra triển vọng hợp tác sâu rộng trong ngành Nước giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

Top