
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtNguy cơ băng tan nhanh do dòng hải lưu mạnh nhất thế giới suy giảm
Dòng hải lưu vòng Nam Cực (Antarctic Circumpolar Current) là một dòng chảy theo chiều kim đồng hồ, mạnh gấp 4 lần so với Gulf Stream và kết nối các đại dương Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Dòng hải lưu này đóng vai trò quan trọng trong hệ thống khí hậu, có ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nhiệt và carbon dioxide của đại dương, đồng thời ngăn chặn nước ấm tiếp cận Nam Cực.
Các nhà khoa học đã sử dụng siêu máy tính Gadi - siêu máy tính mạnh nhất của Australia đặt tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia Access ở Canberra - để mô phỏng tác động của nhiệt độ, băng tan và gió lên dòng hải lưu này.
Nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ rõ ràng giữa lượng nước tan từ các thềm băng Nam Cực và sự suy yếu của dòng hải lưu vòng Nam Cực. Kết quả này được công bố chỉ vài ngày sau một nghiên cứu khác cảnh báo về sự suy giảm của các dòng hải lưu quan trọng tại Đại Tây Dương.
Phó Giáo sư Bishakhdatta Gayen từ Đại học Melbourne, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết: "Kết quả này thực sự đáng lo ngại". Ông Bishakhdatta Gayen giải thích, khi băng Nam Cực tan, nước lạnh và ít muối hơn sẽ chảy vào đại dương, làm thay đổi mật độ nước - yếu tố then chốt trong việc duy trì dòng hải lưu.
Cũng theo ông Gayen, nếu hệ thống hải lưu này suy yếu nghiêm trọng, hậu quả có thể rất lớn, bao gồm sự gia tăng biến động khí hậu, các hiện tượng thời tiết cực đoan và sự suy giảm khả năng hấp thụ carbon của đại dương, làm trầm trọng thêm tình trạng nóng lên toàn cầu.
Dòng hải lưu Nam Cực xác định ranh giới của Nam Đại Dương. Ảnh: Andrew Miller.
"Cấp cứu" giải băng chuyền đại dương
Dòng hải lưu quanh Nam Cực hoạt động như một "băng chuyền đại dương" khổng lồ, di chuyển một lượng nước lớn qua Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Mô phỏng cho thấy các tảng băng tan sẽ đổ một lượng lớn nước ngọt vào dòng hải lưu, làm thay đổi độ mặn của nước biển và khiến quá trình tuần hoàn nước lạnh giữa bề mặt và đáy đại dương trở nên khó khăn hơn.
Chia sẻ về kết quả nghiên cứu, Tiến sĩ Taimoor Sohail, đồng tác giả nghiên cứu, cảnh báo rằng sự suy giảm của dòng hải lưu và băng tan sẽ tạo ra một "vòng luẩn quẩn", trong đó nước ấm dễ dàng tiếp cận thềm băng Nam Cực hơn, đẩy nhanh tốc độ tan băng và làm yếu thêm dòng hải lưu. Điều này cũng có thể gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái đại dương và chuỗi thức ăn, do dòng chảy này có vai trò ngăn chặn các loài xâm lấn như tảo bẹ khổng lồ tiến sâu vào vùng biển Nam Cực.
Các nhà khoa học nhấn mạnh rằng việc giảm lượng khí thải carbon là biện pháp thiết yếu để hạn chế hiện tượng băng tan ở Nam Cực, qua đó giúp duy trì sự ổn định của dòng hải lưu vòng Nam Cực.
Tiến sĩ Edward Doddridge, nhà hải dương học tại Đại học Tasmania, đánh giá nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng, bởi trước đây, một số nghiên cứu chỉ ra rằng các phần phía bắc của dòng hải lưu vòng Nam Cực đang tăng tốc do nhiệt độ đại dương gia tăng.
Trong khi đó, nhà khoa học khí hậu Ariaan Purich từ Đại học Monash nhận định các thay đổi lớn đang diễn ra trong hệ thống đại dương quanh Nam Cực. Bà lưu ý rằng băng biển xung quanh lục địa này đã giảm xuống dưới 2 triệu km² vào mỗi mùa hè kể từ năm 2022 - lần đầu tiên trong lịch sử được ghi nhận.
Bà Purich nhấn mạnh rằng việc hiểu rõ hơn về biến động của đại dương, cũng như khả năng hấp thụ nhiệt và carbon của nó, sẽ giúp con người dự báo chính xác hơn về khí hậu trong tương lai và thích ứng với những biến đổi này.
Khiêm Anh
Sáng ngày 4/7/2025, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) và Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) đã tổ chức lễ ký Biên bản ghi nhớ (MOU) hợp tác giữa hai đơn vị.
Ngày 27/6/2025, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (SAWACO) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ V, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Bùi Xuân Cường đến dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.
Ngày 26/6/2025 Công ty CP - Tổng công ty Nước – Môi trường Bình Dương (BIWASE) đã long trọng khởi động dự án Nhà máy điện rác BIWASE công suất 24MW, giai đoạn 1 công suất 12MW tại Khu liên hợp xử lý chất thải BIWASE E.T.S phường Chánh Phú Hoà, thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Ngày 24/6/2025, Tạp chí Xây dựng, Bộ Xây dựng đã chính thức có công văn số 117/CV-TCXD xác nhận tiếp tục là đơn vị bảo trợ truyền thông cho Tuần lễ Nước Việt Nam 2025 (Vietnam Water Week 2025).
Với chủ đề “Thành phố chống chịu lũ lụt: Thích ứng với biến đổi khí hậu”, Tuần lễ Nước Singapore (SIWW) 2025 đã diễn ra từ ngày 23 đến 25/6/2025. Đại diện Hội Cấp Thoát nước Việt Nam, Phó Chủ tịch Hạ Thanh Hằng tham dự sự kiện.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, báo chí phải không ngừng tự đổi mới để phát triển tương xứng với tầm vóc thời đại, với sự phát triển của đất nước, thực sự trở thành nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại, phục vụ sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và nhân dân trên hành trình dựng xây và phát triển đất nước.
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), sáng ngày 19/6, lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã gặp mặt chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam.
Lễ kỷ niệm 65 năm thành lập Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (19/5/1960 - 19/5/2025) đã diễn ra long trọng và thành công tốt đẹp. Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam xin gửi tới các độc giả trên cả nước Thư cảm ơn của Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong.
Từ ngày 16 đến 17/6/2025, CLB Lãnh đạo nữ ngành Nước Việt Nam đã tổ chức Phiên họp lần 2 năm 2025 tại Công ty CP Cấp nước Bà Rịa - Vũng Tàu (BWACO).