Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Hồ Hòa Bình - Tài sản đa giá trị của Việt Nam

24/10/2022 18:06

Hồ Hòa Bình, hồ chứa nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, ngoài nhiệm vụ cấp nước cho Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, còn đóng góp nhiều giá trị cho Du lịch và ngành Nước.

Với hồ chứa có dung tích chống lũ ước đạt 5,6 tỷ m3, Thủy điện Hòa Bình đã góp công lớn trong việc phòng chống lũ lụt, đảm bảo an toàn cho toàn bộ vùng Đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội. Ảnh: Shutterstock.

Với hồ chứa có dung tích chống lũ ước đạt 5,6 tỷ m3, Thủy điện Hòa Bình đã góp công lớn trong việc phòng chống lũ lụt, đảm bảo an toàn cho toàn bộ vùng Đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội. Ảnh: Shutterstock.

Nằm cách Hà Nội khoảng 80 km về phía Tây Nam, Hồ Hòa Bình được hình thành sau khi xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình (1994). Hồ nằm trên sông Đà, nối tỉnh Sơn La với thành phố Hòa Bình trên khoảng cách khoảng 200 km, trải dài qua các huyện Mai Châu, Tân Lạc, Cao Phong và Đà Bắc.

Hồ có diện tích khoảng 8.000 ha, dung tích gần 9,5 tỷ m3 nước. Thường được ví là một "Hạ Long trên cạn" bởi trong hồ có tới 47 hòn đảo, 11 đảo đá vôi và 36 đảo núi đất.

Giá trị tài nguyên nước

Thủy điện

Hồ Hòa Bình có nhiệm vụ chính là cung cấp nước để Nhà máy thủy điện Hòa Bình phát điện, cung cấp điện năng cho cả nước. Ngoài ra hồ có nhiệm vụ cắt lũ về mùa mưa, điều tiết nước chống hạn trong mùa khô cho đồng bằng châu thổ sông Hồng.

Sau hơn 30 năm vận hành, đến năm 2021, Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, đã cung cấp cho đất nước tổng sản lượng trên 250 tỷ kWh, hàng năm đóng góp vào ngân sách Nhà nước của tỉnh hơn 1.000 tỷ đồng.

Với hồ chứa có dung tích chống lũ ước đạt 5,6 tỷ m3, Thủy điện Hòa Bình đã góp công lớn trong việc phòng chống lũ lụt, đảm bảo an toàn cho toàn bộ vùng Đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội. Từ khi Nhà máy Thủy điện Hòa Bình hoạt động đến nay, vùng Đồng bằng Bắc Bộ đã không còn xảy ra hiện tượng ngập lụt. 

Thủy điện Hòa Bình đã chế ngự được hàng chục trận lũ lớn trên 10.000 m3/giây; điển hình là trận lũ lịch sử tháng 8/1996 có lưu lượng hơn 22.650 m3/giây; trận lũ muộn xuất hiện tháng 10/2017 (khi hồ chứa đã đầy) lưu lượng gần 16.000 m3/giây với những diễn biến rất phức tạp, khó lường. 

Thủy sản 

Thủy điện Hòa Bình còn đóng vai trò quan trọng trong việc cấp nước chống hạn phục vụ sản xuất nông nghiệp cho các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, cải thiện giao thông thủy trên sông Đà, sông Hồng, tăng cường nguồn nước phục vụ nhu cầu dân sinh và các hoạt động sản xuất khác. 

Lượng nước xả từ Hồ Hòa Bình phục vụ sản xuất nông nghiệp cho nhiều tỉnh, thành phố ở Đồng bằng Bắc Bộ chiếm 65-70% tổng lượng xả từ tất cả hồ thủy điện lớn ở phía Bắc, giúp các phương tiện thủy trên sông Đà và sông Hồng lưu thông dễ dàng.

Khoảng 7 năm trở lại đây, vào thời gian nhất định trong năm, hồ Hòa Bình xuất hiện loài cá nhỏ hơn đầu đũa, trắng muốt. Căn cứ vào ngoại hình, người ta gọi loài cá này là "cá ngần". Cá ngần trên Hồ Hòa Bình có ở địa phận xã Hiền Lương, Vầy Nưa và Tiền Phong của huyện Đà Bắc. 

Khi mới xuất hiện, người dân không biết loại cá gì, nên không dám ăn, đánh bắt về chỉ dùng cho chăn nuôi. Nhưng một thời gian sau, người dân ăn thử, thấy ngon, bổ dưỡng nên được nhiều người ưa chuộng.

Cá ngần không ở gần bờ; thường ở những vùng có môi trường nước sạch; nước ô nhiễm, đục chúng không sinh sống. Mùa này, cá bơi thành từng đàn như cá mương. Phải là người có kinh nghiệm sông nước mới có thể đánh bắt hiệu quả. 

Loài cá này có hình thù rất lạ. Toàn thân trắng muốt, mắt cá như hạt vừng đen nhánh, chỉ có 1 hàng vảy nhỏ li ti trước vây hậu môn. Đầu của chúng nhọn và có nhiều răng. Xương cá chủ yếu là chất sụn.

Hồ Hòa Bình - Tài sản đa giá trị của Việt Nam - Ảnh 1.

Không chỉ phục vụ cho thuỷ điện, hồ Hoà Bình còn là nguồn tài nguyên cho cấp nước phục vụ sinh hoạt và cho nông nghiệp. Ảnh: Shutterstock.

Du lịch

Để phát triển du lịch, nhiều đảo trong khu vực lòng Hồ Hòa Bình đã được đầu tư xây dựng thành các khu du lịch sinh thái hấp dẫn như đảo Dừa, đảo Xanh, nhà nghỉ Cối Xay Gió ... Nổi bật nhất phải kể đến đảo Dừa, điểm thu hút đông đảo du khách bởi sự độc đáo của những ngôi nhà sàn lớn xây dựng theo kiến trúc cổ truyền người Mường.

Ngoài ra xung quanh đảo, gần sát mép hồ còn hàng chục ngôi nhà sàn nhỏ gọn nằm quay mặt ra phía hồ dành riêng cho khách du lịch đi nghỉ theo gia đình.

Tại đây, du khách được tự do tắm, câu cá, đốt lửa trại, rủ nhau hái quả tại các vườn cây ăn quả hoặc bơi thuyền thăm các đảo xung quanh... 

Ngoài những lúc đắm mình trong vẻ đẹp thiên nhiên ban tặng, du khách còn được thưởng thức những món ăn đặc sản sông Đà do chính gia đình chủ đảo nuôi, trồng và chế biến theo cách thức, gia vị truyền thống riêng của người dân bản địa như cá hun khói, thịt lợn nướng, rau rừng đồ chấm lòng cá...

Công viên nước nổi (xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc) là một điểm nhấn của Khu du lịch Hồ Hòa Bình, luôn thu hút nhiều bạn trẻ thích mạo hiểm. Với 34 cụm trò chơi kết cấu phao nổi trên mặt nước, du khách sẽ được trải nghiệm các môn thể thao dưới nước như mô tô nước, thuyền bơm hơi, chèo thuyền tôm, câu cá, ca nô, thuyền Kayak, bè mảng… đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí cho mọi lứa tuổi. 

Tại đây, du khách có thể thăm bảng Ngò để khám phá giá trị văn hóa Mường với những điệu cồng chiêng, múa sênh tiền, hát Mường, diễn xướng Mo Mường, phiên chợ quê, khám phá quần thể hang động karst.

Hành trình khám phá hang động Karst nguyên sơ như động Thác Bờ, động Hòa Tiên - Di tích cấp quốc gia sẽ tạo cơ hội cho du khách thấy những khối thạch nhũ khắc họa muôn hình vạn trạng cảnh đẹp, nào là những ông bụt, cô tiên hay suối tóc mây kéo dài, tùy theo khả năng tưởng tượng của từng người.

Đến với Hòa Bình, phải trải nghiệm cảm giác bồng bềnh trên mặt hồ để cảm nhận được vẻ đẹp, sự hùng vĩ của Hồ Hòa Bình. Khách du lịch có thể xuất phát từ một trong hai địa chỉ là cảng Thung Nai, xã Thung Nai (Cao Phong) hoặc cảng Bích Hạ, xã Thái Thịnh (Thành phố Hòa Bình).

Ngồi trên thuyền, du khách mới có thể cảm nhận được những âm thanh của núi rừng hùng vĩ, hơi nước từ lòng hồ sâu thẳm bốc lên mặt khiến cho ai nấy đến thấy miên man trước không gian bao la rộng lớn. Nước hồ trong xanh, cùng với hệ thống đảo đá karst huyền bí nổi trên mặt hồ vẽ nên một bức tranh thủy mặc ấn tượng.

Bất cứ ai đã đến Hồ Hòa Bình sẽ luôn có được những bộ ảnh đẹp được thực hiện ngay trên thuyền.

Phần lớn những chủ thuyền nơi đây đều là những hướng dẫn viên du lịch "có nghề". Họ sẽ tư vấn cho bạn lựa chọn ghé thăm động Thác Bờ hay dừng chân, nghỉ lại tại các xóm, bản ven sông như xóm Đá Bia (xã Tiền Phong), xóm Ké (xã Hiền Lương), bản Ngòi (xã Ngòi Hoa) để tìm hiểu văn hóa của người dân; trải nghiệm đạp xe, đi bộ xuyên núi... 

Ngoài ra họ cũng là "đầu bếp" cừ khôi, thiết đãi những món ăn truyền thống mang đậm bản sắc như lợn bản địa, gà nấu măng chua, cá sông nướng…

Theo khảo sát, thông thường, những người ở độ tuổi thanh niên và người nước ngoài thích khám phá Hồ Hòa Bình bằng thuyền tôm, là loại thuyền nhỏ của người dân sống ở vùng hồ sông Đà. 

Thuyền tôm chỉ chở được khoảng 2 người, có tốc độ tương đối cao khi di chuyển trên mặt nước, có thể luồn lách khám phá những đảo nhỏ mà thuyền du lịch chở 12 - 15 người không vào được.

Ngồi trên thuyền tôm trải nghiệm sông Đà sẽ được thử cảm giác mạnh tốc độ, mọi thứ nhanh chóng bị bỏ lại sau lưng. Khi đặt tay bên cạnh mạn thuyền, du khách sẽ thấy những cột nước nhỏ tung lên, tận hưởng một cảm giác thú vị.

Hồ Hòa Bình là địa điểm tham quan trong khuôn khổ chương trình Vietnam Water Week do Hội Cấp thoát nước Việt Nam tổ chức từ ngày 9 đến 11 tháng 11 năm 2022.

Với lựa chọn này, Hội Cấp thoát nước Việt Nam hy vọng những gì tận mắt thấy tại hồ nhân tạo lớn nhất Việt Nam sẽ giúp quý đại biểu hiểu thêm về nguồn tài nguyên Nước quý giá và tạo thêm cảm hứng cho những đóng góp trong công cuộc bảo vệ gìn giữ tài nguyên này.



Tác giả:
An Hoà
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mãi mãi thuộc về Tổ quốc và nhân dân

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mãi mãi thuộc về Tổ quốc và nhân dân

Những ống kính máy ảnh, máy quay phim và ngòi bút của các phóng viên đã kịp ghi lại những hình ảnh vô cùng xúc động trong hai ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở hai đầu Tổ quốc.

Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng 25/7, tại Nhà Tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội) đã diễn ra Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, theo nghi thức Quốc tang.

Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố Danh mục tạp chí ngành Xây dựng - Kiến trúc được tính điểm năm 2024

Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố Danh mục tạp chí ngành Xây dựng - Kiến trúc được tính điểm năm 2024

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công bố Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm của 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2024; trong đó có danh mục tạp chí ngành Xây dựng - Kiến trúc.

Lãnh đạo VWSA tiếp và làm việc với công ty KWS (Nhật Bản)

Lãnh đạo VWSA tiếp và làm việc với công ty KWS (Nhật Bản)

Sáng 19/7/2024, tại Văn phòng Hội Cấp Thoát nước Việt Nam, bà Hạ Thanh Hằng, Phó Chủ tịch VWSA đã tiếp và làm việc với Công ty Dịch vụ nước vùng Kitakyushu (KWS) của Nhật Bản. Cùng dự buổi làm việc có đại diện Văn phòng Hội và Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam.

Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tang lễ đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức theo nghi thức Quốc tang. Trong hai ngày Quốc tang (25/7/2024 và 26/7/2024), các cơ quan, công sở, nơi công cộng treo cờ rủ, không tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí công cộng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã từ trần vào hồi 13 giờ 38 phút ngày 19 tháng 7 năm 2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

EURO 2024 "uống nước" như thế nào?

EURO 2024 "uống nước" như thế nào?

Rút kinh nghiệm từ Euro 2020, Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) đã bố trí các loại nước “thân thiện” hơn với sức khỏe con người tại các buổi họp báo ở vòng chung kết Euro 2024 nhằm tạo sự cân bằng giữa giá trị thương mại và mối quan tâm của công chúng.

Nghe nhìn 16/07/2024
Tổ công tác ADB - VWSA bắt đầu chương trình làm việc tại Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh

Tổ công tác ADB - VWSA bắt đầu chương trình làm việc tại Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh

Sáng 10/7/2024, tổ công tác ADB - VWSA đã bắt đầu chương trình làm việc tại Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh nhằm giới thiệu và tập huấn nội dung khảo sát chuyên sâu về GEARS.

Văn hóa nước 11/07/2024
VWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước

VWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước

Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) vừa chủ trì tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp ý kiến Dự thảo luật Cấp Thoát nước (lần 02). Tại đây, các chuyên gia đã nêu ra nhiều vấn đề còn tồn đọng và cần được giải quyết trong dự thảo Luật.

Diễn đàn 11/07/2024
Top