
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtCác robot này được gọi là “robot bướm”, bởi vì chuyển động bơi của chúng giống với cách người quạt tay khi bơi bướm, bài đăng trên trang tin của trường Đại học ngày 18/11 cho hay.
Jie Yin, tác giả phụ trách viết nghiên cứu nói: “Cho đến nay, robot mềm biết bơi không thể bơi nhanh hơn một chiều dài cơ thể mỗi giây, nhưng động vật biển, chẳng hạn như cá đuối , có thể bơi nhanh hơn và hiệu quả hơn nhiều".
Các nhà nghiên cứu muốn dựa trên cơ chế sinh học của những loài động vật này để xem có thể phát triển những robot mềm nhanh hơn, tiết kiệm năng lượng hơn hay không, và hiện các nguyên mẫu hoạt động rất tốt, Yin nói.
Chuyển động bơi của robot giống với cách di chuyển cánh tay khi bơi kiểu bướm. (Ảnh: Yin Lab@NCSU)
Các nhà nghiên cứu đã phát triển hai loại robot bướm. Một loại được thiết kế thiên về tốc độ, có thể đạt tốc độ trung bình là 3,74 chiều dài cơ thể mỗi giây.
Loại thứ hai được thiết kế có tính cơ động cao, có khả năng rẽ sang phải hoặc trái. Nguyên mẫu cơ động này có thể đạt tốc độ 1,7 chiều dài cơ thể mỗi giây.
Các robot bướm bơi được nhờ đôi cánh “bền vững”, nghĩa là đôi cánh có hai trạng thái ổn định. Chiếc cánh tương tự như một chiếc kẹp tóc. Kẹp tóc sẽ ổn định cho đến khi bạn tác dụng một lượng năng lượng nhất định, bằng cách uốn cong.
Khi lượng năng lượng đạt đến điểm tới hạn, chiếc kẹp tóc sẽ biến sang một hình khác cũng ổn định.
Ở robot bướm, đôi cánh được gắn vào một thân silicon mềm. Người dùng điều khiển chuyển đổi giữa hai trạng thái ổn định ở cánh bằng cách bơm không khí vào các khoang bên trong thân mềm.
Khi các khoang đó phồng lên và xẹp xuống, phần thân uốn cong lên xuống, buộc các cánh phải đập theo nó.
Cấu tạo và cơ chế của robot. (Ảnh: NC State)
Yin cho biết khác với các robot dùng động cơ, robot mới dùng cánh có hai trạng thái ổn định được điều khiển thụ động bằng cách di chuyển phần thân giữa. Khác biệt quan trọng này cho phép đơn giản hóa thiết kế, giảm trọng lượng.
Loại robot bướm chạy nhanh chỉ có một “bộ truyền động” là phần thân mềm điều khiển cả hai cánh. Điều này khiến nó di chuyển rất nhanh, nhưng khó rẽ trái hoặc rẽ phải.
Loại robot bướm cơ động về cơ bản có hai bộ truyền động, được kết nối cạnh nhau. Thiết kế này cho phép người dùng điều khiển cánh ở cả hai bên hoặc chỉ “vỗ” một cánh, giúp nó có thể thực hiện những cú ngoặt gấp.
“Công trình này là một bằng chứng thú vị về khái niệm, nhưng nó có những hạn chế”, Yin nói. “Rõ ràng nhất là các nguyên mẫu hiện tại được buộc bằng ống mỏng, đó là thứ mà chúng tôi sử dụng để bơm không khí vào thân giữa. Chúng tôi hiện đang nghiên cứu để phát triển một phiên bản không phải buộc".
Biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp khiến cho nguy cơ mất an ninh nguồn nước trở thành vấn đề cấp bách. Điều này liên tục được nhắc đến trước thềm Vietnam Water Week 2025. Các chuyên gia cho rằng, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số chính là "chìa khóa" hữu hiệu nhất mở ra cánh cửa phát triển bền vững.
Với mục tiêu đem lại nhiều tiện ích, phục vụ khách hàng nhanh chóng và hiệu quả, các đơn vị quản lý cung cấp nước sạch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh ứng dụng CNTT và nhiều giải pháp số hóa, qua đó tạo nền tảng hình thành và xây dựng văn hóa doanh nghiệp số.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào mọi mặt của đời sống đã trở nên phổ biến. Trước thực tế này, ngành Cấp Thoát nước cũng không phải ngoại lệ. AI được kỳ vọng sẽ giải quyết các vấn đề về quản lý, xử lý nước thải nhằm bảo vệ tài nguyên nước.
Để đáp ứng nhanh chóng yêu cầu của khách hàng, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) và các đơn vị cấp nước thành viên đã không ngừng đổi mới công nghệ, tối ưu hóa, rút ngắn thời gian gắn đồng hồ nước và cấp định mức nước cho khách hàng
Sự phát triển của AI kéo theo nhu cầu sử dụng lượng nước lớn đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu và các nhà lãnh đạo tìm kiếm, phát triển các hệ thống làm mát mới hiệu quả hơn.
Ngày 26/3, Viện Cấp Thoát nước và Môi trường (IWASSE) tổ chức hội thảo khoa học "Giới thiệu về nghiên cứu, kế hoạch triển khai, và một số kết quả ban đầu nghiên cứu nội nghiệp" tại Chi nhánh Sản xuất nước Cẩm Thượng – Công ty CP Kinh doanh nước sạch Hải Dương.
Trung tuần tháng 3/2025, đoàn công tác Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có chuyến công tác và tham dự Triển lãm Công nghệ xử lý nước tại Hàn Quốc (Water Korea 2025).
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Environmental Research Letters, dòng hải lưu mạnh nhất thế giới có thể suy giảm tới 20% vào năm 2050 nếu lượng khí thải tiếp tục ở mức cao, làm gia tăng tốc độ tan băng ở Nam Cực và mực nước biển dâng.
Ngày 10/3/2025, đoàn công tác của Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) do Chủ tịch Nguyễn Ngọc Điệp dẫn đầu đã đến thăm và làm việc với Trường Cao đẳng Xây dựng Công trình Đô thị.