
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuất"Cây thông cô đơn" ở Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng là một điểm nổi tiếng bởi có thiên nhiên kết hợp hài hòa, cây đứng giữa khung trời thơ mộng, trước mặt là hồ Đankia, sau lưng là rừng thông bạt ngàn chạy dài đến chân núi Langbiang.
Nằm cách trung tâm Đà Lạt 17 km về hướng Tây-Bắc, hồ Đankia - Suối Vàng thuộc thôn Đankia, huyện Lạc Dương và một phần thành phố Đà Lạt. Cụm hồ này gồm hồ Đankia ở phía trên và Ankroet ở dưới. Năm 1943, nhà máy thuỷ điện Ankroet được xem là công trình thủy điện đầu tiên của Việt Nam được xây dựng ở đây.
Không giống những nơi khác, hồ Đankia - Suối Vàng có một vẻ đẹp bình dị, thư thái và hương vị của chốn quê. Bởi vậy nên ngay từ lần đầu tiên đặt chân đến đây năm 1893, khi thiên nhiên còn nguyên vẹn nét hoang sơ, bác sĩ Alexandre Yersin đã yêu mến cảnh vật chốn này.
Cây thông cô đơn nổi tiếng bên cạnh hồ Đankia - Suối vàng
Bên cạnh những cảnh đẹp tuyệt vời, hồ Đankia - Suối Vàng còn gây ấn tượng đặc biệt bởi cái tên độc đáo của mình. Báo điện tử Lâm Đồng từng đăng bài nghiên cứu về hồ ĐanKia - Suối Vàng dựa trên theo tư liệu Hán Nôm có đoạn: “Về tên gọi Đankia theo ghi chép và ý nghĩa của chữ Hán có nghĩa là màu đỏ, vì thế thời xưa thường dùng chữ Đan trì, Đan bệ để chỉ cung điện đời xưa đều chuộng sắc đỏ, còn chữ Kia thực chất là chữ Ki là một trong những ngôi sao trong nhị thập bát tú. Như vậy, nếu nói về ý nghĩa của dòng suối này, theo cách hiểu lâu nay là do nước suối về mùa mưa rất đỏ, màu sắc đặc trưng nổi bật nên mới có tên như vậy. Dân gian vẫn hay gọi suối vàng cũng để chỉ cái nước đỏ mà thôi. Tuy nhiên, chữ Đankia có lẽ bắt nguồn từ một ngôi làng có tên là Đankia của người đồng bào gần đó.”
Hồ Đankia - Suối Vàng không đơn thuần là một địa điểm du lịch đẹp mà còn có giá trị cao về kinh tế xã hội.
Theo báo điện tử Lâm Đồng, những năm cuối thập niên 1960, từng có dự án xây một hệ thống dẫn nước từ Đankia về Đà Lạt cho dân sử dụng. Sau năm 1975 chính quyền mới tiếp tục dự án, với một phần nguồn vốn vay của Đan Mạch. Một công trình cấp nước sạch được khởi công xây dựng giai đoạn 1980-1984, trong đó nhà máy xử lý nước thô có công suất 5.000 m3 và dẫn nước sạch đến các bể chứa trong thành phố, theo loạt bài Hồ sơ tư liệu “Nguồn nước nào cho Đà Lạt?" đăng báo điện tử Lâm Đồng cuối năm 2019.
Khi dự án hoàn tất, hồ Đankia có lưu vực khoảng 13.000 ha, độ sâu trung bình 6 m, sức chứa lên đến khoảng 20 triệu m3 nước đã đảm nhận tốt vai trò cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho toàn bộ người dân Đà Lạt. Ngoài ra, hồ còn cung cấp nước cho hai nhà máy thủy điện Ankroet (công suất 15 triệu kwh/năm) và nhà máy nước (công suất 18.000 m3/giây). Đây cũng là nguồn nước tưới tiêu cho khu vực quanh hồ, giúp điều hòa khí hậu tại địa phương.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây hồ Đankia liên tục bị xâm hại bằng nhiều hình thức, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cảnh quan tự nhiên và cả nguồn cấp nước.
Năm 2016, hồ Đankia - Suối Vàng bị xâm lấn, lấy đất trồng trọt. Những chiếc xe ủi, máy múc cào đất đỏ bazan khỏi núi, xếp lớp xuống lòng hồ. Khi mặt bằng được hoàn thiện, các nhà kính trồng rau, hoa được dựng lên ngay cả trong lòng hồ. Ngoài ra, hồ Đankia - Suối Vàng còn chịu “tổn thương” từ bồi lắng và ô nhiễm từ rác thải trong sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt phía đầu nguồn, đe dọa nguồn cung cấp nước cho Đà Lạt và thị trấn Lạc Dương, báo Pháp Luật Việt Nam đưa tin vào đầu tháng 5 năm 2016.
Cây thông cô đơn nổi tiếng bên cạnh hồ Đankia - Suối vàng
Bản tin ngày 5/5/2016 của tờ báo dẫn lời Giám đốc Công ty Cấp thoát nước Lâm Đồng Võ Quang Tuân nói rằng do rác thải và người dân san lấp, lòng hồ bị bồi lắng và nguồn nước bị đục.
Năm 2019, người dân địa phương lại xâm hại đất hồ nhân lúc khô hạn làm sụt giảm lượng nước trong hồ Đankia - Suối Vàng. Báo điện tử Thanh Niên hồi tháng 12 năm 2019 đưa tin xung quanh hồ có tới 1.700 ha đất sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, phần nhiều nằm trong hành lang bảo vệ hồ. Do đó, nguồn nước liên tục bị xâm hại dẫn đến bồi lắng, cùng với đó là rác thải gây ô nhiễm.
Báo Thanh Niên cũng đưa tin chính quyền tỉnh đã xử lý các hành vi lấn chiếm hành lang bảo vệ nguồn nước, nghiêm cấm xả thải xuống hồ, cấm khai thác khoáng sản trái phép. Tỉnh cũng chỉ đạo hai công ty đang khai thác, sản xuất nước sinh hoạt phải giám sát chất lượng nước, thực hiện các biện pháp khắc phục sự cố ảnh hưởng xấu tới môi trường và nguồn nước.
Tháng 4 năm 2021, hồ Đankia - Suối Vàng nước cạn trơ đáy. Xung quanh hồ, những hộ nông dân phải đào hố sâu trong lòng hồ, dùng máy nổ bơm nước lên rồi dùng hệ thống ống hút nước dài cả chục mét kéo nước về tưới cho các vườn rau, hoa.
Tiến sĩ Lâm Ngọc Tuấn, nguyên Trưởng khoa Môi trường, Đại học Đà Lạt, cho rằng việc hồ cạn kiệt do thể tích chứa của hồ bị thu hẹp do sự bồi lắng; lượng nước cấp cho hồ từ đầu nguồn suy giảm và sử dụng nước để tưới tiêu khiến lượng nước trong hồ giảm nhanh vào mùa khô.
“Thảm thực bì của lưu vực nếu được rừng che phủ tốt, khả năng giữ nước lớn thì nguồn nước sẽ được lâu dài. Còn nếu chuyển đổi sang đất nông nghiệp làm nhà lưới, nhà kính sẽ làm tăng nguy cơ xói mòn và không giữ được nước”, tiến sĩ Lâm Ngọc Tuấn nói với Thông Tấn Xã Việt Nam hồi tháng 4 năm 2021.
Tỉnh Lâm Đồng sau đó đã thống nhất giải pháp nghiên cứu nạo vét đất bùn bồi lắng làm tăng diện tích lòng hồ, đồng thời tiếp tục xây dựng hồ lắng diện tích 12 ha.
UBND tỉnh cùng các cơ quan liên quan đã đề ra và thực hiện một số phương án trong những năm gần đây nhằm quản lý bảo vệ môi trường, cảnh quan và nguồn nước hồ Dankia, bao gồm:
Tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý bảo vệ và phòng chống gây ô nhiễm nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp, kinh doanh dịch vụ quanh hồ;
Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm của dân cư và khách du lịch về bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên nước;
Tăng cường quản lý, bảo vệ mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước, xử lý nghiêm các vi phạm;
Hoàn thiện trang thiết bị phục vụ cho công tác thu gom các loại chất thải nông nghiệp, chất thải sinh hoạt, ưu tiên lắp đặt các thùng rác công cộng trong lưu vực hồ;
Áp dụng công nghệ trong cảnh báo các sự cố môi trường nước như theo dõi chất lượng và cảnh báo ô nhiễm nguồn nước, giám sát các nguồn nước thải.
Thượng nguồn hồ Đankia nhìn từ trên cao với khu vực lòng hồ hiện chỉ là một dòng suối nhỏ (Ảnh TTXVN)
Bên cạnh những giải pháp trên, điều quan trọng hơn hết vẫn là ý thực trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ môi trường, hạn chế xả thải ra môi trường sẽ hạn chế được tình trạng ô nhiễm nguồn nước, nhất là khu vực hồ Đan Kia - Suối Vàng và các vùng lân cận.
Theo thống kê, tổng công suất các nhà máy cấp nước ở Việt Nam đạt 13,2 triệu m3/ngđ, tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch 94%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch 15,5%. Với nhu cầu xử lý nước ngày càng tăng, dư địa đầu tư vào thị trường ngành Nước của Việt Nam còn lớn, nhất là trong lĩnh vực công nghệ.
Ngành Cấp Thoát nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ quản lý nguồn tài nguyên nước, vận hành sản xuất, cung ứng nước, rò rỉ nước, chất lượng nước suy giảm. Ứng dụng máy bay không người lái (UAV) và robot vận hành dưới nước (ROV) đã mở ra một hướng đi mới, giúp cải thiện hiệu quả quản lý và giảm thiểu chi phí vận hành.
Tối 20/2, Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) đã có thông tin về hiện tượng phụ gia đào hầm phun lên mặt đất trong quá trình khoan hầm bằng máy đào TBM (Tunnel Boring Machine) tại đoạn tuyến đi ngầm của Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa chỉ đạo việc đầu tư xây dựng công trình bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết các tỉnh thành trên cả nước trong dịp Tết tương đối ổn định. Song, các đơn vị cấp nước vẫn chủ động xây dựng các phương án điều phối ứng trực và vận hành cấp nước linh hoạt, đảm bảo tối ưu mạng lưới phục vụ nhu cầu của nhân dân.
Ngày 26/12/2024 tại TP.HCM, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã tổ chức Hội thảo "Thách thức và giải pháp cung ứng nước sạch cho TP.HCM và các đô thị Việt Nam". Nhiều tham luận, giải pháp khoa học cung ứng nước sạch cho các đô thị được các học giả, chuyên gia trong và ngoài nước được giới thiệu tại hội thảo.
Từ 14/12/2024, các trụ nước uống tại vòi do Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (SAWACO) lắp đặt ở các điểm công cộng nhận được sự ủng hộ của rất nhiều người dân.
Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã quan tâm đầu tư cải tạo môi trường các dòng sông, nhưng vẫn chưa có giải pháp tổng thể để hồi sinh các dòng sông “chết” và khai thác giá trị lịch sử, văn hóa theo hướng phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Các sở, ngành của TP. Hà Nội sẽ làm việc với Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai để tìm giải pháp kỹ thuật cũng như vị trí làm đường ống dẫn nước từ sông Hồng vào hồ Tây để cải thiện môi trường sông Tô Lịch.