
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtBiển hồ Galilee (ảnh: CNN)
Biển hồ Galilee ở phía Bắc Israel thực chất là hồ nước ngọt, nơi duy trì sự sống cho người dân ở đây suốt hàng nghìn năm qua.
Cho đến tận ngày nay, biển hồ vẫn cung cấp nước tưới tiêu cho các vườn nho và trang trại địa phương trồng mọi thứ từ rau xanh cho đến lúa mì và me. Những địa điểm khảo cổ học, suối nước nóng và đường mòn đi bộ đem lại du lịch và sinh kế cho cộng đồng địa phương.
Tuy nhiên địa điểm tôn giáo hành hương này đang phải đối mặt với một tương lai ảm đạm, bản tin của CNN hôm 19/8 cho hay. Khủng hoảng khí hậu đang dẫn tới biến động lớn về mực nước ở hồ. Bây giờ thì hồ có vẻ khá đầy, nhưng chỉ 5 năm trước thôi thì mực nước đạt mức thấp kỷ lục.
Thay đổi khí hậu và việc quản lý nước không bền vững đang đẩy ao hồ ở khắp vùng Trung Đông và thế giới vào tình cảnh cạn kiệt, nhưng chính phủ Israel hy vọng rằng kế hoạch bơm nước từ biển Địa Trung Hải, khử muối và cung cấp cho ao hồ ở khắp Israel khi cần sẽ giải quyết vấn đề này
Đó là một sự thay đổi đột ngột cho biển hồ Galilee, nơi từng cung cấp hầu như cho toàn bộ nhu cầu nước uống ở Israel. Nước bây giờ sẽ chảy theo chiều ngược lại.
Một phần của nhà máy khử muối Ashdod, Israel. (Ảnh: CNN)
Israel là quốc gia có nhiều kinh nghiệm trong khử muối. Là một quốc gia hay gặp bất ổn về nước, Israel đã có hơn hai thập kỷ lấy nước biển từ Địa Trung Hải và xử lý thông qua một quá trình gọi là thẩm thấu ngược, khử muối ra khỏi nước để làm nước uống được.
Đó là quá trình mà nhiều nơi khác trên thế giới, như là California, đã sử dụng trong thời kì hạn hán. Nhưng ở Israel thì đó là điều xảy ra hằng ngày. Năm nhà máy khử muối dọc bờ biển cung cấp gần như tất cả nước máy cho 9,2 triệu dân ở quốc gia này.
Một vấn đề là những nhà máy này thường hoạt động bằng khí tự nhiên, loại nhiên liệu hóa thạch đang góp phần vào cuộc khủng hoảng khí hậu hiện tại, khiến thời tiết khắc nghiệt hơn và làm nước hồ biến động. Tuy nhiên theo thời gian thì phương án của Israel có thể trở nên hấp dẫn hơn khi lưới điện chuyển sang các nguồn năng lượng xanh hơn.
Dự án mới tuy trông không mấy ấn tượng - bao gồm một ống nước có đường kính 1,6 m trải dài 31 km - nhưng nó là dự án đầu tiên thuộc thể loại này. Nó sẽ đem nước đã được khử muối và bơm nước qua dòng Tsalmon chảy vào hồ.
Khi kỹ sư trưởng Noam Ben Shoa ở công ty nước quốc gia Israel, Mekorot, lần đầu nghe về dự án, ông nghĩ rằng đó là một ý tưởng kì lạ.
“Nhưng sớm thôi chúng ta sẽ hiểu được giá trị của nó mang lại cho thị trường quốc gia”, ông nói với đài CNN tại công trường thi công.
Dự án cũng sẽ giúp phát triển mở rộng nông nghiệp cũng như phát triển mối quan hệ với quốc gia láng giềng Jordan, ông Ben Shoa nói.
Theo một thỏa thuận lâu dài với Jordan, Israel cam kết bán hàng chục triệu mét khối nước mỗi năm. Vào năm 2021, hai nước đã kí một thỏa thuận mới, trong đó Jordan sẽ nhận 200 triệu mét khối nước đã khử muối hàng năm - khoảng 20% nhu cầu nước của Jordan - đổi lấy năng lượng mặt trời để cung cấp điện cho lưới điện của Israel.
Các công ty từ UAE sẽ xây dựng 600 nhà máy năng lượng mặt trời ở Jordan để sản xuất điện.
Trong vài tháng tới, đường ống trị giá 264 triệu USD này dự kiến sẽ đưa vào hoạt động và có thể chuyển 120 triệu mét khối nước mỗi năm, nhưng sẽ chỉ bơm vào hồ khi cần, ông Ben Shoa cho biết.
Đón đầu khủng hoảng
Sự cần thiết phải thay đổi được ghi nhận trong đợt hạn hán gần nhất kéo dài 5 năm tới 2018. Bất chấp lệnh cấm bơm nước từ hồ, mực nước ở đây vẫn chạm mức thấp kỷ lục. Bên cạnh đó khủng hoảng khí hậu ngày càng nghiêm trọng cũng thúc đẩy cơ quan quản lý nước ở Israel phải can thiệp lúc này.
“Họ đánh giá sự thay đổi khí hậu trong tương lai và điều gì sẽ xảy ra với lượng mưa trong khu vực. Họ cũng cân nhắc về sự tăng dân số cũng như dự báo tăng nhu cầu sử dụng nước", Gideon Gal, nhà khoa học và là Trưởng Phòng Thí nghiệm Công nghệ Kinneret, cho biết.
"Họ đã nhận ra rằng trong 30, 40 năm tới việc giữ được mức nước ở hồ và giữ vững chất lượng nước sẽ là vấn đề nghiêm trọng nếu lúc này không làm gì đó”.
Kể cả khi muối đã được khử, việc bù nước cũng sẽ khác.
“Khi ta trộn lẫn nước đã được khử muối và nước tự nhiên, ta sẽ thấy ảnh hưởng của việc này lên hệ sinh vật học. Ta sẽ mang đến hồ những thứ không tự nhiên mà có”, Gal nói.
Người dân tắm ở biển hồ Galilee. (Ảnh: CNN)
Nhưng cho đến giờ, Gal nói rằng những thử nghiệm cho thấy loại nước mới không gây ra tác động lớn cho các sinh vật hiện có. Thực ra, nó còn có thể giúp hồ chống chọi ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu bằng cách đem lại lưu lượng nước cao hơn, giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và có thể làm giảm nhiệt độ của nước.
Bất chấp những lợi ích tiềm năng như vậy, Gal hy vọng rằng biển hồ không cần phải nhận bất cứ sự can thiệp nào từ con người.
“Tuy nhiên với những gì ta cho là ta biết về biến đổi khí hậu, và những gì sẽ xảy ra đối với hồ, rủi ro của việc khử muối có thể đáng đánh đổi được”, Gal cho biết.
Nguồn: CNN
Kể từ ngày 12/6/2025, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố. Trong đó có 19 tỉnh và 4 thành phố hình thành sau sắp xếp và 11 tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp.
Trước dự báo về đợt mưa lớn diện rộng tại khu vực Bắc Bộ, Bộ Xây dựng đã ban hành công điện yêu cầu các đơn vị, địa phương liên quan triển khai khẩn cấp các phương án phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai.
Sáng ngày 26/6/2025, Công ty Nước sạch Hà Nội kết hợp với Trung tâm Khoa học công nghệ y sinh và môi trường đã tổ chức khóa tập huấn về Thông tư số 52/2024/TT-BYT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy đinh kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt có hiệu lực từ 01/7/2025.
Ngày 27/6/2025, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (SAWACO) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ V, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Bùi Xuân Cường đến dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.
Ngày 24/6/2025, Tạp chí Xây dựng, Bộ Xây dựng đã chính thức có công văn số 117/CV-TCXD xác nhận tiếp tục là đơn vị bảo trợ truyền thông cho Tuần lễ Nước Việt Nam 2025 (Vietnam Water Week 2025).
Với chủ đề “Thành phố chống chịu lũ lụt: Thích ứng với biến đổi khí hậu”, Tuần lễ Nước Singapore (SIWW) 2025 đã diễn ra từ ngày 23 đến 25/6/2025. Đại diện Hội Cấp Thoát nước Việt Nam, Phó Chủ tịch Hạ Thanh Hằng tham dự sự kiện.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, báo chí phải không ngừng tự đổi mới để phát triển tương xứng với tầm vóc thời đại, với sự phát triển của đất nước, thực sự trở thành nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại, phục vụ sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và nhân dân trên hành trình dựng xây và phát triển đất nước.
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), sáng ngày 19/6, lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã gặp mặt chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam.
Ngày 19/6/2025, Công ty CP Nước BIWASE Cần Thơ cho biết đã chính thức khánh thành và đưa vào vận hành Nhà máy nước Cần Thơ 3 với công suất 50.000 m³/ngày đêm. Dự án đánh dấu bước tiến trong việc nâng cao năng lực cấp nước đô thị, đáp ứng nhu cầu dân sinh và phát triển kinh tế xã hội của TP Cần Thơ và vùng phụ cận.