
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtTình trạng khẩn cấp vẫn được áp dụng ở Auckland, nơi hứng chịu thiên tai từ ba hôm nay, song chính quyền đã công bố chấm dứt tình hình này ở vùng Waitomo, phía Nam của Auckland, bản tin Reuters ngày 30/1 cho hay.
Các chuyến bay đến và đi từ sân bay Auckland vẫn đang bị hoãn hoặc hủy, trong khi các bãi biển quanh thành phố 1,6 triệu dân này đã phải đóng cửa.
Một khu vực bị ngập ở Auckland, New Zealand. (Ảnh: @MonteChristoNZ)
Thủ tướng New Zealand Chris Hipkins nói trên đài truyền hình nhà nước TVNZ ngày 30/1: "Đã có thiệt hại rất đáng kể ở khắp Auckland. Tất nhiên là đã có một số ngôi nhà bị hư hại do lũ lụt nhưng đồng thời cũng có sự dịch chuyển đất đá trên diện rộng".
Ông cho biết thêm hiện tại đang có khoảng 350 người cần chỗ ở khẩn cấp.
Xe bị kẹt trong lũ ở Auckland, New Zealand. (Ảnh: @MonteChristoNZ)
Cơ quan khí tượng Metservice dự báo những cơn mưa lớn sẽ rơi xuống thành phố vốn đã ngập nước này vào cuối ngày 31/1.
Phía Bắc đảo Bắc của New Zealand đang có nhiều mưa hơn bình thường do hiện tượng thời tiết La Nina.
Viện Nghiên cứu Nước và Khí quyển Quốc gia New Zealand (NIWA) cho biết Auckland đã ghi nhận lượng mưa tháng 1 cao hơn 8 lần so với mức trung bình và bằng 40% so với lượng mưa trung bình hàng năm.
Christian Judge, người phát ngôn của Hội đồng Bảo hiểm New Zealand, cho biết chi phí dọn dẹp dự kiến sẽ cao hơn khoản 97 triệu đô la New Zealand (63 triệu USD) chi sau trận lũ lụt ở Bờ Tây năm 2021, nhưng sẽ không đắt bằng chi phí bảo hiểm ước tính 20 tỷ USD cho hai trận động đất lớn ở Christchurch vào 2010 và 2011.
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Environmental Research Letters, dòng hải lưu mạnh nhất thế giới có thể suy giảm tới 20% vào năm 2050 nếu lượng khí thải tiếp tục ở mức cao, làm gia tăng tốc độ tan băng ở Nam Cực và mực nước biển dâng.
Theo CNN, đảo quốc Nauru ở Thái Bình Dương đã quyết định khởi xướng sáng kiến "hộ chiếu vàng" với mục đích gây quỹ tài trợ ứng phó với biến đổi khí hậu.
Liên Hợp Quốc công bố 2025 là Năm quốc tế bảo tồn sông băng, kèm theo tuyên bố Ngày nước thế giới năm nay có chủ đề Bảo tồn các dòng sông băng. Đây là dịp nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò của sông băng, tuyết và băng đối với khí hậu và chu trình thủy văn, cũng như tác động kinh tế, xã hội, môi trường.
Theo thống kê, tổng công suất các nhà máy cấp nước ở Việt Nam đạt 13,2 triệu m3/ngđ, tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch 94%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch 15,5%. Với nhu cầu xử lý nước ngày càng tăng, dư địa đầu tư vào thị trường ngành Nước của Việt Nam còn lớn, nhất là trong lĩnh vực công nghệ.
Sau một thập kỷ xây dựng, dự án "siêu cống" Thames Tideway của London cuối cùng đã hoàn thành. Hệ thống cống ngầm quy mô lớn này, với chi phí đầu tư đạt 5 tỷ bảng Anh (tương đương 6,3 tỷ USD), hứa hẹn sẽ cách mạng hóa hệ thống xử lý chất thải của thành phố.
Hội Cấp thoát nước Việt Nam (VWSA) và Hội nước Hungary vừa có buổi gặp gỡ, bàn bạc kế hoạch hợp tác trong thời gian tới.
Được sự giới thiệu của Đại sứ quán Bỉ, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có buổi làm việc với doanh nghiệp ngành Nước đến từ Bỉ nhằm kết nối và thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa doanh nghiệp hai nước.
Tuần lễ ngành Nước Việt Nam 2024 là năm thứ 3 được Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức. Qua thời gian, sự kiện ngày càng chứng minh được vị trí, khẳng định uy tín của thương hiệu Vietnam Water Week và xứng đáng là sự kiện tâm điểm của ngành Nước Việt Nam hàng năm.
Đây là nội dung chính được thảo luận trong cuộc gặp mặt giữa Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) với Hội Công trình Nước và Nước thải Hàn Quốc (Hội nước Hàn Quốc) và Tổng Công ty Tài nguyên Nước Hàn Quốc (K-Water) vào sáng 28/11 vừa qua.