
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtHồ Bà Dương (Poyang) nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Giang Tây có diện tích 4.400 km2, chiều dài Nam-Bắc 173 km, chiều rộng Đông-Tây 74 km và độ sâu trung bình 8,4 m, tối đa lên đến 25,1 m. Trên thực tế, diện tích bề mặt hồ Bà Dương thay đổi đáng kể giữa mùa mưa và mùa khô.
Vai trò quan trọng nhất của hồ là điều tiết dòng chảy và làm cửa xả lũ quan trọng của sông Dương Tử, còn gọi là sông Trường Giang. Hồ tiếp nhận nước lũ vào mùa hè và rút đi vào mùa thu và mùa đông.
Khô cạn bất thường
Trung Quốc đã hứng chịu nhiệt độ cao và hạn hán kéo dài liên tục trong suốt mùa hè khiến mực nước hồ Bà Dương giảm liên tục xuống 7,1 mét, mức thấp kỷ lục, hồi cuối tháng 9/2022 từ 19,43 mét vào cuối tháng 6, hãng Reuters đưa tin.
Đợt nắng nóng năm nay kéo dài hơn 70 ngày trên khắp lưu vực sông Trường Giang, khiến hồ Bà Dương bị thu hẹp sớm hơn bình thường. Ngày 24/8 một bản tin khác của hãng Reuters nói hồ Bà Dương chỉ còn ⅕ so với diện tích thông thường cách đó vài tháng trước khi bị ảnh hưởng của nắng nóng, hạn hán. Thời điểm đó, người dân và du khách đã có thể đi bộ trên lòng hồ khô cạn với đầy xác cá chết.
Do tỉnh Giang Tây liên tục xảy ra tình trạng nhiệt độ cao và ít mưa, lượng mưa trong tháng 7/2022 ít hơn 60% so với cùng kỳ năm trước, bản tin Reuters cho hay. Điều này, cộng với hạn hán trong mùa hè, đã làm mực nước hồ Bà Dương rút với tốc độ nhanh nhất được biết đến trong năm 2022.
Chính quyền tỉnh Giang Tây ngày 23/9 đã lần đầu tiên đưa ra báo động đỏ về nguồn nước khi mực nước ở hồ Bà Dương giảm xuống mức thấp kỷ lục.
Diện tích nước hồ đã giảm xuống 727 m2 từ 3,331 m2 hồi cuối tháng 6, thông tin từ SCMP cho hay.
Trung tâm Quan trắc Thủy văn tỉnh Giang Tây đã yêu cầu các đơn vị liên quan dọc theo hồ Bà Dương cùng công chúng tăng cường phòng ngừa, ứng phó để đảm bảo an toàn về nước uống và sinh hoạt trước tình trạng lượng mưa luôn giữ ở mức tối thiểu như vậy.
Phát lộ di tích
Hòn đảo Lạc Tinh Đôn hơn 1.000 năm tuổi giữa hồ và cả cây cầu đá Qianyan (cầu nghìn nhịp) từ thời nhà Minh dưới đáy hồ cũng bất ngờ lộ ra hoàn toàn là minh chứng cho thấy tác động nghiêm trọng của hạn hán và nắng nóng kéo dài bất thường tại Trung Quốc, theo Bưu điện Hoa Nam Buổi Sáng và Tân Hoa Xã.
Trước khi xảy ra đợt hạn hán kinh hoàng này, hồ Bà Dương vẫn có sự thay đổi giữa mùa mưa và mùa khô; vào mùa khô những năm về trước, hồ vẫn thường xuyên cạn từng phần. Khi đó, đảo Lạc Tinh Đôn chỉ lộ một phần nhỏ trên mặt nước, còn phần chân nằm dưới mực nước hồ.
Tương tự, một hiện vật lịch sử khác trên hồ Bà Dương cũng bị lộ ra là cầu Qianyan, cây cầu đá dài nhất bắc qua hồ Bà Dương, được coi là một trong những cây cầu cổ nhất Trung Quốc.
Trên thực tế, cầu này thường ngập nước vào mùa mưa và chỉ khi hồ Bà Dương cạn xuống dưới 10,5 mét cầu mới nhô ra, theo một số hình ảnh do hãng Tân Hoa Xã chia sẻ.
Tân Hoa Xã dẫn lời ông Wu Dunhan, Phó Giám đốc Bảo tàng Đô Xương, chia sẻ: “Chúng tôi tới thăm cây cầu mỗi năm. Nhưng năm nay, cây cầu nhô lên mặt nước sớm hơn từ 3 đến 4 tháng so với năm ngoái (2021). Cầu Qianyan thông thường lộ diện vào mùa đông”.
Thiệt hại khó lường
Được các sông lớn của Trung Quốc “nuôi dưỡng”, nhưng hạn hán nghiêm trọng năm nay làm diện tích hồ thu hẹp, nếu kéo dài liên tục có thể gây thiệt hại cả về kinh tế và văn hóa.
Hồ Bà Dương thông ra sông Trường Giang, được biết biết đến là nguồn cấp nước cho con sông. Bởi vậy khi nước hồ giảm sâu, ảnh hưởng rất nặng nề tới lưu vực sông Trường Giang (trải dài bờ biển Thượng Hải đến tỉnh Tứ Xuyên phía Tây Nam), là nơi sinh sống của hơn 370 triệu người và có nhiều trung tâm sản xuất như siêu đô thị Trùng Khánh.
Ngoài ra, hiện tượng nguy cấp xảy ra tại hồ Bà Dương cũng gây ảnh hưởng tới nguồn cung cấp nước uống, hoạt động đường thủy đối, vận chuyển và giảm sản lượng điện cho cộng đồng dân cư địa phương. Đồng thời, nước hồ cạn còn gây đứt đoạn dòng chảy của những kênh tưới tiêu cho các vùng nông nghiệp lân cận, một trong những vùng trồng lúa trọng điểm ở Trung Quốc.
Chia sẻ với báo Bưu điện Hoa Nam Buổi Sáng, Zhang Yue, một nông dân sống dựa vào hồ Bà Dương, nói: “Tôi chưa bao giờ thấy cảnh hạn hán như thế này, ao hồ xung quanh đều khô cạn. Từ tháng 7 đến giờ trời không mưa giọt nào. Chúng tôi chỉ trông chờ vào sương sớm buổi sáng. Nhiệt độ cao quá khiến thuốc trừ sâu không có tác dụng, sâu bệnh đặc biệt nghiêm trọng”.
Trước tình trạng báo động đỏ này, nhà chức trách đã cho xả nước từ các hồ chứa ở Tam Điệp và Đan Giang Khẩu nhằm giảm bớt tình trạng thiếu hụt nước ở hạ nguồn, CCTV đưa tin ngày 23/8.
Đồng thời, họ buộc phải triển khai các đội máy xúc đào rãnh thông dòng, Tân Hoa xã đưa tin.
Cục Khí tượng Cửu Giang đã cảnh báo, kêu gọi các nơi cần tiếp tục tăng cường quản lý nguồn nước một cách khoa học, sử dụng phù hợp trong lúc khô hạn.
Sản lượng gạo của Trung Quốc năm 2022 dự kiến giảm nhẹ xuống 147 triệu tấn, từ 148,9 triệu tấn trong năm 2021, Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo trong báo cáo tháng 10/2022.
"Hồ Bà Dương còn là khu bảo tồn thiên nhiên cấp quốc gia, là điểm dừng chân của hàng triệu loài chim di trú mỗi năm, đồng thời là môi trường sống của loài cá heo nước ngọt rất hiếm. Mỗi mùa đông ước tính có khoảng 90% quần thể loài sếu trắng trong danh sách cực kỳ nguy cấp tới cư trú tại hồ này.
Hơn thế nữa, nguồn dự trữ nước ngọt quan trọng này còn góp phần đặc biệt vào cơ sở hạ tầng thủy lợi Trung Quốc. Cùng các vùng đất ngập nước xung quanh, hồ cung cấp nước phục vụ tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp của người dân tỉnh Giang Tây, một trong những vựa lúa chính của đất nước đông dân nhất thế giới."
Chiều 23/4/2025, Lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có buổi tiếp và làm việc với đại diện Văn phòng Kinh tế & Thương mại Israel tại Việt Nam. Tại cuộc họp, phía Israel bày tỏ mong muốn tìm hiểu thị trường và kết nối với các doanh nghiệp cấp thoát nước của Việt Nam.
Trung tuần tháng 3/2025, đoàn công tác Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có chuyến công tác và tham dự Triển lãm Công nghệ xử lý nước tại Hàn Quốc (Water Korea 2025).
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Environmental Research Letters, dòng hải lưu mạnh nhất thế giới có thể suy giảm tới 20% vào năm 2050 nếu lượng khí thải tiếp tục ở mức cao, làm gia tăng tốc độ tan băng ở Nam Cực và mực nước biển dâng.
Theo CNN, đảo quốc Nauru ở Thái Bình Dương đã quyết định khởi xướng sáng kiến "hộ chiếu vàng" với mục đích gây quỹ tài trợ ứng phó với biến đổi khí hậu.
Liên Hợp Quốc công bố 2025 là Năm quốc tế bảo tồn sông băng, kèm theo tuyên bố Ngày nước thế giới năm nay có chủ đề Bảo tồn các dòng sông băng. Đây là dịp nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò của sông băng, tuyết và băng đối với khí hậu và chu trình thủy văn, cũng như tác động kinh tế, xã hội, môi trường.
Theo thống kê, tổng công suất các nhà máy cấp nước ở Việt Nam đạt 13,2 triệu m3/ngđ, tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch 94%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch 15,5%. Với nhu cầu xử lý nước ngày càng tăng, dư địa đầu tư vào thị trường ngành Nước của Việt Nam còn lớn, nhất là trong lĩnh vực công nghệ.
Sau một thập kỷ xây dựng, dự án "siêu cống" Thames Tideway của London cuối cùng đã hoàn thành. Hệ thống cống ngầm quy mô lớn này, với chi phí đầu tư đạt 5 tỷ bảng Anh (tương đương 6,3 tỷ USD), hứa hẹn sẽ cách mạng hóa hệ thống xử lý chất thải của thành phố.
Hội Cấp thoát nước Việt Nam (VWSA) và Hội nước Hungary vừa có buổi gặp gỡ, bàn bạc kế hoạch hợp tác trong thời gian tới.
Được sự giới thiệu của Đại sứ quán Bỉ, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có buổi làm việc với doanh nghiệp ngành Nước đến từ Bỉ nhằm kết nối và thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa doanh nghiệp hai nước.