
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtDự án pin nước nằm sâu 600 m dưới dãy Alps có dung lượng lưu trữ 20 triệu kWh, tương đương với 400.000 ắc-quy cho xe ô tô điện, nhằm giúp ổn định lưới điện năng lượng ở Thụy Sĩ và các mạng lưới kết nối khác ở châu Âu. Nhà máy có sáu tuabin có thể tạo ra 900 MW điện.
Hệ thống pin nước bao gồm hai bể chứa nước lớn ở các độ cao khác nhau. Khi quá trình sản xuất điện tăng cao, năng lượng dư được sử dụng để di chuyển nước từ bể thấp hơn sang bể cao hơn, giống như nguyên tắc sạc pin thông thường.
Khi nhu cầu sử dụng điện tăng cao, nước ở tầng cao hơn có thể được giải phóng và khi chảy xuống bể thấp hơn, nước đi qua các tua-bin tạo ra điện và có thể được dùng cấp cho lưới điện chung.
Tổng quan 2 bể chứa nước tạo ra pin. (Ảnh: Nant de Drance/Sébastien Moret)
Hệ thống pin được xây dựng giữa hai hồ chứa nước Emosson và Vieux Emosson ở Valais, một tổng ở miền Tây Nam Thụy Sĩ. Phòng động cơ khổng lồ của nhà máy dài khoảng 200 m và rộng hơn 32 m.
Để di chuyển vật liệu xây dựng đến địa điểm này, các kỹ sư phải đào đường hầm xuyên qua dãy Alps. Chiều dài của các đường hầm được đào cho dự án kéo dài khoảng 18 km. Quá trình này diễn ra trong vòng 14 năm trước khi hoàn thiện dự án.
Để tạo ra nhà máy, 18 km đường hầm đã phải được đào xuyên qua dãy Alps. (Ảnh: Nant de Drance)
Hiện nay, thế giới đang tập trung vào khai thác năng lượng từ năng lượng tái tạo (như gió, mặt trời, ...). Tuy nhiên, việc sản xuất và dự trữ loại năng lượng này phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết và khoảng thời gian trong ngày, không đảm bảo sự liền mạch.
Đối với các loại pin lưu trữ công suất lớn, để sản xuất chúng lại cần khai thác và sử dụng những khoáng sản không thân thiện với môi trường như niken, coban, lithium.
Các nhà khoa học trên toàn thế giới đã và đang thử nghiệm các ý tưởng lưu trữ năng lượng khác như sử dụng khí cacbonic hoặc tận dụng sức chở của thang máy ở các tòa nhà cao tầng, nhưng các kết quả cho thấy pin nước khả thi nhất.
Biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp khiến cho nguy cơ mất an ninh nguồn nước trở thành vấn đề cấp bách. Điều này liên tục được nhắc đến trước thềm Vietnam Water Week 2025. Các chuyên gia cho rằng, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số chính là "chìa khóa" hữu hiệu nhất mở ra cánh cửa phát triển bền vững.
Với mục tiêu đem lại nhiều tiện ích, phục vụ khách hàng nhanh chóng và hiệu quả, các đơn vị quản lý cung cấp nước sạch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh ứng dụng CNTT và nhiều giải pháp số hóa, qua đó tạo nền tảng hình thành và xây dựng văn hóa doanh nghiệp số.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào mọi mặt của đời sống đã trở nên phổ biến. Trước thực tế này, ngành Cấp Thoát nước cũng không phải ngoại lệ. AI được kỳ vọng sẽ giải quyết các vấn đề về quản lý, xử lý nước thải nhằm bảo vệ tài nguyên nước.
Để đáp ứng nhanh chóng yêu cầu của khách hàng, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) và các đơn vị cấp nước thành viên đã không ngừng đổi mới công nghệ, tối ưu hóa, rút ngắn thời gian gắn đồng hồ nước và cấp định mức nước cho khách hàng
Sự phát triển của AI kéo theo nhu cầu sử dụng lượng nước lớn đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu và các nhà lãnh đạo tìm kiếm, phát triển các hệ thống làm mát mới hiệu quả hơn.
Ngày 26/3, Viện Cấp Thoát nước và Môi trường (IWASSE) tổ chức hội thảo khoa học "Giới thiệu về nghiên cứu, kế hoạch triển khai, và một số kết quả ban đầu nghiên cứu nội nghiệp" tại Chi nhánh Sản xuất nước Cẩm Thượng – Công ty CP Kinh doanh nước sạch Hải Dương.
Trung tuần tháng 3/2025, đoàn công tác Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có chuyến công tác và tham dự Triển lãm Công nghệ xử lý nước tại Hàn Quốc (Water Korea 2025).
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Environmental Research Letters, dòng hải lưu mạnh nhất thế giới có thể suy giảm tới 20% vào năm 2050 nếu lượng khí thải tiếp tục ở mức cao, làm gia tăng tốc độ tan băng ở Nam Cực và mực nước biển dâng.
Ngày 10/3/2025, đoàn công tác của Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) do Chủ tịch Nguyễn Ngọc Điệp dẫn đầu đã đến thăm và làm việc với Trường Cao đẳng Xây dựng Công trình Đô thị.